Biểu hiện kinh nguyệt bất thường {Độ tuổi-Màu sắc-Số lượng-Tính chất}

Tham vấn y khoa:

Bình chọn post

Ngày “đèn đỏ” là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe của chị em. Do đó, khi có biểu hiện kinh nguyệt bất thường đây chứng tỏ hệ thống nội tiết ở nữ giới gặp vấn đề. Hoặc dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vậy biểu hiện bất thường của kinh nguyệt là gì. Phải làm gì khi gặp bất thường? Đây là những vấn đề mà bài viết sau sẽ tập trung làm rõ.

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là một phần trong cuộc sống của người phụ nữ. Máu kinh sẽ bắt nguồn từ sự bong ra của nội mạc tử cung, chảy ra từ âm đạo. Bắt đầu từ tuổi dậy thì và kết thúc khi chị em bước sang tuổi tiền mãn kinh.

Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng từ 28-32 ngày, lượng máu kinh ra khoảng 50 – 80ml, kéo dài khoảng 3-5 ngày, nhiều nhất dưới 7 ngày. Nó sẽ lặp lại hàng tháng đều đặn được gọi là một chu kỳ.

Tuy nhiên, một số trường hợp kinh nguyệt bị rối loạn. Theo bác sĩ chuyên khoa đây có thể là dấu hiệu nội tiết tố bạn gặp vấn đề hoặc triệu chứng của bệnh phụ khoa. Do đó, việc tìm hiểu những biểu hiện kinh nguyệt bất thường sẽ giúp bạn sớm phát hiện và khắc phục kịp thời.

Biểu hiện kinh nguyệt bất thường

Những biểu hiện kinh nguyệt bất thường ở nữ giới

Rong kinh, thống kinh, máu kinh bất thường, … Là những biểu hiện bất thường ở kinh nguyệt chị em thường gặp. Nhưng vẫn còn rất nhiều biểu hiện khác chị em thường bỏ qua. Những triệu chứng này có thể là sinh lý nhất thời, nhưng cũng có thể là do bệnh lý phụ khoa nguy hiểm gây ra.

Dưới đây là một số biểu hiện bất thường chị em nên lưu ý.

Bất thường về độ tuổi có kinh

Ở các bé gái bình thường, độ tuổi bắt đầu có kinh thường là 13 – 16. Nhưng cũng có những bé gái xuất hiện kinh nguyệt rất sớm hoặc rất muộn. Tương tự, độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ dao động từ 45 – 55 tuổi. Nhưng cũng có những người mãn kinh rất sớm hoặc rất muộn. Đây đều là hiện tượng bất thường về kinh nguyệt.

Ngày nay điều kiện sống thay đổi, tuổi dậy thì có xu hướng đến sớm hơn, tuổi mãn kinh cũng đến muộn hơn so với trước.

Kinh sớm 

Kinh nguyệt đến sớm, bé gái xuất hiện kinh nguyệt trước 10 tuổi. Cùng với đó là những dấu hiệu dậy thì sớm như ngực và hệ lông cũng phát triển. Tình trạng này có thể là do dinh dưỡng tốt. Cha mẹ nên lưu ý, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề như: Hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh tuyến giáp, …

Dậy thì sớm sẽ ảnh hưởng tới tinh thần và thể chất của bé. Nhiều bé cảm thấy mặc cảm, xấu hổ so với bạn bè. Do đó, cha mẹ cần lưu ý, nếu gặp phải hiện tượng này nên đưa trẻ đi khám.

Những biểu hiện kinh nguyệt bất thường – Về chu kỳ kinh nguyệt 

Chu kỳ kinh quá ngắn hoặc quá dài, kinh nguyệt đến sớm, đến muộn, không có kinh… đều là biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh. Ngoài ra, số ngày hành kinh thay đổi, ngắn dài khác nhau cũng khiến bạn cần phải lưu ý.

Kinh thưa

Bình thường chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng 28-32 ngày. Nếu chu kỳ kinh của bạn vượt quá 32 ngày thì được gọi là kinh thưa, kinh nguyệt đến muộn. Trường hợp nó xảy ra đột ngột chỉ 1-2 tháng thì được gọi là trễ kinh, chậm kinh.

Kinh thưa, sẽ khiến tần suất rụng trứng giảm, điều này ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ. Do đó, nếu như đột nhiên gặp phải hiện tượng này. Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết tình hình. Có thể là do rối loạn ăn uống, tâm lý, hoặc do bệnh lý gây ra.

Kinh mau

Kinh mau hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt ngắn, kinh nguyệt đến sớm, kinh sớm. Chu kỳ kinh chưa đến 22 ngày được gọi là kinh mau. Thậm chí có người một tháng có 2 lần hành kinh.

Hiện tượng kinh thưa và kinh mau không xuất hiện nhiều. Nhưng nếu bạn gặp phải tình trạng này vài tháng liên tiếp. Hãy chủ động đi khám phụ khoa để tránh để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của mình.

Vô kinh

Vô kinh hiện tượng không phải không gặp. Nếu bỗng dưng bạn không thấy “ngày đèn đỏ” của mình xuất hiện trong vài tháng liền. Vô kinh có 2 dạng là thứ phát và nguyên phát.

Vô kinh nguyên phát: Là trường hợp bạn tới tuổi dậy thì nhưng chưa có kinh. Nguyên nhân có thể là do bất thường về hormone estrogen, buồng trứng bị tổn thương. Hoặc do các vấn đề khác.

Vô kinh thứ phát: Là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt đang diễn ra bình thường, đột nhiên mất đi. Nếu không có kinh nguyệt trong 3 – 6 tháng. Hiện tượng này thường gặp ở chị em bị suy buồng trứng sớm, nạo phá thai nhiều lần, sau sinh, ung thư buồng trứng, … Ngoài ra một số trường hợp là do yếu tố tâm lý như: Suy dinh dưỡng, tăng giảm cân, lạm dụng thuốc, …

Rong kinh

Rong kinh hay kinh nguyệt kéo dài là dấu hiệu kinh nguyệt bất thường. Thời gian hành kinh ở phụ nữ bình thường phổ biến là 3 – 5 ngày, trung bình là 3 – 7 ngày. Nhưng nếu phụ nữ đã qua 7 ngày vẫn tiếp tục ra máu kinh thì thì được gọi là rong kinh. Rong kinh đôi khi đi kèm những cơn đau bụng dữ dội, do mất máu nên phụ nữ thấy mệt mỏi, tụt huyết áp, da mặt nhợt nhạt… Về lâu dài, nó khiến cơ thể thiếu máu và suy nhược.

Rong kinh nhiều ngày có thể làm tăng nguy cơ phụ nữ mắc viêm nhiễm phụ khoa. Chưa kể, nó còn gây ra bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Thiểu kinh hay kinh nguyệt ra ít 

Khi số ngày hành kinh dưới 2 ngày, máu tiết ra nhỏ giọt, dưới 30ml/chu kỳ kinh. Thì đó là hiện tượng kinh nguyệt ra ít hay thiếu kinh. Thiểu kinh thường xuất hiện ở những phụ nữ có nội mạc tử cung quá mỏng. Những chị em từng nạo phá thai khiến buồng tử cung bị viêm dính, rối loạn nội tiết tố, suy hoặc ung thư buồng trứng cũng dễ gặp.

Rong huyết

Rong huyết hay còn gọi là kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài. Là hiện tượng chảy máu kéo dài trong thời gian hành kinh. Rong huyết và hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường ngoài kỳ kinh là 2 hiện tượng khác nhau. Tuy nhiên phần lớn chị em nhầm lẫn.

Nguyên nhân gây ra rong huyết có thể là do nạo phá thai nhiều lần, đặt vòng tránh thai, rối loạn hormone, tác dụng phụ của thuốc … Hoặc do bệnh lý phụ khoa như: Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, …

Bế kinh

Bế kinh vốn là hiện tượng máu kinh vẫn xuất ra đúng thời điểm của chu kỳ kinh. Tuy nhiên vì bị cản trở, lượng máu này không đào thải ra bên ngoài được. Bế kinh dẫn đến những cơn đau bụng kinh mỗi tháng. Phụ nữ thường bị bế kinh do:

  • Màng trinh không có lỗ thủng. Tình trạng này có thể là do bị bẩm sinh vùng kín, gây tắc máu kinh ở bên trong âm đạo.
  • Âm đạo có vách ngăn: Tỷ lệ hiếm ngắm chỉ 20%, chúng sẽ khiến người bệnh xuất hiện cơn đau bụng kinh, nhất là khi quan hệ.
  • Không có âm đạo. Là một dị tật bẩm sinh.

Cường kinh

Máu kinh ra nhiều, trên 150ml/ chu kỳ và kéo dài nhiều ngày gọi là cường kinh. Triệu chứng này xuất hiện do những tổn thương tại đường sinh dục và các bệnh lý về máu và huyết áp khác. Bị cường kinh lâu ngày, chị em dễ sụt cân, mỏi mệt… vì mất máu.

Thống kinh

Thống kinh là hiện tượng phụ nữ bị đau bụng quằn quại khi đến tháng. Nếu mức độ đau trầm trọng và kéo dài, đặc biệt khi kèm cả đau lưng và vùng dưới đùi thì phụ nữ nên lưu ý.

Máu kinh – Biểu hiện kinh nguyệt bất thường

Máu kinh nguyệt bình thường màu đỏ thẫm, không có cục máu đông, vào cuối những ngày hành kinh thì chuyển màu nâu như bã cafe. Nhưng nếu máu thay đổi màu sắc và tính chất bất thường thì bạn cần cẩn thận. Chẳng hạn như:

  • Kinh nguyệt màu đỏ sẫm hoặc màu nâu. Đây có thể là dấu hiệu mang thai sớm, sảy thai, thai ngoài tử cung, …
  • Kinh nguyệt màu đen: Nếu xuất hiện vào đầu hoặc cuối kỳ kinh là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu kinh nguyệt màu đen kèm theo biểu hiện lạ như có mùi hôi, kéo dài, vón cục chị em nên lưu ý.
  • Ra kinh nguyệt màu cam: Nguyên nhân có thể là do bị viêm âm đạo do trùng roi, vi khuẩn, …
  • Máu kinh màu xám: dấu hiệu nhiễm trùng, viêm âm đạo hoặc sẩy thai

Các biểu hiện bất thường của kinh nguyệt khác

Có những triệu chứng khác chị em cần chú ý khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt.

  • Kinh nguyệt vón cục: Nguyên nhân có thể do nạo phá thai không an toàn, rối loạn nội tiết tố, lạm dụng thuốc, bệnh phụ khoa,
  • Kinh nguyệt có mùi bất thường: Nguyên nhân do tắc nghẽn âm đạo, nhiễm trùng âm đạo, dị vật trong âm đạo, …

Ngoài các biểu hiện kinh nguyệt bất thường ở trên. Chị em nên cảnh giác với những triệu chứng như: Cơn đau bụng kinh có dữ dội không, có xuất hiện cảm giác đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, căng vú, tức ngực… không?

Nếu gặp bất cứ triệu chứng kinh nguyệt nào bất thường, bạn cũng không nên chủ quan mà cần thăm khám ngay

Phải làm sao khi có biểu hiện kinh nguyệt bất thường?

Để biết tình trạng kinh nguyệt rối loạn của mình là do đâu, bạn cần tới cơ sở y tế để kiểm tra. Tùy vào từng trường hợp, nguyên nhân và tình trạng cụ thể, bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp.

Phần lớn các bác sĩ chỉ định dùng thuốc cân bằng nội tiết tố nữ, ổn định hệ sinh dục, thuốc điều hòa kinh nguyệt, … Một số trường hợp bác sĩ kê thuốc tùy vào từng bệnh lý cụ thể, …

Ngoài ra, chị em cần lưu ý một số điều sau để ổn định chu kỳ kinh nguyệt, tránh tình trạng viêm nhiễm như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy
  • Không nên lạm dụng thuốc
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý
  • Tập thể dục đều đặn nâng cao sức đề kháng
  • Nên đi khám phụ khoa khi có biểu hiện bất thường

Trên đây là một số biểu hiện kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Hy vọng qua đó giúp chị em sớm phát hiện bất thường về kỳ nguyệt san của mình. Rối loạn kinh nguyệt có thể liên quan đến bệnh lý nguy hiểm. Do đó, chị em nên lưu ý, đi khám phụ khoa sớm khi có dấu hiệu bất thường đi kèm. Tránh để lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của mình.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM