Đau tinh hoàn sau khi quan hệ là hiện tượng gì? Điều trị thế nào?
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Đau tinh hoàn sau khi quan hệ là triệu chứng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe sinh sản ở nam giới. Đau tinh hoàn bên trái khi quan hệ, đau tinh hoàn bên phải, sưng tinh hoàn sau khi quan hệ… đều là những từ khóa được nhiều người tìm kiếm. Vậy đau tinh sau khi quan hệ là tình trạng gì, có phải bệnh lý nguy hiểm hay không? Cách chữa trị của triệu chứng này ra làm sao? Nếu bạn là một trong số những người gặp phải tình trạng này, mời bạn theo dõi bài viết sau!
Đau tinh hoàn sau khi quan hệ là gì?
Tinh hoàn ở nam giới là cơ quan sinh dục, tiết ra nội tiết tố sinh dục nam để điều khiển hoạt động sinh dục ở phái mạnh. Bên cạnh đó, nó còn là nơi sản xuất ra tinh trùng, từ đó duy trì khả năng sinh sản và duy trì nòi giống. Có hai tinh hoàn ở nam giới, được bao bọc và bảo vệ bởi bìu (dái) là tinh hoàn phải và tinh hoàn trái. Mỗi ngày, hai tinh hoàn có thể sinh ra tới 120 triệu tinh trùng. Vì thế, nếu một trong hai hoặc cả hai tinh hoàn có vấn đề thì điều đó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản ở phái mạnh.
Khi xuất hiện đau tinh hoàn, nam giới sẽ cảm thấy đau nhức khó chịu ở phần bìu, đặc biệt khi quan hệ tình dục. Tình trạng đau có thể đi kèm với sưng tinh hoàn sau khi quan hệ. Đứng lâu hoặc ngồi lâu cũng dễ khiến nam giới cảm thấy đau. Ngoài ra, nam giới còn có thể cảm thấy bìu căng và sưng đỏ, cơ thể nhức mỏi, đau đầu, chóng mặt, sốt nhẹ…
Nguyên nhân gây đau tinh hoàn sau khi quan hệ
Cơn đau tinh hoàn xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân, phân thành hai nhóm chính: nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
Đau tinh hoàn sau khi quan hệ: nguyên nhân sinh lý
Những tác động vật lý bên ngoài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến làm tổn thương phần bìu dái khiến khiến nam giới đau tinh hoàn. Có thể kể đến những tác động như:
Quan hệ tình dục quá lâu, hưng phấn kéo dài: Khi có hưng phấn tình dục, dương vật bị kích thích đến cương cứng thì máu sẽ đổ dồn về tinh hoàn và dương vật. Lúc này, tinh hoàn cũng căng lên để hỗ trợ sự cương cứng của dương vật. Hưng phấn càng lâu, thời gian quan hệ càng kéo dài thì tinh hoàn càng căng cứng. Cuối cùng sau cuộc ái ân, tinh hoàn sẽ cảm thấy đau. Đây được coi là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của cơ thể, chỉ cần nghỉ ngơi sẽ hết.
Lạm dụng thủ dâm: Thủ dâm tuy mang lại nhiều lợi ích và giúp nam giới giải tỏa sinh lý hữu hiệu, nhưng lạm dụng thường xuyên lại không tốt. Thủ dâm nhiều khiến tinh hoàn phải làm việc liên tục và quá sức, dẫn tới đau tinh hoàn. Sau khi quan hệ tình dục, tình trạng này càng rõ.
Tinh hoàn bị chấn thương cơ học: Quan hệ tình dục thô bạo, dùng tư thế “yêu” sai cách, chấn thương khi chơi thể thao… đều là nguyên nhân khiến tinh hoàn tổn thương. Điều này gây ra cơn đau tinh hoàn ở nam giới.
Các nguyên nhân sinh lý không quá gây nguy hiểm. Tuy nhiên nam giới cũng cần điều tiết lại thói quen sinh hoạt tình dục của chính mình. Vì nếu để lâu mà không thay đổi, những nguyên nhân này rất dễ dẫn tới tình trạng bệnh lý.
Đau tinh hoàn sau khi quan hệ: nguyên nhân bệnh lý
Bên cạnh các nguyên nhân đau tinh hoàn sinh lý kể trên, đau tinh hoàn cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể những căn bệnh đó bao gồm:
Viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn là căn bệnh gây đau và sưng tinh hoàn sau khi quan hệ, cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Viêm tinh hoàn có thể xảy ra tại một hoặc cả hai bên tinh hoàn trái phải. Tác nhân gây bệnh viêm tinh hoàn chủ yếu là vi khuẩn và virus. Viêm tinh hoàn có hai giai đoạn cấp tính và mãn tính. Triệu chứng khác bao gồm đau khi tiểu tiện, nước tiểu có thể có mủ hoặc máu, đau vùng bẹn, tinh hoàn xơ cứng, cơ thể mệt mỏi…
Viêm mào tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở mào tinh hoàn, nơi chứa tinh trùng sản xuất ra để chuẩn bị xuất tinh. Tác nhân gây viêm mào tinh hoàn có thể là các loại nấm men, trùng roi, lậu cầu khuẩn, chlamydia, tạp khuẩn… Triệu chứng viêm mào tinh hoàn ở nam giới là đau một hoặc 2 bên tinh hoàn, đặc biệt sau khi quan hệ. Cảm giác đau sẽ tăng khi nam giới tiểu tiện. Ngoài ra, người bệnh có thể sốt nhẹ, nổi hạch ở bẹn, cảm thấy đau tức vùng bụng cũng như vùng xương chậu…
Xoắn tinh hoàn
Khi tinh hoàn tự xoay quanh trục của nó thì sẽ gây ra hiện tượng xoắn tinh hoàn. Lúc này, máu gặp khó khăn trong việc lưu thông để đưa dưỡng chất và oxy đi nuôi tinh hoàn. Cơn đau xoắn tinh hoàn xuất hiện dữ dội và đột ngột. Xoắn tinh hoàn được coi là bệnh lý nguy hiểm, nếu không tháo xoắn kịp thời có thể gây hoại tử, phải cắt bỏ nếu cần. Khi điều trị, bác sĩ nam khoa sẽ tháo xoắn thừng tinh để đưa tinh hoàn trở về như cũ.
Nếu đau tinh hoàn bên trái khi quan hệ thì có thể là do xoắn tinh hoàn, vì hiện tượng này rất dễ gặp ở tinh hoàn trái. Lúc này bạn cũng có thể quan sát thấy một bên tinh hoàn cao hơn bên còn lại, đồng thời sưng lớn. Người bệnh cũng có thể cảm thấy chóng mặt và muốn nôn mửa.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Khi các tĩnh mạch phía trên của tinh hoàn vì nguyên nhân nào đó mà giãn nở quá mức thì sẽ gây ra hiện tượng căng tức ở vùng bìu. Đây chính là bệnh giãn mạch thừng tinh. Bên cạnh biểu hiện trên, vùng bìu còn bị sưng lớn và khiến nam giới cảm thấy đau khi quan hệ tình dục. Giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng dễ gây ra cơn đau tinh hoàn bên trái khi quan hệ.
Teo tinh hoàn
Tinh hoàn bị teo đi cũng có thể dẫn tới cảm giác đau. Đặc biệt, nhiều người gặp biến chứng teo tinh hoàn sau khi nhiễm virus quai bị. Cụ thể, virus này phá hoại biểu mô ở tinh hoàn, cuối cùng dẫn tới teo tinh hoàn. Teo tinh hoàn khiến 2 bên tinh hoàn có kích thước to nhỏ khác nhau.
Ung thư tinh hoàn
Khối u ác tính xuất hiện tại một hay cả hai bên tinh hoàn được coi là bệnh lý nguy hiểm. Khi bị ung thư tinh hoàn, bên cạnh cơn đau xuất hiện sau khi quan hệ, bạn sẽ gặp những triệu chứng khác. Ví dụ như: tinh hoàn sưng to khiến bạn thấy nặng trĩu ở bìu, đau ở lưng, bụng, háng và vú, có dịch lỏng trong bìu…
Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt xảy ra ở tuyến tiền liệt – bộ phận có vai trò sản xuất tinh dịch để nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng. Khi bị viêm do nhiễm khuẩn, nấm, virus… bệnh cũng gây ra triệu chứng đau tinh hoàn khi quan hệ. Cơn đau xuất hiện liên tục ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn.
Thoát vị bẹn
Khi bạn bị thoát vị bẹn, một phần nội tạng sẽ rơi vào lỗ bẹn. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến bìu, khiến tinh hoàn đau nhức khó chịu. Nếu nằm nghỉ, cơn đau của người bệnh sẽ thuyên giảm, nhưng chỉ cần vận động là triệu chứng đau sẽ trở lại.
Sỏi thận
Thận cũng nằm ở vị trí tương đối gần bìu nên nếu viên sỏi quá lớn, nó có thể gây áp lực xuống bìu. Lúc này, bên cạnh triệu chứng đau tinh hoàn (đặc biệt sau quan hệ), nó còn khiến bệnh nhân tiểu khó, tiểu đau rát buốt, tiểu ra máu…
Cách duy nhất để bạn xác định đau tinh hoàn do nguyên nhân gì gây ra là đến cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.
Đau tinh hoàn sau khi quan hệ: những nguy cơ tiềm ẩn
Tinh hoàn là cơ quan trực tiếp sản sinh hormone sinh dục nam và tinh trùng ở nam giới. Vì thế khi tinh hoàn có vấn đề, những chức năng này cũng bị ảnh hưởng. Những nguy cơ tiềm ẩn từ triệu chứng đau tinh hoàn là:
- Tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh: Tinh hoàn sản sinh tinh trùng nên nếu tinh hoàn có vấn đề, tinh trùng sinh ra cũng không được đảm bảo về chất lượng. Nếu không được chữa trị, tinh trùng yếu có thể dẫn đến vô sinh.
- Ảnh hưởng đến tâm lý nam giới và hạnh phúc gia đình: Nam giới mắc bệnh tinh hoàn thường cảm thấy tự ti, tránh né quan hệ tình dục. Để lâu dài, điều này có thể là nguy cơ gây tan vỡ hạnh phúc gia đình.
Càng phát hiện và chữa trị bệnh tinh hoàn sớm chừng nào, bạn càng có khả năng tránh được những nguy cơ đó.
Bị đau tinh hoàn sau khi quan hệ thì phải làm sao?
Khi bị đau tinh hoàn sau khi quan hệ, bạn cần:
- Quan hệ tình dục với tần suất vừa đủ, tránh lạm dụng thủ dâm.
- Vận động nhẹ nhàng, tránh các môn thể thao mạnh gây chấn thương phần bìu.
- Có thể chườm nước ấm và massage vùng bìu để giảm cơn đau.
- Mặc đồ lót rộng, chất liệu mềm mại để tránh cọ sát làm tổn thương bìu.
- Đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám.
Tại các cơ sở y tế, sau khi xác định được tình trạng bệnh của bạn, phác đồ điều trị sẽ được đưa ra. Trong đó, những phương pháp thường được áp dụng nhất bao gồm:
Phương pháp nội khoa
- Đa số phòng khám, bệnh viện sử dụng thuốc tây y cho các trường hợp bệnh nhẹ. Tác dụng của thuốc chủ yếu là kháng viêm, giảm sưng, ức chế và ngăn chặn vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh trên tinh hoàn. Khi dùng thuốc, bạn nên dùng đúng thuốc, đúng và đủ liều, tránh tự ý ngưng khi bệnh chỉ vừa mới thuyên giảm.
- Ngoài ra, một số phòng khám phối hợp thêm thuốc đông y trong điều trị. Về lâu dài, loại thuốc này giúp điều hòa cơ thể, giảm tác dụng phụ của thuốc tây.
Phương pháp ngoại khoa
- Cắt bỏ tinh hoàn hoại tử, tiểu phẫu để giãn xoắn tinh hoàn, đóng túi thoát vị bẹn, bỏ tĩnh mạch bị giãn… là phương pháp ngoại khoa. Phương pháp này dành cho các trường hợp bệnh nặng, nguy cơ biến chứng cao.
- Ngoài ra, một vài phòng khám thường áp dụng thủ thuật hiện đại, ít xâm lấn trong điều trị đau tinh hoàn. Những thủ thuật này nhằm hạn chế đau đớn và chảy máu ở mức tối đa. Ví dụ viêm tinh hoàn – mào tinh có thể dùng công nghệ ánh sáng sinh học để tác động, phục hồi mô viêm nhiễm.
Nếu bạn muốn dùng thuốc đông tây y kết hợp hoặc chữa bệnh bằng thủ thuật ít xâm lấn, có thể đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Đây là một phòng khám hiện đại, có uy tín, bắt kịp các xu hướng chữa trị hàng đầu thế giới hiện nay.
Chắc hẳn qua bài viết trên, bạn đã nắm được những nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng đau tinh hoàn sau khi quan hệ. Hy vọng điều đó sẽ giúp bạn ra quyết định nhanh chóng khi gặp triệu chứng bệnh để bảo vệ sức khỏe sinh sản của chính mình.