[Rối loạn kinh nguyệt]: Từ A – Z & những điều bạn cần biết?

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Rối loạn kinh nguyệt, hiện tượng không còn xa lạ với chị em phụ nữ. Đặc biệt là các bạn gái ở tuổi dậy thì và phụ nữ tiền mãn kinh. Tuy nhiên, một số chị em bỗng nhiên chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn khiến chị em lo lắng. Bài viết dưới đây các bác sĩ sẽ chia sẻ khái quát nhất về “Rối loạn kinh nguyệt” về nguyên nhân, biểu hiện, mức độ nguy hiểm. Đồng thời cách điều trị hiệu quả nhất.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt lặp đi lặp lại. Trung bình chu kỳ kinh khoảng 28-32 ngày, lượng máu kinh khoảng 50-80ml và kéo dài 5-7 ngày. .

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng kinh nguyệt có những biểu hiện bất thường về:

  • Số ngày diễn ra chu kỳ kinh
  • Số ngày hành kinh
  • Lượng máu kinh
  • Các dấu hiệu kèm theo trong chu kỳ kinh nguyệt

Chắc hẳn chị em sẽ phải trải qua vấn đề này ít nhất 1 lần trong đời. Phần lớn thường gặp ở bạn gái tuổi dậy thì và phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh, … Tuy nhiên rối loạn kinh nguyệt cũng đến từ những vấn đề bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em.

Rối loạn kinh nguyệt là gì

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

Những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt rất đa dạng như sau:

Bất thường về chu kỳ kinh

  • Kinh thưa: Vòng kinh quá dài trên 35 ngày
  • Kinh mau: Vòng kinh quá ngắn dưới 22 ngày
  • Vô kinh: không có kinh từ 6 tháng trở lên

Bất thường về lượng máu kinh

  • Rong kinh: lượng máu kinh ra quá nhiều >80ml, diễn ra trên 7 ngày
  • Thiểu kinh: kinh ra quá ít <20ml

Bất thường về màu máu kinh

  • Máu kinh có màu đỏ thẫm hoặc màu đen, màu đỏ tươi
  • Máu kinh có lẫn máu cục

Bất thường về các triệu chứng đi kèm

  • Thống kinh: Đau bụng trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt. Cơn đau cso thể xuyên ra cột sống và lan xuống đùi. Ngoài ra có thể có các triệu chứng khác như tức ngực, buồn nôn, ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống thường ngày.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt rất đa dạng và phong phú. Có khi là do hiện tượng sinh lý tự nhiên nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Cụ thể rối loạn kinh nguyệt gây ra bởi những nguyên nhân sau:

Ảnh hưởng của nội tiết tố

Nội tiết tố cân bằng là điều kiện cần thiết để duy trì chu kỳ kinh đều đặn. Tuy nhiên mỗi giai đoạn lại có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hệ nội tiết như:

  • Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Đây là giai đoạn nội tiết tố chưa hoàn thiện, buồng trứng hoạt động chưa ổn định nên bạn gái thường bị rối loạn kinh nguyệt. Thông thường bạn gái cần khoảng 1-2 năm để ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

  • Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Trong giai đoạn này, nội tiết tố suy giảm khiến kinh nguyệt ra thưa hơn hoặc ít hơn. Đồng thời nội tiết tố suy giảm cũng khiến phụ nữ gặp các vấn đề như bốc hỏa, dễ cáu gắt, da sạm, âm đạo khô…

  • Sảy thai, phá thai

Sau khi phá thai hoặc sẩy thai, phụ nữ cần khoảng 6-8 tuần để hệ nội tiết ổn định trở lại. Vì vậy trong khoảng thời gian này chị em cũng có bị rối loạn kinh nguyệt.

  • Sau sinh và cho con bú

Đối với phụ nữ sau sinh và cho con bú, hormone có vai trò tiết sữa làm ức chế hoạt động của cả hormone nội tiết. Vì vậy chị em sẽ mất kinh trong vài tháng đầu. Khi có kinh trở lại, cơ thể cũng cần một thời gian để ổn định lại hoạt động bình thường.

Nguyên nhân bệnh lý gây rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa mà chị em cần lưu ý như:

  • Bệnh về buồng trứng: buồng trứng đa nang, suy buồng trứng
  • Bệnh ở tử cung: polyp cổ tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung…
  • Bệnh tuyến yên, bệnh tuyến giáp
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh viêm nhiễm phụ khoa: bệnh viêm vùng chậu, viêm niêm mạc tử cung, viêm nhiễm cơ quan sinh dục…

Rối loạn kinh nguyệt do thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt hàng ngày như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, áp lực tâm lý hàng ngày cũng ảnh hưởng hệ nội tiết tố và gây ra rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể như:

  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống thiếu chất, tăng/giảm cân đột ngột đều có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt
  • Vận động quá mức: có thể gây mất kinh
  • Stress kéo dài: Khi căng thẳng, cơ thể tiết ra hormone cortisol – loại hormone nào ảnh hưởng trực tiếp đến các hormone nội tiết. Vì vậy stress kéo dài cũng gây ra rối loạn kinh nguyệt.

Những yếu tố tăng nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt

Bất cứ chị em nào cũng có thể bị rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt như:

  • Tuổi tác

Rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra ở lứa tuổi dậy thì và mãn kinh. Trong đó nữ giới càng có kinh nguyệt sớm trước 11 tuổi sẽ dễ bị đau bụng kinh nặng hơn, chu kỳ kinh dài hơn.

  • Cân nặng

Những người có cân nặng không hợp lý, thừa cân hoặc thiếu cần sẽ có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt hơn. Đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau bụng kinh.

  • Người có ngày kinh kéo dài

Thường bị đau bụng kinh nặng hơn những người có số ngày hành kinh ngắn.

  • Tiểu sử mang thai

Mang thai nhiều lần làm tăng nguy cơ bị rong kinh

  • Hút thuốc

Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt bị rối loạn kinh nguyệt sẽ khiến tình trạng này càng nghiêm trọng hơn.

  • Căng thẳng

Những người hay bị căng thẳng, chịu nhiều áp lực trong công việc cũng dễ bị rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dù là nguyên nhân gì gây ra thì rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chị em. Cụ thể như sau:

  • Gây thiếu máu

Khi bị rong kinh, rong huyết kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu. Khi thiếu máu cơ thể dễ bị mệt, da xanh xao, thở gấp… Trường hợp thiếu máu nghiêm trọng có thể dẫn đến ngất xỉu

  • Ảnh hưởng đến nhan sắc của chị em

Hormone nội tiết cũng đóng vai trò giữ gìn sự tươi trẻ và sắc đẹp của chị em. Một trong những tác động dễ nhận thấy nhất là làn da. Khi nội tiết tố cân bằng sẽ giúp làn da mịn màng, ẩm mượt, trắng sáng hơn. Còn khi nội tiết tố suy giảm sẽ da sẽ bị thô ráp, dễ nám sạm, mọc mụn.

  • Ảnh hưởng đến tâm lý của chị em

Rối loạn nội tiết tố nhất là ở độ tuổi mãn kinh gây ra một số vấn đề tâm lý. Chị em dễ cáu gắt, nóng tính, tâm lý thay đổi thất thường, dễ bị căng thẳng mất tự tin trong cuộc sống.

  • Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa

Nội tiết tố biến đổi có thể làm ảnh hưởng đến môi trường PH ở âm đạo. Điều này ảnh hưởng tới cơ chế bảo vệ tự nhiên ở cơ quan này. Ngoài ra khi bị rong kinh kéo dài, máu kinh ra nhiều là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm phụ khoa.

  • Nguy cơ vô sinh

Rối loạn kinh nguyệt thường xuyên, khó xác định thời điểm rụng trứng dẫn đến khó thụ thai. Các bệnh lý nghiêm trọng gây rối loạn kinh nguyệt như: Vệnh viêm vùng chậu, viêm tắc vòi trứng còn có thể dẫn đến vô sinh.

  • Ảnh hưởng đến đời sống tình dục

Nội tiết tố thay đổi có thể dẫn đến suy giảm ham muốn, ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Kỳ kinh kéo dài cũng tác động đến số ngày có thể quan hệ. Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh thường kèm theo khô rát âm đạo gây đau đớn khi quan hệ và giảm chất lượng lượng đời sống tình dục.

  • Nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm

Như đã đề cập rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: Ung thư niêm mạc tử cung, … Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Phụ nữ nên có thói quen theo dõi chu kỳ kinh của mình để sớm nhận biết tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Hiện nay có rất nhiều app giúp theo dõi chu kỳ kinh, lượng máu kinh. Và cả những thay đổi của cơ thể để đưa ra dự báo.

Khi thấy mình thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt không rõ nguyên nhân. Bạn nên đi khám bác sĩ sản khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra các bộ phận của cơ quan sinh sản bao gồm: Vùng chậu, tử cung, âm đạo xem có bị viêm nhiễm không. Để xác định chính xác thì bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm và các biện pháp chẩn đoán như sau:

  • Xét nghiệm Pap smear loại trừ khả năng ung thư
  • Xét nghiệm máu để xác định mức độ mất cân bằng nội tiết tố
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Sinh thiết nội mạc tử cung để phân tích kỹ hơn
  • Soi buồng tử cung để xác định có bất thường hay không
  • Siêu âm hình ảnh tử cung

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả

Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Do đó khi có dấu hiệu bị rối loạn kinh nguyệt chị em. Chị em nên tới cơ sở y tế để được chẩn đoán cụ thể.

Rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì? 

Trường hợp chị em bị rối loạn kinh nguyệt do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, Bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc trị hoăc thuốc tránh thai.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo một số loại thuốc khác như:  Primolut-Nor, PM H-Regulator, … Lưu ý: Cần chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp phẫu thuật – Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt

Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt do các bệnh như: U xơ tử cung, polyp, ung thư, … Việc dùng thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Nếu do nguyên nhân sinh hoạt, ăn uống, … gây rối loạn kinh nguyệt. Thì bạn có thể tham khảo bác sĩ tư vấn điều trị tại nhà. Dưới đây là một số cách giúp chu kỳ kinh ổn định hơn.

  • Xây dựng nếp sống khoa học
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Tích cực tập thể dục, vận động cơ thể mỗi ngày 20-30 phút.
  • Không nên làm việc quá sức, có thời gian nghỉ ngơi thư giãn.
  • Giữ tâm lý thoải mái
  • Sử dụng thuốc tránh thai
  • Hạn chế các chất kích thích

Trên đây là những thông tin về rối loạn kinh nguyệt. Hy vọng bài viết đã giúp chị em nắm được biểu hiện,  nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt và những ảnh hưởng với sức khỏe. Mặc dù nó không đe dọa đến tính mạng của chị em. Nhưng các bạn không nên chủ quan, nên theo dõi sớm.

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ