Rong kinh là gì? Từ (A-Z) những điều bạn cần biết

Tham vấn y khoa:

Bình chọn post

Rong kinh trong độ tuổi dậy thì hay phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, rối loạn nội tiết, … Không cần quá lo lắng bởi đây là hiện tượng rong kinh cơ năng bình thường. Tuy nhiên nếu hiện tượng rong kinh kéo dài trong nhiều ngày, liên tiếp trong nhiều tháng. Đồng thời kèm theo triệu chứng bất thường như: Rong kinh đau bụng dưới,  ra máu kinh màu đen, … Hãy cảnh giác bởi đây có thể là biểu hiện bệnh lý phụ khoa. 

Vậy thực hư rong kinh là gì? Bị rong kinh bất thường có nguy hiểm không? Phải làm gì khi bị rong kinh kéo dài? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết sau.

Rong kinh là gì và những điều bạn cần biết

GIẢI ĐÁP: Rong kinh là gì và những điều bạn cần biết

Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ kéo dài từ 28 – 32 ngày. Thời gian hành kinh khoảng chừng 3-5 ngày và lượng máu kinh mất đi từ 40-80ml. Vậy khi nào được xem là rong kinh, rong kinh rong huyết là gì. 

Theo các bác sĩ phụ khoa: Khi ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu kinh chảy ra trên 80ml sẽ được gọi là rong kinh. Đây là một biểu hiện của chứng rối loạn kinh nguyệt ở phái nữ. Nếu bị rong kinh kéo dài không được khắc phục sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu, choáng váng, … Thậm chí ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, khả năng sinh sản nếu nguyên nhân do bệnh lý gây ra.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo chị em phụ nữ khi bị rong kinh kéo dài liên tiếp trong nhiều tháng. Đồng thời kèm theo biểu hiện bất thường. Chị em nên chủ động đi khám phụ khoa để thăm khám và tìm cách khắc phục.

Hiện tượng rong kinh kéo dài là gì? 

Dựa vào biểu hiện mà rong kinh được chia làm 2 dạng, là rong kinh cơ năng và thực thể. Vậy cụ thể như thế nào, hãy đọc và theo dõi nội dung phía dưới

Rong kinh cơ năng là như thế nào?

  • Rong kinh tuổi dậy thì

Kinh nguyệt thường bắt đầu từ khi bạn gái bước sang tuổi dậy thì. Trong 1-2 năm đầu tiên bạn gái sẽ gặp phải hiện tượng rong kinh và không kèm theo triệu chứng bất thường gì. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này cơ quan sinh dục chưa hoàn toàn ổn định và hoạt động trơn tru. Chị em không cần quá lo lắng mọi thứ sẽ trở lại bình thường khi qua độ tuổi này.

  • Rong kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh

Khi bước sang độ tuổi tiền mãn kinh. Do bị mất cân bằng nội tiết tố đã dẫn tới tình trạng kinh nguyệt kéo dài. Hoặc kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài, rối loạn bất thường, chậm kinh, … Hãy nói với bác sĩ nếu tình trạng này ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của bạn.

Như thế nào là rong kinh thực thể?

Rong kinh thực thể thường là biểu hiện của các bệnh lý phụ khoa như: Lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, viêm nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, …. Các bệnh lý này làm cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Cụ thể máu kinh ra nhiều hơn, kéo dài hơn.

Bác sĩ chia sẻ 5 dấu hiệu bị rong kinh dễ nhận biết nhất

Triệu chứng nhận biết rong kinh rất đơn giản. Theo đó, chị em có thể quan sát những dấu hiệu bị rong kinh rong huyết sau:

  • Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, lượng máu kinh mất đi nhiều hơn 80ml. Chị em có thể xác định qua lượng băng vệ sinh cần phải thay. Cụ thể trung bình mỗi ngày phải thay 5-6 lần băng vệ sinh. Cứ 1-3 giờ phải thay 1 lần, lượng máu kinh mất đi nhiều đầy miếng băng. Đặc biệt vào ban đêm, phải dùng đến bỉm của người lớn.
  • Xuất hiện những cục máu lớn, có màu đỏ thẫm hoặc màu đen.
  • Rong kinh kèm theo triệu chứng đau tức vùng bụng dưới
  • Kinh nguyệt không đều, đến sớm hoặc chậm kinh.
  • Ngoài ra, một số trường hợp bị sốt, chuột rút, mệt mỏi, tim đập nhanh…

Nguyên nhân dẫn đến rong kinh bất thường

Nguyên nhân dẫn đến rong kinh bất thường

Theo bác sĩ, có nhiều tác nhân khiến chị em bị rong kinh. Trong đó, phải kể đến một số nguyên nhân sau:

  • Rối loạn nội tiết

Các hormone nội tiết tố estrgen và progesterone bị rối loạn chưa ổn định. Đây là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, cụ thể rong kinh. Tình trạng này thường xuất hiện ở tuổi dậy thì và giai đoạn tiền mãn kinh.

  • Tâm lý

Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài, … Cũng là lý do dẫn tới tình trạng rong kinh rong huyết bất thường.

  • Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc khi sử dụng sẽ gây ra tác dụng phụ gây ra rong kinh. Chẳng hạn như: thuốc tránh thai khẩn cấp, tránh thai hàng ngày, tiểu đường, thuốc phá thai, thuốc điều trị huyết áp, ….

  • Tổn thương ở buồng trứng và tử cung

Một số tổn thương ở tử cung và buồng trứng như: Bệnh u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, … Cũng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng. Khiến rối loạn nội tiết tố và gây ra các vấn đề về kinh nguyệt như: Kinh nguyệt không đều, tắc kinh, rong kinh máu màu đen, …

Bị rong kinh sau sinh có sao không? 

Phụ nữ sau sinh phải đối mặt với nhiều vấn đề. Nội tiết tố sẽ liên tục biến đổi nhằm thích nghi với đặc điểm cơ thể của chị em. Trong đó, vấn đề thường gặp là rong kinh.

Thông thường, sau khi sinh khoảng 6 tháng chị em sẽ bắt đầu có kinh nguyệt trở lại. Tuy nhiên, nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt, điển hình là rong kinh. Nguyên nhân dẫn đến rong kinh sau sinh có thể do:

  • Nội tiết tố trong cơ thể chị em sau sinh bị rối loạn. Khiến nội mạc tử cung dày lên nên sẽ mất nhiều thời gian để đào thải ra ngoài. Từ đó, dẫn đến hiện tượng rong kinh sau sinh.
  • Chị em sinh mổ ảnh hưởng đến buồng trứng hoặc tử cung.
  • Nữ giới sau sinh mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: Viêm nội mạc tử cung, đa nang buồng trứng.
  • Một số thuốc như thuốc tránh thai, chống trầm cảm có thể gây tác dụng phụ là rong kinh.

Rong kinh ra máu đen có nguy hiểm gì không?

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa. Rong kinh hiện tượng thường gặp, tuy nhiên nếu chị em bị rong kinh ra máu đen thì cần phải lưu ý. Bởi vì, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Mất máu nhiều, cơ thể suy nhược, xanh xao, mệt mỏi, ….
  • Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cao. Rong kinh kéo dài + vệ sinh kém vô tình đã tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn tấn công vào vùng kín và gây viêm nhiễm.
  • Rong kinh ra máu đen nguyên nhân do các bệnh lý phụ khoa gây ra. Nếu không điều trị sớm có thể biến chứng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Thậm chí biến chứng sang ung thư,
  • Ảnh hưởng đến chất lượng đời sống hàng ngày, đời sống tình dục bị ảnh hưởng.
  • Ảnh hưởng đến sự rụng trứng, khả năng thụ thai.

Chẩn đoán rong kinh rong huyết bằng cách nào?

Khi gặp tình trạng rong kinh kéo dài chị em đừng quá chủ quan. Mà hãy chủ động đi khám phụ khoa để được thăm khám và điều trị sớm.

Ngoài thăm khám lâm sàng và trả lời một số câu hỏi về triệu chứng bạn gặp phải, loại thuốc sử dụng gần đây, … Thì chị em cần làm một vài xét nghiệm cần thiết như:

  • Siêu âm;
  • Thử pap;
  • Sinh thiết nội mạc tử cung, nong nạo tử cung;
  • Soi ổ bụng;
  • Chụp tử cung vòi trứng;
  • Soi tử cung.

Bị rong kinh làm sao hết? Cách chữa rong kinh hiệu quả

Phải làm gì khi bị rong kinh kéo dài? Chữa rong kinh bằng cách nào hiệu quả? Đây là băn khoăn của nhiều chị em khi gặp phải tình trạng này.

Theo bác sĩ chuyên khoa. Để chữa dứt điểm tình trạng rong kinh, chị em cần tới cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám. Qua kết quả thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Với trường hợp nữ giới bị rong kinh kéo dài do nội tiết tố nữ thay đổi. Có thể bác sĩ kê một số loại thuốc giúp cân bằng hormone. Ngoài ra chị em có thể bổ sung một số loại thuốc như:

  • Sắt – đối với tình trạng thiếu máu
  • Thuốc progesterone giúp cân bằng nội tiết tố và giảm chảy máu;
  • Vòng tránh thai nội tiết
  • Thuốc điều trị đau bụng kinh, giúp giảm mất máu khi bị rong kinh.

Chị em tuyệt đối không được tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng.

Trường hợp chị em bị rong kinh do các bệnh lý gây ra. Tùy vào tình trạng và nguyên nhân của mỗi người mà bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp. Có thể dùng thuốc hoặc phương pháp ngoại khoa.

>>> [Tổng hợp] 10 Cách chữa rong kinh hiệu quả tại nhà <<<

Bị rong kinh nên ăn gì?

Khi cơ thể bị mất máu nhiều do rong kinh, sẽ khiến chị em mệt mỏi. Chính vì vậy, chị em nên chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng để tránh tình trạng suy nhược, mệt mỏi do thiếu máu gây ra.

Vậy bị rong kinh nên ăn gì? Dưới đây là các nhóm thực phẩm chị em không nên bỏ qua.

  • Thực phẩm giúp bổ máu như: Đu đủ, rau mùi tây, củ gừng, quế…
  • Các loại thực phẩm bổ sung sắt có trong: thịt bò, hải sản và gan…
  • Thực phẩm giàu omega 3: Chị em nên ăn cá thu, cá hồi, cá trích, trứng cá muối…
  • Các loại họ nhà hạt như: hạnh lanh, hạt chia, quả óc chó, đậu nành…
  • Các loại rau xanh, trái cây tươi: Sẽ giúp phòng chống viêm nhiễm và cân bằng nội tiết tố nữ.
  • Thực phẩm giàu vitamin B6: Tăng cường sản xuất ra tế bào máu mới và hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu.

Trên đây là những thông tin giải đáp về hiện tượng rong kinh ở nữ giới. Hi vọng sẽ giúp chị em hiểu được về tình trạng bệnh. Từ đó, có cách phòng tránh và điều trị bệnh kịp thời.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM