Bệnh xoắn tinh hoàn: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị mới nhất

Tham vấn y khoa:

5/5 - (6 bình chọn)

Xoắn tinh hoàn là gì? dấu hiệu xoắn tinh hoàn ra sao? Xoắn tinh hoàn có thể tự khỏi hay không? trẻ em có bị xoắn tinh hoàn…Việc kiểm tra đánh giá tình trạng này đóng vai trò quan trọng. Vì xoắn tinh hoàn có thể gây vô sinh. Trong nội dung bài viết này chúng tôi xin đề cập đến bệnh xoắn tinh hoàn. Để giúp nam giới có cái nhìn đúng hơn, chủ động phòng ngừa và chữa trị sớm.

Xoắn tinh hoàn là bệnh gì?

Hình ảnh tinh hoàn bị xoắn

Xoắn tinh hoàn ở nam giới là một bệnh cấp cứu. Nói như vậy đây là một bệnh nguy hiểm, cần phải được đánh giá và điều trị càng sớm càng tốt. Xoắn tinh hoàn chiếm tới 17% các trường hợp đau bìu. Nếu như đến chữa trị muộn, không được phát hiện, xử lý sớm ngay từ khi mới bắt đầu, có thể phải cắt bỏ toàn bộ tinh hoàn do hoại tử.

Do đó, việc chẩn đoán sớm, phát hiện dấu hiệu xoắn tinh hoàn và chủ động đến các cơ sở y tế có ý nghĩa to lớn. Nó làm gia tăng tỷ lệ tinh hoàn được bảo tồn

Nguyên nhân xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn xảy ra do khá nhiều nguyên nhân. Và thực tế vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thì sinh lý bệnh chủ yếu bắt nguồn từ việc tinh hoàn di chuyển quá mức. Thường thì tinh hoàn vẫn di chuyển liên tục bên trong bình.

Nhưng khi tinh hoàn di chuyển quá mức quanh thừng tinh. Nó có thể dẫn đến việc tinh hoàn xoắn quanh trục, làm cho mạch máu ở tinh hoàn bị tắc. Máu tới tinh hoàn không được lưu thông, dẫn đến thiếu máu cục bộ ở tinh hoàn.

Nguyên nhân xoắn tinh hoàn cũng được biết đến bởi tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột ở tinh hoàn hoặc các bệnh nhân có tinh hoàn ẩn.

Một yếu tố nữa có thể liên quan đến xoắn tinh hoàn đó chính là tinh hoàn di động. Ở giai đoạn còn trong bụng mẹ, tinh hoàn của bé nằm trong ổ bụng. Cùng với sự phát triển của các bộ phận khác nhau thì tinh hoàn sẽ di chuyển dần trong túi bi.

Các mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn, cũng như cấu trúc của tinh hoàn cũng theo dần vào túi bi. Và cũng vì nguyên lý này nên tinh hoàn dễ bị xoắn. Đây cũng là lý do vì sao xoắn tinh hoàn thường xảy ra ở trẻ em và các bạn nam trong độ tuổi mới lớn. Một số yếu tố nguy cơ cũng được chỉ ra đối với các bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn gồm:

  • Tập thể dục quá sức, không đúng cách;
  • Khi ngủ hay nằm nghiêng. Khiến tinh hoàn bị kẹp giữa 2 đùi, tạo ra một áp lực lên vùng tinh hoàn. Hay khi ngủ lại hay vặn mình cũng khiến tinh hoàn dễ bị xoắn;
  • Khí hậu thay đổi đột ngột: tắm biển vào lúc nước lạnh, nằm điều hòa nhiệt độ thấp, đang ở vùng khí hậu nóng di chuyển sang vùng khí hậu lạnh
  • Các chấn thương ở vùng hạ bộ

Xoắn tinh hoàn có nhiều yếu tố sinh lý bệnh cấu thành. Chúng ta cần phải hết sức chủ động theo dõi, ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ thì phải đi kiểm tra để giảm thiểu những nguy cơ xấu nhất là phải cắt bỏ toàn bộ tinh hoàn.

Dấu hiệu tinh hoàn bị xoắn

Xoắn tinh hoàn là một bệnh nguy hiểm, dĩ nhiên với bệnh lý này cũng đều có triệu chứng. Tuy nhiên, triệu chứng nặng hay nhẹ, nhiều hay ít, bệnh nhân có đủ kiến thức, đủ tỉnh táo để nhận ra những dấu hiệu đó hay không. Bản thân bệnh xoắn tinh hoàn có thể được phân loại thành 3 dạng, tùy theo tình trạng cụ thể khác nhau. Cụ thể:

  • Tinh hoàn và mào tinh hoàn xoắn trong màng
  • Xoắn ngoài màng
  • Xoắn bình thường

Để đánh giá xoắn tinh hoàn nhẹ hay nặng, ở dạng này thì cần phải thông qua khám, đánh giá, chẩn đoán hình ảnh. Tự nhiên chúng ta không thể biết được mình đang bị xoắn tinh hoàn, nhẹ hay nặng.

dau-hieu-xoan-tinh-hoan

Những triệu chứng xoắn tinh hoàn gồm:

  • Đau nhói ở bìu. Cơn đau có thể xuất hiện trong khi đang ngủ
  • Cảm giác tinh hoàn bên to bên nhỏ
  • Tinh hoàn nặng một bên
  • Tinh hoàn đỏ sậm lại, mất đi độ đàn hồi, độ nhăn
  • Nôn và buồn nôn
  • Đau vùng bụng dưới, giống như đau ruột thừa. Đặc biệt xoắn tinh hoàn ở trẻ em cần được chẩn đoán sớm bằng biểu hiện này vì nó rất giống các triệu chứng ở đường tiêu hóa.

Riêng xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ, chúng ta cần chú ý hơn một chút. Vì các bé lúc này chưa thể nhận thức được tình trạng bệnh của mình. Đặc biệt là dấu hiệu da ở bìu mất đi độ nhăn. Thường ở vùng bìu có 2 tinh hoàn, phần da bìu có độ nhăn nheo. Khi tinh hoàn bị xoắn, da bìu mất đi độ nhăn. Lúc này chúng ta cần nhanh chóng đi kiểm tra để phát hiện và chữa trị sớm nhất có thể.

Nguy hiểm thế nào khi bị xoắn tinh hoàn

Các chuyên gia khẳng định, xoắn tinh hoàn là một bệnh rất nguy hiểm. Mức độ nguy hiểm của bệnh chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Xoắn tinh hoàn ở mức độ nhẹ có thể chỉ gây ra sự khó chịu nhất thời.

Nhưng nếu xoắn tinh hoàn ở mức độ nặng, can thiệp muộn, sẽ khiến cho lượng máu bơm đến tinh hoàn giảm đột ngột, dẫn đến tắc. Máu không được cung cấp đến tinh hoàn khiến cho tinh hoàn bị hoại tử.Khi tinh hoàn bị hoại tử thì sẽ mất hoàn toàn chức năng hoạt động.

Có thể nói rằng, xoắn tinh hoàn không chỉ gây ra sự nguy hiểm với sức khỏe mà còn cả sinh lý và khả năng sinh sản của họ. Chính vì vậy, chúng ta không nên chủ quan khi bị xoắn tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn có gây vô sinh không?

Thực tế, có rất nhiều anh em băn khoăn xoắn tinh hoàn có gây vô sinh không? Hoặc đã từng bị xoắn tinh hoàn, điều trị xoắn tinh hoàn có bị vô sinh không? Với thắc mắc này, các chuyên gia nam học chia sẻ, xoắn tinh hoàn có nguy cơ gây vô sinh.

Nhưng không phải ai bị xoắn tinh hoàn cũng đều bị vô sinh. Nguy cơ này như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, sự can thiệp và thời gian chữa trị. Theo đó, thời gian “vàng” để chữa xoắn tinh hoàn đó là can thiệp ngay trong vòng 6h đầu tiên.

Chữa trị càng chậm trễ thì nguy cơ vô sinh càng cao. Bởi tinh hoàn được ví như “chìa khóa” để tạo ra tinh trùng. Nếu như không có tinh hoàn, nam giới sẽ mất đi khả năng sinh lý, bản tính “giống đực”, cũng như khả năng sinh sản.

Chẩn đoán bệnh xoắn tinh hoàn

Như đã nói ở trên, xoắn tinh hoàn chữa trị càng sớm càng tốt. Nam giới cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra xem có phải mình bị xoắn tinh hoàn không, xoắn ở mức độ nào,… Chẩn đoán xoắn tinh hoàn ở nam giới cần thông qua chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán phân biệt:

Chẩn đoán lâm sàng xoắn tinh hoàn

Chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng. Tức là nam giới khi có các biểu hiện lâm sàng như:

  • Đau bìu, mức độ đau ngày càng nặng và đau đột ngột
  • Tình trạng đau kéo dài liên tục 6h
  • Vùng bìu, tinh hoàn sưng to, tím tái
  • Nôn và buồn nôn

Khi có các dấu hiệu này, nam giới cần nhanh chóng đến phòng khám, bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ sẽ khám trực tiếp và đánh giá tinh hoàn.

Bác sĩ tư vấn điều trị xoắn tinh hoàn

  • Nhìn ngoài thấy tinh hoàn sưng nhẹ, đỏ ửng
  • Tinh hoàn treo cao, tinh hoàn nằm ngang (so sánh với 1 bên tinh hoàn còn lại)
  • Nâng bìu lên bệnh nhân thấy đau nhiều hơn
  • Mất phản xạ cơ bìu

Chẩn đoán cận lâm sàng

Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành các bước chẩn đoán như chẩn đoán hình ảnh thông qua siêu âm doppler tinh hoàn. Thông qua hình ảnh siêu âm, các bác sĩ có thể đánh giá mạch tinh hoàn, dấu hiệu xoắn, hình ảnh xoắn tinh hoàn điển hình.

Chẩn đoán phân biệt

Những dấu hiệu xoắn tinh hoàn cần phân biệt với một số bệnh lý khác như:

  • Viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn: đau đột ngột ở bìu, kèm nóng đỏ, nâng bìu thấy đỡ đau hơn. Siêu âm thấy tăng sinh mạch, xuất hiện ổ giảm âm không đồng nhất.
  • Xoắn phần phụ tinh hoàn: tình trạng này hay gặp ở trẻ em hơn. Nó giống với xoắn tinh hoàn, nhưng khi khám thấy tinh hoàn không treo cao bất thường.
  • Các chấn thương ở bìu, thoát vị bìu, tràn dịch màng tinh hoàn, u tinh hoàn…
  • Viêm thừng tinh

Sau khi có các kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra một kết luận cụ thể về tình trạng xoắn tinh hoàn của nam giới. Và chỉ định một phác đồ can thiệp nhanh chóng để bảo tồn tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn có thể tự khỏi không?

Những dấu hiệu xoắn tinh hoàn điển hình đó là sưng đau vùng bìu đột ngột.Tuy nhiên, câu hỏi xoắn tinh hoàn có thể tự khỏi không? Thì câu trả lời là KHÔNG? Xoắn tinh hoàn là một bệnh cần phải xử lý cấp cứu sớm.

Bệnh không thể tự khỏi, ngay cả khi điều trị cũng cần phải hết sức thận trong. Điều trị can thiệp trước 6 tiếng để đảm bảo, bảo tồn tinh hoàn. Nếu chậm trễ, nam giới có thể phải cắt bỏ tinh hoàn do hoại tử. Việc điều trị xoắn tinh hoàn cần phải có sự đánh giá cụ thể. Nếu như không thể loại trừ bằng các biện pháp lâm sàng, siêu âm thì cần phải thực hiện thủ thuật mổ thăm dò chẩn đoán và xử lý tổn thương xoắn.

Nếu như bệnh nhân đến khám trước 6 tiếng thì cần mổ cấp cứu. Trong khi chờ đợi bác sĩ có thể tháo xoắn bằng tay, kết hợp kết tra bằng siêu âm để đánh giá quá trình phục hồi, lưu thông máu tới tinh hoàn. Nếu bệnh nhân đến muộn tinh hoàn tím đen, có dấu hiệu hoại tử. Cần phải cắt tinh hoàn, cố định tinh hoàn bên còn lại để tránh xoắn tiếp. Sau 1 tháng bác sĩ có thể tiếp tục can thiệp đặt tinh hoàn nhân tạo.

Một số biến chứng có thể xảy ra trong quá trình can thiệp như chảy máu, nhiễm trùng sau mổ, dị ứng thuốc kháng sinh, thuốc gây mê, gây tê…

Như vậy, có thể thấy rằng, xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn tự xoắn quanh trục. Nguyên nhân xoắn tinh hoàn chưa được biết cụ thể. Việc điều trị xoắn tinh hoàn cần tiến hành sớm để bảo tồn. Vì xoắn tinh hoàn có thể gây vô sinh cũng như ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sức khỏe của nam giới.

Cần lựa chọn các địa chỉ nam học uy tín, an toàn để khám tư vấn và điều trị. Nếu như bạn đang có các dấu hiệu sưng đau tinh hoàn bất thường, bạn nghi ngờ xoắn tinh hoàn có thể chọn TƯ VẤN NGAY để được chuyên gia tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội – địa chỉ khám nam khoa uy tín, an toàn hiệu quả được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Bạn được chọn thời gian khám, chọn lịch khám, chọn bác sĩ khám mà không mất thêm chi phí nào.

5/5 - (6 bình chọn)

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM