[Giải đáp] Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bao nhiêu ngày?

Tham vấn y khoa:

Bình chọn post

Sự xuất hiện kinh nguyệt đánh dấu thời kỳ dậy thì của người con gái. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn gái từ nay đã có thể thụ thai và thực hiện vai trò làm mẹ. Việc nắm được chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bao nhiêu ngày, giúp chị em sớm phát hiện những bất thường ở kinh nguyệt, chủ động lên kế hoạch mang thai hoặc phòng tránh thai an toàn.

Cụ thể chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ có gì thú vị. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào. Hãy cùng bác sĩ sản phụ khoa tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bao nhiêu ngày?

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý được điều khiển bởi hệ hormoine sinh dục nữ tại buồng trứng (estrogen, progesterone) và tuyến yên (FSH, LH). Kinh nguyệt thường xuất hiện khi nữ giới bứớc vài độ tuổi dậy thì (từ 9 đến 15 tuổi) và kết thúc khi nữ giới bước vào độ tuổi mãn kinh (từ 50 tuổi).

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể nữ giới sẽ rụng từ 1-2 trứng và một trứng được phóng ra để tham gia vào quá trình thụ tinh. Lúc này, lớp niêm mạc tử cung dày lên, bao phủ toàn bộ tử cung, xung huyết để chuẩn bị cho đón trứng đã được thụ tinh vào làm tổ. Nếu trứng không gặp được tinh trùng, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra, đánh dấu chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu. Như vậy, một chu kỳ kinh nguyệt bao gồm 5 giai đoạn chính:

  • Ra máu kinh.
  • Nang trứng phát triển.
  • Niêm mạc tử cung được làm dày.
  • Rụng trứng.
  • Niêm mạc tử cung bong ra, được đẩy ra ngoài cơ thể.
  • Bắt đầu kỳ kinh mới

Vậy chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bao nhiêu ngày? Theo bác sĩ chuyên khoa, bình thường một chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ giao động khoảng từ 28-32 ngày. Thời gian hành kinh trung bình khoảng 3-5 ngày, tối đa không vượt quá 7 ngày. Một số chị em có vòng kinh ngắn chỉ 21 ngày, nhưng cũng có người dài 35 ngày.

>>> Rong kinh là gì? Từ (A-Z) những điều bạn cần biết <<<

Trường hợp chu kỳ diễn ra quá ngắn hoặc dài hơn bình thường, có thể là do tình trạng sức khỏe của nữ giới không ổn định. Lúc này, chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác

Nắm được cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác giúp chị em xác định đúng thời điểm quan hệ để tăng khả năng thụ thai cũng như chủ động phòng tránh thai an toàn và chuẩn bị tâm lý khi đến “ngày đèn đỏ”.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản nhất 

N giới có thể tính chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu lên tờ lịch.Tham khảo 4 bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Đánh dấu trên tờ lịch ngày đầu tiên bạn có kinh trong tháng. Đây chính là ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
  • Bước 2: Đánh dấu trên tờ lịch ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt ở lần tiếp theo. Đây chính là ngày chu kỳ kinh cũ kết thúc.
  • Bước 3: Đếm xem từ ngày đầu đến ngày cuối chu kỳ kinh của mình kéo dài bao nhiêu ngày.
  • Bước 4: Duy trì theo dõi trong vòng 6 tháng liên tiếp, bạn sẽ có được số liệu chu kỳ kinh nguyệt trung bình của bản thân mình. Đó chính là chu kỳ kinh của bạn!

Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ được chia làm 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại đặc điểm riêng, cụ thể như sau:

  • Thời điểm tương đối an toàn:

Giai đoạn này tính từ ngày đầu tiên hành kinh đến ngày thứ 10 của kỳ kinh. Với chị em có chu kỳ 28 ngày thì thời gian rụng trứng vào khoảng ngày 12 – 15 của chu kỳ trong khi thời gian rụng trứng của chị em có chu kỳ 32 ngày rơi vào khoảng ngày 16 đến ngày 20.

Do đó, khi quan hệ trong ngày “đèn đỏ”, tinh trùng gần như không có cơ hội gặp trứng để thụ tinh bởi lúc này trứng vẫn chưa rụng, xác suất có thai khi quan hệ trong thời gian này cực kỳ thấp.

  • Thời điểm nguy hiểm, dễ thụ thai:

Thời điểm  dễ thụ thai nhất là khoảng thời gian trứng rung. Với chị em có chu kỳ 28 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là ngày 14, 15 của chu kỳ và khoảng thời gian trứng có thể rụng là khoảng từ ngày 12 – 15 của chu kỳ.

Do đó, chị em có thể tính toán thời điểm dễ thụ thai bằng cách tính ngày rụng trứng cộng hoặc trừ thêm 5 ngày, ta sẽ có kết quả là từ ngày 10 đến ngày 20 của chu kỳ.Nếu chị em quan hệ tình dục trong những ngày này thì xác suất mang thai có thể lên tới 90%.

  • Thời điểm an toàn cao: Từ ngày thứ 20 đến hết chu kỳ kinh nguyệt (trước khi sang một chu kỳ mới). Ở thời điểm này, khả năng thụ thai không xảy ra.

Mặc dù cách tính chu kỳ kinh nguyệt giúp bạn tránh thai khá hiệu quả. Nhưng với trường hợp nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định thì không nên áp dung cách tính này để tránh thai. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn các phương pháp tránh thai an toàn và hiệu quả hơn.

Các dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt 

Nữ giới nhận thấy dấu hiệu bất thường dưới đây, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán nguyên nhân và xử lý kịp thời:

  • Chu kỳ kinh quá ngắn (khoảng cách giữa 2 lần hành kinh dưới 21 ngày). Hoặc chu kỳ kinh dài hơn 38 ngày
  • Thời gian hành kinh bất thường: Kinh nguyệt ra ít hơn 2 ngày hoặc kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài hơn 7 ngày.
  • Kinh thưa: 2, 3 tháng không có kinh nguyệt dù không mang thai hay đang trong con bú
  • Kinh nguyệt kèm theo triệu chứng: Đau bụng dữ dội, đau tức ngực, sốt cao, mệt mỏi, rong kinh, máu kinh có mùi hôi, ra nhiều cục máu đông, kinh nguyệt có màu sắc khác lạ.

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không? 

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì bạn không cần quá lo lắng. Hiện tượng này sẽ hết sau 2-3 năm tới. Tuy nhiên hãy cảnh giác nếu bị rối loạn kinh nguyệt nhiều tháng liên tiếp. Bởi chúng có thể gây ra những khó chịu cho chị em như:

  • Khó thụ thai hơn 

Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của sự bất thường về sinh lý ở phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt không đều dẫn tới việc khó khăn trong dự tính ngày rụng trứng, làm giảm khả năng thụ thai.

Trường hợp nữ giới bị rối loạn do các bệnh lý phụ khoa sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ. Nếu không chữa trị cẩn thận, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh. Nghiên cứu cho thấy có tới 80% phụ nữ bị vô sinh mắc các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt.

  • Gặp những biến chứng về tử cung, buồng trứng 

Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp vấn đề. Cụ thể liên quan tới các bệnh như: u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, … Các bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn đe dọa tới tính mạng nếu không điều trị sớm và đúng cách.

  • Cơ thể bị suy nhược 

Kinh nguyệt quá nhiều thậm chí rong kinh kéo dài khiến cơ thể mất một lượng máu lớn, dẫn tới hoa mắt, chóng mặt, cơ thể suy nhược.

  • Dễ mắc các bệnh phụ khoa 

Trong thời gian hành kinh, lượng máu kinh ra quá nhiều, rong kinh, … có th khiến chị em mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nguyên nhân là do chị em vệ sinh vùng kín không sạch sẽ cùng với việc đeo băng vệ sinh thường xuyên d tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, tác nhân có hại xâm nhập và gây viêm.

  • Ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống tình dục

Chu kỳ kinh rối loạn khiến chị em mệt mỏi và cảm thấy tự ti trong chuyện “giường chiếu”. Chất lượng đời sống tình dục suy giảm sẽ gây dạn nứt tình cảm vợ chồng.

Lời khuyên của chuyên gia y tế

Việc nắm được những vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt như: Cách tính, dấu hiệu bất thường, … Giúp chị em biết cách phòng tránh thai tự nhiên, chuẩn bị tâm lý, tìm cách khắc phục sớm khi có biểu hiện bất thường tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong thời gian hành kinh, chị em sẽ gặp một vài biểu hiện khó chịu, ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới công việc, đời sống hàng ngày như: Nổi mụn, đau lưng, đau bụng, … Để giảm thiểu ảnh hưởng chị em nên lưu ý một số điều sau:

  • Không dùng chất kích thích như: Rượu bia, thuốc lá, cà phê, …
  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng đầy đủ, không ăn uống đồ lạnh, cay nóng, ăn ít lượng muối
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, thay băng vệ sinh thường xuyên, tránh gây viêm nhiễm.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc nặng, áp lực tâm lý cao, mệt mỏi, ..
  • Hãy liên hệ với bác sĩ khi có biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm được khái niệm chu kỳ kinh nguyệt cũng như những vấn đề mà rối loạn chu kỳ kinh nguyệt mang lại. Rối loạn kinh nguyệt có thể đến từ những căn bệnh nguy hiểm hoặc đến từ sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể đến từ những stress bạn gặp phải hàng ngày, từ sự thay đổi thói quen sinh hoạt, môi trường sống… Để biết thêm các thông tin tư vấn điều trị rối loạn kinh nguyệt liên hệ [TƯ VẤN MIỄN PHÍ] ngay cùng các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM