Bệnh viêm mào tinh hoàn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Bệnh viêm mào tinh hoàn có nguy cơ gây teo tinh hoàn, làm suy giảm chức năng tình dục và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vì vậy bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị. Vậy viêm mào tinh hoàn là gì? Nguyên nhân và triệu chứng viêm mào tinh hoàn như thế thế nào? Căn bệnh này điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những nội dung này trong bài viết sau đây.
Viêm mào tinh hoàn là gì?
Mào tinh hoàn là bộ phận nằm phía trên tinh hoàn. Mào tinh nằm phía trên đầu tinh hoàn Mào tinh hoàn có nhiệm vụ là nơi lưu trữ tinh trùng và giúp tinh trùng phát triển. Tinh trùng khi phát triển hoàn thiện, sẽ theo ống dẫn để xuất ra bên ngoài.
Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm nhiễm ở mào tinh. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân trong đó có nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn. Viêm mào tinh hoàn có thể diễn ra ở cả hai tinh hoàn gọi là viêm mào tinh hoàn trái và viêm mào tinh hoàn phải. Dựa theo cấp độ phát triển, bệnh viêm mào tinh hoàn được chia thể cấp tính và mãn tính.
- Viêm mào tinh hoàn cấp tính: Viêm nhiễm bắt đầu từ đuôi tinh hoàn lên toàn bộ mào tinh. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng của tinh hoàn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang hệ mãn tính và gây biến chứng vô sinh.
- Viêm mào tinh hoàn mãn tính: Quá trình viêm nhiễm kéo dài khiến tinh hoàn bị xơ cứng. Bệnh có thể gây biến chứng áp xe bìu và gây ra vô sinh ở nam giới.
Nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn do vi khuẩn
Nguyên nhân đầu tiên gây ra bệnh viêm mào tinh hoàn là do vi khuẩn. Đây là một yếu tố quan trọng dẫn đến căn bệnh này. Các vi khuẩn gây bệnh viêm mào tinh hoàn có thể là vi khuẩn đặc hiệu hoặc không đặc hiệu. Các loại vi khuẩn đặc hiệu đó bao gồm:
- Ecoli
- Staphylococcus
- Streptococcus
- Haemophilus influenzae
- Ureaplasma urealyticum
- Proteus mirabilis
- Klebsiella pneumoniae
- Pseudomonas aeruginosa
Các loại vi khuẩn không đặc hiệu
- Trực khuẩn lao
- Song cầu gram âm (neisseria gonorrhoeae)
- Xoắn khuẩn giang mai
- Chlamydia trachomatis
Viêm mào tinh hoàn không do vi khuẩn
Ngoài ra cũng có các tác nhân không phải vi khuẩn gây bệnh viêm mào tinh hoàn là:
- Virus
- Ký sinh trùng
- Nấm
- Rickettsia
Theo các nghiên cứu và thực tế, các chủng vi khuẩn gây viêm mào tinh hoàn thay đổi theo độ tuổi. Trong độ tuổi quan hệ tình dục, nam giới bị viêm mào tinh hoàn chủ yếu do các loại vi khuẩn như lậu và chlamydia. Còn trẻ em hoặc nam giới trên 45 tuổi thì bệnh gây ra bởi các loại vi khuẩn như: E.coli, Pseudomonas, Staphylococcus… Với những người bị suy giảm miễn dịch do AIDS, tác nhân gây bệnh chủ yếu lại là nấm và virus.
Nam giới ở tuổi dậy thì bị viêm mào tinh hoàn do nguyên nhân biến chứng của bệnh quai bị (chiếm 20-35%). Trong đó 90% trường hợp chỉ bị viêm mào tinh hoàn một bên, 10% còn lại có thể viêm tinh hoàn ở cả hai bên.
Trẻ sơ sinh ít bị viêm mào tinh hoàn, nhưng nếu có thì nguyên nhân thường là do nhiễm khuẩn sinh dục. Điều này bắt nguồn từ việc vệ sinh không tốt hoặc do tinh hoàn bị kích ứng hoặc tổn thương. Ngoài ra, một số trường hợp bị viêm mào tinh hoàn do suy yếu miễn dịch, do chấn thương…
Đối tượng có nguy cơ mắc viêm mào tinh hoàn
Nam giới có những đặc điểm dưới đây sẽ có nguy cơ cao mắc viêm mào tinh hoàn:
- Tuổi tác: từ 20-39
- Có nhiều bạn tình, quan hệ không an toàn. Viêm mào tinh hoàn có lây qua đường tình dục.
- Đã từng mắc bệnh xã hội
- Bị viêm đường tiết niệu
- Mắc bệnh về tuyến tiền liệt
- Không cắt bao quy đầu khi bị dài/ hẹp bao quy đầu
- Thực hiện các thủ thuật ngoại khoa đường tiết niệu như đặt ống thông tiểu.
Triệu chứng viêm mào tinh hoàn
Những biểu hiện chung của bệnh viêm mào tinh hoàn bao gồm:
- Tinh hoàn bị đau, bìu sưng đỏ
- Đi tiểu nhiều hơn và đau khi đi tiểu
- Đau khi quan hệ và khi xuất tinh
- Xuất tinh ra máu
- Đau vùng bụng dưới
- Sưng hạch bẹn
- Có khối u trong tinh hoàn…
Cụ thể triệu chứng của bệnh qua từng giai đoạn như sau:
Viêm mào tinh hoàn cấp tính
Đây là giai đoạn đầu của bệnh. Mào tinh hoàn sưng lên khiến phần da bìu phù nề và sưng đỏ. Khi sờ tay vào tinh hoàn sẽ thấy cảm giác đau. Người bệnh bị đi tiểu ra máu… Viêm mào tinh hoàn cấp tính diễn ra trong 1-2 ngày, sau đó các triệu chứng sẽ dần nặng hơn.
Viêm mào tinh hoàn mãn tính
Các triệu chứng viêm mào tinh hoàn nghiêm trọng hơn. Tinh hoàn sưng to và xơ cứng. Lúc này nếu không được điều trị, bệnh sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm đối với sức khỏe.
Đường lây truyền bệnh viêm mào tinh hoàn: Viêm mào tinh hoàn có thể lây truyền ngược dòng từ đường tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn ở bộ phận sinh dục.
Viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không?
Viêm mào tinh hoàn là bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Cụ thể như sau:
- Gây nguy cơ teo tinh hoàn: Điều này có thể dẫn đến phải cắt bỏ tinh hoàn. Việc cắt bỏ một bên không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như nếu phải cắt bỏ hai bên chắc chắn sẽ gây vô sinh.
- Gây viêm nhiễm nam khoa: Viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt
- Suy giảm chức năng tình dục: Viêm mào tinh hoàn khiến nam giới bị đau khi quan hệ.
- Nguy cơ gây vô sinh: Mào tinh là nơi lưu trữ và nuôi dưỡng tinh trùng. Vì vậy, viêm nhiễm ở mào tinh hoàn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chức năng đó. Chất lượng tinh trùng có thể bị suy giảm, giảm tỷ lệ thụ thai hoặc dẫn đến vô sinh hiếm muộn. Nếu bị teo tinh hoàn chắc chắn số lượng và chất lượng tinh trùng sẽ suy giảm, từ đó nguy cơ vô sinh là rất cao.
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày: Bệnh viêm mào tinh hoàn gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Ảnh hưởng của viêm mào tinh hoàn đối với trẻ nhỏ: Viêm mào tinh hoàn có thể gây biến chứng các bệnh viêm nhiễm khác ở cơ quan sinh dục. Điều này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc hệ cơ quan sinh sản của trẻ. Cũng giống như ở nam giới trưởng thành, viêm mào tinh hoàn ở trẻ nhỏ cũng gây ra nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
Cách chẩn đoán viêm mào tinh hoàn
Khi có những biểu hiện tinh hoàn sưng đau, da bìu phù nề, sưng đỏ, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị. Tại đây các bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp
Đầu tiên bác sĩ sẽ khám lâm sàng, kiểm tra tinh hoàn hai bên, kiểm tra hạch bạch huyết. Tiếp đó, bác sĩ kiểm tra trực tràng, tuyến tiền liệt. Để xác định chính xác bệnh, thì bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cụ thể như:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng
- Xét nghiệm dịch niệu đạo: phát hiện vi khuẩn gram âm và các bệnh lây qua đường tình dục
- Siêu âm doppler kiểm tra khối u tinh hoàn hoặc xoắn tinh hoàn
- Chụp tinh hoàn
Cách điều trị viêm mào tinh hoàn
Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp. Các cách điều trị viêm mào tinh hoàn bao gồm:
Điều trị bằng thuốc
Đây là phương pháp phổ biến để điều trị viêm mào tinh hoàn. Thuốc điều trị là các loại thuốc kháng sinh đường tiêm hoặc đường uống.
Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến để điều trị viêm mào tinh hoàn bao gồm:
- Ciprofloxacin 500 mg uống 2 lần/ngày
- Levofloxacin 500 mg uống một lần / ngày. Một liệu trình từ 21 đến 30 ngày.
- Doxycycline 100 mg uống 2 lần/ngày
- Hoặc trimethoprim / sulfamethoxazole (160/800 mg) uống 2 lần/ngày.
Nếu nghi ngờ nhiễm trùng huyết thì dùng thuốc:
- Tobramycin 1 mg / kg. Tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ
- Cephalosporin thế hệ 3 như ceftriaxone 1 – 2 g tiêm tĩnh mạch 1 lần / ngày
Sau khi dùng thuốc vài ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh được cải thiện đáng kể. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm thì bạn nên thông báo với bác sĩ để được đổi loại kháng sinh khác.
Phẫu thuật điều trị viêm mào tinh hoàn
Nếu viêm mào tinh hoàn gây áp xe và tràn mủ thì phải điều trị bằng phẫu thuật. Nếu bệnh viêm mào tinh hoàn mãn tính, bị tái phát nhiều lần do các nguyên nhân như viêm niệu đạo hay viêm tuyến tiền liệt. Thì phương pháp điều trị là thắt ống dẫn tinh. Đôi khi người bệnh có thể phải cắt bỏ mào tinh hoàn.
Nhiều trường hợp viêm mào tinh hoàn do người bệnh phải đặt ống thông tiểu. Trường hợp này bệnh viêm mào tinh hoàn thường tái phát nhiều lần. Biện pháp điều trị trong những tình huống như vậy là đặt ống thông bàng quang trên xương mu.
Việc điều trị viêm mào tinh hoàn bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Nếu viêm mào tinh hoàn cấp tính thì việc điều trị đơn giản và nhanh chóng. Còn viêm mào tinh hoàn mãn tính hay đã hình thành áp xe thì phương pháp điều trị phức tạp và kéo dài hơn.
Lưu ý khi điều trị viêm mào tinh hoàn:
- Tuân thủ đúng liệu trình của bác sĩ
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng, thời gian
- Không tự ý ngừng thuốc ngay cả khi không còn triệu chứng của bệnh. Vì việc dừng thuốc rất dễ khiến bệnh tái phát.
- Trong thời gian điều trị nên nằm nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động mạnh.
- Kiêng quan hệ trong thời gian điều trị.
- Điều trị cho cả bạn tình nếu viêm mào tinh hoàn do các vi khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục gây ra.
Phòng ngừa bệnh viêm mào tinh hoàn
Để ngăn ngừa bệnh viêm mào tinh hoàn, nam giới hãy thực hiện các biện pháp sau:
- Quan hệ tình dục an toàn có sử dụng bao cao su
- Chung thủy với một bạn tình
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ để sớm phát hiện bệnh
- Nếu bị viêm mào tinh hoàn do các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cần điều trị chung cho cả bạn tình.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm mào tinh hoàn. Bệnh có thể xuất hiện ở cả một hoặc hai bên tinh hoàn. Viêm mào tinh hoàn ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng tinh trùng, gây nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Vì vậy bạn nên có phương pháp để phòng bệnh cũng như phát hiện bệnh sớm nhất. Hy vọng những thông tin trên cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích để phòng tránh tác hại của căn bệnh này.