[Kinh nguyệt không đều]: Nguyên nhân, cách khắc phục tại nhà

Tham vấn y khoa:

Bình chọn post

Kinh nguyệt không đều hiện tượng không còn xa lạ với chị em phụ nữ. Nó không chỉ gây rắc rối hàng ngày, mà thậm chí nguy cơ bị vô sinh hiếm muộn nếu do bệnh phụ khoa điều trị muộn.

Do đó, việc tìm hiểu kinh nguyệt không đều là như thế nào, nguyên nhân gây ra tình trạng này. Sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn, sớm phát hiện triệu chứng bất thường ở kinh nguyệt và điều trị ổn định chu kỳ kinh.

Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em giải đáp mọi thắc mắc trên. Cùng tìm hiểu kỹ qua bài viết này nhé. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, các bạn có thể gọi trực tiếp qua Hotline: 0969 668 152 để được tư vấn.

Kinh nguyệt không đều là như thế nào?

Kinh nguyệt ở nữ giới sẽ xuất hiện ở tuổi dậy thì và kết thúc khi tới độ tuồi tiền mãn kinh và mãn kinh. Nó sẽ diễn ra như một chu kỳ, một chu kỳ kinh nguyệt ổn định sẽ từ 28-32 ngày. Thời gian máu âm đạo chảy ra ngoài mất khoảng 50-80ml và kéo dài 3-5 ngày.

Vậy làm sao biết chu kỳ kinh nguyệt không đều, hãy xem một vài biểu hiện nhận biết sau:

  • Chu kỳ kinh ít hơn 21 ngày. Hoặc kéo dài trên 35 ngày.
  • Thời gian ra máu ít hơn 3 ngày hoặc kéo dài trên 7 ngày.
  • Lượng máu kinh quá ít hoặc quá nhiều.
  • Máu kinh biến đổi bất thường như: chuyển màu đen, lẫn máu đông…
  • Ra máu bất thường giữa 2 chu kỳ.
  • Các dấu hiệu tiền kinh nguyệt ở mức độ nghiêm trọng: đau bụng dữ dội…
Kinh nguyệt không đều là như thế nào?
Kinh nguyệt không đều là như thế nào

Cách hình thức kinh nguyệt không đều phổ biến

Các biểu hiện kinh nguyệt không đều rất đa dạng. Chị em có thể phân biệt qua các dạng như sau:

  • Kinh sớm: Kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường từ 7 ngày. Có khi có chu kỳ kinh trong 1 tháng.
  • Chậm kinh: Kinh nguyệt đến muộn từ 7-10 ngày.
  • Rong kinh: Âm đạo ra máu kéo dài trên 7 ngày. Lượng máu kinh có thể ra ít hoặc nhiều, tùy từng nguyên nhân nhưng thường là nhiều.
  • Kinh thưa: 2 chu kỳ kinh cách nhau 2-3 tháng, thậm chí dài hơn.
  • Vô kinh: Không có kinh từ 6 tháng trở lên gọi là vô kinh thứ phát. Chưa bao giờ có kinh nguyệt dù đã quá tuổi dậy thì gọi là vô kinh nguyên phát.
  • Thống kinh: Đau bụng kinh dữ dội khi đến kỳ hành kinh.

Chia sẻ: Nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều

Hầu như chị em nào cũng phải chải qua những rắc rối do kinh nguyệt không đều gây ra. Cũng vì lý do đó, mà nhiều chị em chủ quan không chú ý tới. Mà không biết rằng kinh nguyệt bị rối loạn có hteeer là tiềm ẩn dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân sinh lý gây kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt cũng là hoạt động tự nhiên của cơ thể và chịu tác động của các yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Vì vậy từ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tâm lý… Đều có thể ảnh hưởng đến kỳ nguyệt san.

Cụ thể những yếu tố gây rối loạn kinh nguyệt là:

  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Ăn uống thiếu chất sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone estrogen. Hormone estrogen là hormone nội tiết tố quan trọng, khi thiếu hụt sẽ gây kinh nguyệt không đều.

  • Sử dụng nhiều chất kích thích

Ai cũng biết rằng uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá gây hại cho sức khỏe là điều mà ai cũng biết. Với phục nữ, việc này còn gây ra rối loạn kinh nguyệt thậm chí mất kinh.

  • Tăng/ giảm cân đột ngột

Việc này ảnh hưởng đến lượng chất béo trong cơ thể một cách đột ngột. Chất béo bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone trong cơ thể. Hormone nội tiết cũng không ngoài phạm vi bị ảnh hưởng và dẫn đến kinh nguyệt không đều.

  • Tâm lý căng thẳng

Lo lắng, stress khiến cơ thể tiết ra hormone cortisol. Hormone này làm gián đoạn quá trình sản xuất hormone nội tiết tố. Và từ đó gây ra rối loạn kinh nguyệt.

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể gây rối loạn chu kỳ kinh như: thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc hóa trị, …

  • Mất cân bằng nội tiết tố tự nhiên

Hệ nội tiết tố của phụ nữ có sự biến đổi theo từng giai đoạn của cuộc đời. Ở tuổi dậy thì khi hệ nội tiết mới hoạt động sẽ chưa ổn định. Thời gian để hệ nội tiết hoàn thiện là khoảng 1-2 năm.

Đây là lý do tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Còn phụ nữ tiền mãn kinh do nội tiết tố suy giảm, kinh nguyệt ra ít đi, thưa hơn và hết hẳn.

  • Mang thai

Khi mang thai, sẽ không có hiện tượng rụng trứng. Vì vậy phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt trong suốt 9 tháng thai kỳ.

  • Cho con bú

Phụ nữ cho con bú cũng thường không có kinh nguyệt. Có người bị vô kinh vài tháng cho đến 1 năm. Nguyên nhân là do hormone prolactin kích thích tuyến sữa hoạt động gây ức chế sản xuất hormone nội tiết.

  • Tập luyện quá sức

Tập thể dục đều đặn là việc rất cần thiết để lưu thông khí huyết và điều hòa kinh nguyệt. Nhưng tập luyện quá sức lại làm gián đoạn các hoạt động bình thường của cơ thể. Rối loạn kinh nguyệt là một tác dụng phụ điển hình. Đây cũng chính là lý do khiến các vận động viên nữ tập luyện khắc nghiệt rất hay bị kinh nguyệt không đều.

Nguyên nhân bệnh lý khiến kinh nguyệt không đều

Tuyến yên, vùng dưới đồi và buồng trứng là 3 cơ quan ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy các bệnh lý ở những cơ quan này có thể là nguyên nhân khiến kinh nguyệt rối loạn. Ngoài ra đây cũng là triệu chứng điển hình của một số bệnh lý phụ khoa. Cụ thể như sau:

  • U xơ tử cung

Đây là tình trạng các khối u xuất hiện trong tử cung. Các khối u này sẽ gây ra các triệu chứng là: kinh nguyệt không đều, đau bụng dưới, đau vùng xương chậu…

  • Viêm cổ tử cung

Viêm nhiễm ở cổ tử cung sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tử cung. Rối loạn chu kỳ kinh là một triệu chứng điển hình của bệnh. Ngoài ra người bệnh còn hay bị đau vùng bụng dưới.

  • Lạc nội mạc tử cung

Đây là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung đi lạc đến các cơ quan khác trong cơ thể như: vòi trứng, buồng trứng, bàng quang, trực tràng… Triệu chứng phổ biến của bệnh là kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh dữ dội.

  • Ung thư cổ tử cung

Kinh nguyệt không đều, ra máu âm đạo bất thường là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư cổ tử cung.

  • Đa nang buồng trứng

Sự tăng lên bất thường của hormone Androgen làm hình thành các nang nhỏ trong buồng trứng. Những nàng này rối loạn hoạt động của buồng trứng, khiến trứng không rụng. Khi đó, người bệnh sẽ khoogn có kinh nguyệt.

  • Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến sản xuất hormone trong cơ thể bao gồm cả hormone nội tiết. Do đó các bệnh về tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Suy giáp lại số ngày hành kinh và lượng máu kinh nhiều hơn. Ngược lại cường giáp khiến số ngày ít hơn và máu kinh cũng ít hơn.

Điều trị kinh nguyệt không đều bằng cách nào hiệu quả

Kinh nguyệt bị rối loạn không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu nguyên nhân do các bệnh phụ khoa gây ra nếu không đều trị sớm. Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Do đó, khi có dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt, chị em nên đi khám càng sớm càng tốt.

Dưới đây là một số cách điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh chị em có thể tham khảo. Lưu ý, tuyệt đối không được tự ý áp dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Điều trị kinh nguyệt không đều do bệnh lý

Trước hết, để xác định nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều. Bác sĩ sẽ phải thực hiện các biện pháp chẩn đoán bao gồm:

  • Quan sát và soi bên trong âm đọa, tử cung
  • Siêu âm ổ bụng
  • Soi buồng tử cung
  • Xét nghiệm nồng độ estrogen và progesterone.

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ có kết luận về bệnh và đưa ra phương án điều trị thích hợp. Các phương pháp điều trị các bệnh lý gây ra như sau:

  • Đa nang buồng trứng: Chưa có thuốc đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng rối loạn kinh nguyệt.
  • Suy giáp: Sử dụng liệu pháp hormon thay thế.
  • U xơ tử cung: Điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u
  • Viêm cổ tử cung: Thông thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh
  • Viêm nội mạc tử cung: Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có cách khắc phục cơn đau do bệnh gây ra.

Thay đổi thói quen sinh hoạt – Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà

Với những nguyên nhân sinh lý, người bệnh có thẻ tự khắc phục tại nhà bằng các biện pháp sau:

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn uống khoa học với các thực phẩm lành mạnh, bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây.
  • Uống đủ nước: Nên bổ sung 1,5-2l nước mỗi ngày. Nước là yếu tố vô vùng quan trọng thúc đẩy lưu thông máu và để điều hòa kinh nguyệt.
  • Tăng cường tập luyện thể dục
  • Đừng quên tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất và giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh. Điều này sẽ hạn chế những rối loạn nội tiết và duy trì chu kỳ kinh đều đặn.
  • Tránh các chất kích thích: Nếu muốn chu kỳ kinh đều đặn, bạn hãy tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá… Vì những chất kích thích ảnh hưởng đến hệ thần kinh cũng gây ra rối loạn nội tiết.
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt hợp lý: Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.
  • Kiểm soát cân nặng: Giữ cân nặng ở mức hợp lý, tránh tăng/ giảm cân đột ngột.

Xem thêm: 9+ Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà đơn giản

Bài thuốc dân gian điều trị kinh nguyệt không đều tại nhà

Ích mẫu, gừng tươi và ngải cứu đều là vị thuốc đông y có tác dụng lưu thông khí huyết và điều trị kinh nguyệt không đều hiệu quả. Đây là những vị thuốc được dân gian rất tin dùng trong việc điều trị tắc kinh, đau bụng kinh…

Cách sử dụng như sau:

  • Ích mẫu: Lấy 30-60g ích mẫu nấu cùng 1 quả trứng gà. Khi trứng chín thì ăn trứng và uống nước, bỏ bã.
  • Gừng: Uống trà gừng mật ong 3 lần/ mỗi ngày sau bữa ăn.
  • Ngải cứu: Cho 200g ngải cứu tươi cùng 500ml vào nồi đun sôi. Uống nước, bỏ cái.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng kinh nguyệt không đều. Khi có dấu hiệu rối loạn chu kỳ kinh kèm theo biểu hiện bất thường, bạn không nên chủ quan mà cần tìm nguyên nhân để khắc phục kịp thời.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM