Tình trạng tinh trùng yếu: cách nhận biết và điều trị chính xác
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Chất lượng của tinh trùng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản ở nam giới cũng như hạnh phúc gia đình. Vì thế, tình trạng tinh trùng khỏe hay yếu được rất nhiều nam giới quan tâm. Những thắc mắc thường được đưa ra là: tinh trùng yếu là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của tinh trùng yếu? Tinh trùng yếu có thể thụ thai không? Tinh trùng yếu phải làm sao? Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin hữu ích dành cho bạn!
Tình trạng tinh trùng yếu là gì?
Tinh trùng yếu chính là hiện tượng chất lượng tinh trùng bị suy giảm. Tinh trùng sinh ra từ tinh hoàn, tại các ống sinh tinh. Sau khi xuất tinh, tinh trùng được đưa vào âm đạo của nữ giới. Môi trường này có tính axit, nên nếu tinh trùng không khỏe mạnh thì không thể sống sót di chuyển tới buồng tử cung được. Nếu tinh trùng không tới để thụ tinh với trứng, thì hiện tượng thụ thai sẽ không xảy ra.
Ở nam giới có sức khỏe sinh sản bình thường, trung bình một phút lại sản xuất ra 72.000 tinh trùng. Chỉ trong 1 ngày, con số này tiến triển thành 100 triệu con. Lượng tinh dịch được phóng ra sau mỗi lần xuất tinh ở nam giới ở vào khoảng 2-5ml, với 60 – 80 triệu tinh binh trong 1ml tinh dịch.
Có ba yếu tố liên hệ mật thiết đến sức khỏe tinh trùng ở người đàn ông, quyết định chúng là tinh trùng yếu hay khỏe, đó là:
- Số lượng tinh trùng trong 1 ml tinh dịch: nếu như số lượng tinh trùng trong tinh dịch được đảm bảo, khả năng thụ thai sẽ dễ dàng xảy ra. Nhưng nếu mật độ tinh trùng trong tinh dịch không cao, tinh dịch loãng, thì số lượng tinh trùng bơi được đến buồng tử cung càng ít.
- Khả năng di động của tinh trùng: khả năng di chuyển của tinh trùng quyết định việc nó có thể tới được buồng tử cung hay không. Quãng đường nó phải bơi trong cơ thể nữ giới gồm cổ tử cung, tử cung và ống fallop. Nếu có từ 40% số tinh trùng trở lên có thể di động, nam giới có khả năng thụ thai. Nếu dưới 40% thì tinh trùng yếu, quá trình thụ thai khó khăn.
- Hình thái, cấu trúc tinh trùng: Bình thường, tinh trùng có đầu thuôn hình oval, đuôi dài để thực hiện động tác di chuyển. Nếu tinh trùng có hình thái bất thường (đầu không thuôn, đuôi không dài) thì việc di chuyển sẽ gặp khó khăn.
Như vậy, tinh trùng được đánh giá là trong tình trạng yếu khi:
- Tỉ lệ tinh trùng chết hoặc không di động cao hơn 25%.
- Trong số đó, trên 75% tinh trùng di chuyển chậm.
- Dưới 30% lượng tinh trùng có hình thái, cấu trúc bình thường.
- Mỗi lần xuất tinh, lượng tinh dịch phóng ra ít hơn 2 ml. Trong đó mỗi ml có ít hơn 40 triệu tinh trùng.
Nguyên nhân khiến tinh trùng yếu
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tinh trùng yếu. Bản thân bạn cũng không thể biết đó là nguyên nhân nào. Theo các chuyên gia, tình trùng yếu có thể bắt nguồn từ môi trường sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống và thậm chí là các bệnh lý. Cụ thể như:
Nguyên nhân bệnh lý gây tinh trùng yếu
Với nguyên nhân tinh trùng yếu do bệnh lý. Có nghĩa là bạn đang bị tinh trùng yếu và nó là hậu quả các các bệnh nam khoa ở tinh hoàn, sinh dục gây ra. Một số bệnh có thể gây tinh trùng yếu như:
- Giãn tĩnh mạch tinh: Đây là hiện tượng tác động trực tiếp đến quá tình sản xuất tinh trùng ở nam giới. Cụ thể là làm giảm chất lượng tinh trùng.
- Suy giảm testosterone: nội tiết tố sinh dục nam suy giảm làm chất lượng tinh trùng suy giảm theo.
- Các chứng bệnh sinh lý nam như: rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, xuất tinh ngược…
- Các bệnh viêm nhiễm cơ quản sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục: viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, HIV, lậu, giang mai… Không chỉ gây ảnh hưởng sức khỏe tinh trùng, chúng còn có thể tạo sẹo trên cơ quan sinh dục, ảnh hưởng đến sự di chuyển của tinh trùng.
- Khối u: Các khối u phát sinh và những hóa chất đưa vào cơ thể khi điều trị khối u gây mất cân bằng hormone cơ thể, ảnh hưởng đến tinh trùng.
Nguyên nhân ngoài bệnh lý
Đây là nhóm nguyên nhân xuất phát từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày gồm cả chế độ ăn, môi trường sống, sinh hoạt. Cụ thể:
- Tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp trong đời sống hàng ngày: thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, vật liệu sơn… gây suy yếu sức khỏe tinh trùng.
- Tiếp xúc với kim loại nặng từ môi trường, đặc biệt là chì.
- Nhiễm xạ trong thời gian dài.
Yếu tố nguy cơ
Ngoài ra, nguyên nhân gây tinh trùng yếu còn do một số yếu tố nguy cơ. Trong đó phải kể đến như:
- Thói quen sinh hoạt không phù hợp: tắm nước quá nóng. Mặc đồ chật và không thông thoáng. Đặt laptop lên đùi quá nhiều khiến tinh hoàn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ từ laptop… Bởi bìu quá nóng sẽ làm suy giảm nghiêm trọng số tinh trùng có trong tinh dịch.
- Lạm dụng đồ uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích: các chất này làm suy giảm nồng độ testosterone nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh trùng.
- Căng thẳng và mệt mỏi kéo dài.
- Cân nặng: Theo thống kê, đàn ông béo phì có tinh trùng yếu hơn so với đàn ông có cân nặng bình thường.
Cách nhận biết tinh trùng yếu
Tinh dịch ít và ở trạng thái loãng
Tinh dịch ít và ở trạng thái loãng là tình trạng đặc trưng nhất cảnh báo tinh trùng yếu. Ở người khỏe mạnh, tinh dịch sau khi xuất tinh có độ sệt tương đối, vừa phải, không quá loãng mà cũng không quá sệt. Nếu sau khi xuất tinh, tinh dịch duy trì trạng thái đó, không có độ nhầy, độ dính nhất định thì là dấu hiệu tinh trùng bị suy giảm. Lúc này, tinh dịch có thể loãng như nước vo gạo.
Tinh dịch không hóa lỏng sau 15 – 30 phút
Ở người bình thường, tinh dịch sau khi xuất tinh từ 15 – 30 phút sẽ tự hóa lỏng. Lúc này khi sờ vào sẽ không thấy tinh dịch dính như trước. Cơ chế đó giúp cho tinh trùng có thể dễ dàng di chuyển hơn. Nhưng nếu sau khoảng thời gian này tinh dịch vẫn đông đặc, thì đó là dấu hiệu bất thường. Điều này ảnh hưởng đến khả năng vận động của tinh trùng.
Tinh dịch có mùi, chuyển màu bất thường
Nhiều nam giới có chung một thắc mắc: tinh trùng yếu có màu gì? Theo các chuyên gia, tinh dịch trong trạng thái bình thường sẽ có màu trắng, có thể hơi hơi ngả vàng một chút. Nhưng khi tinh dịch bất thường thì sẽ có những màu sau:
- Tinh dịch có màu vàng: màu vàng tinh dịch cảnh báo cho nam giới về các bệnh viêm nhiễm nam khoa. Chúng có thể là viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn… Với người trong một quãng thời gian dài không xuất tinh, tinh dịch có thể hơi ngả vàng. Nhưng màu tinh dịch của người này sẽ sớm về trắng đục như trước nếu được xuất tinh thường xuyên trở lại.
- Tinh dịch có màu xanh, vàng xanh: màu sắc này có thể liên hệ đến một số bệnh như bệnh lậu, viêm niệu đạo…
- Tinh dịch màu nâu: màu nâu này do tinh dịch dính phải máu thẫm tạo thành. Hiện tượng xuất tinh kèm máu có thể xuất hiện ở nhiều căn bệnh liên quan đến hệ sinh dục hoặc hệ bài tiết. Đi kèm với nó, người bệnh cũng cảm giác đau tức dương vật, có thể còn đau bụng dưới.
Ngoài ra, tinh dịch ở người bình thường hơi có mùi tanh, mùi này rất đặc trưng, không hôi. Nhưng nếu mắc phải viêm nhiễm nam khoa, tinh dịch ở nam giới tiết ra sẽ có mùi hôi.
Tinh dịch vón cục
Tinh trùng vón cục là hiện tượng xuất hiện những hạt trắng li ti trong tinh dịch sau khi xuất tinh. Khi bóp vào những hạt đó sẽ khiến nó xẹp ra thành bột. Tình trạng này cũng là dấu hiệu cho thấy tinh trùng bất thường ở nam giới.
Tinh trùng yếu có thể thụ thai không?
Theo các chuyên gia, đàn ông mắc chứng tinh trùng yếu không hoàn toàn vô sinh. Dù tinh trùng yếu, việc thụ thai tự nhiên vẫn có thể xảy ra được. Tuy nhiên tình trạng này mang ý khuyến cáo anh em về khả năng thụ thai của bản thân.
Bởi lẽ, việc tinh trùng có thể dễ dàng thụ thai hay không phụ thuộc phần lớn vào chất lượng tinh trùng. Nếu tinh trùng khỏe mạnh bình thường, đương nhiên khả năng thụ thai lớn. Nếu tinh trùng yếu, khả năng tinh trùng bơi qua được quãng đường dài để đến thụ tinh với trứng là rất thấp. Trên thực tế, hầu hết đấng mày râu mắc tình trạng tinh trùng yếu đều khó có con.
Ngoài ra, tinh trùng yếu còn dẫn đến nhiều mối nguy hại khác cho cuộc sống của nam giới. Chúng có thể khiến nam giới mất tự tin, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình…
Tinh trùng yếu phải làm sao?
Khi phát hiện những dấu hiệu tinh trùng yếu kể trên, việc đầu tiên nam giới cần làm là đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra. Lúc này, các xét nghiệm sẽ được tiến hành để xác định xem có đúng bạn mắc chứng tinh trùng yếu không. Và nếu có, thì tình trạng này do nguyên nhân nào gây ra. Sau đó, phác đồ điều trị sẽ được đưa ra.
Bạn có thể tham khảo phương pháp chữa tinh trùng yếu tại một cơ sở khám nam khoa điển hình: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội như sau:
- Điều trị bằng thuốc: với tình trạng tinh trùng yếu do viêm nhiễm nam khoa, các thuốc kháng khuẩn, tiêu viêm sẽ được áp dụng. Các bác sĩ tại đây sử dụng phương pháp đông tây y kết hợp. Phương pháp này cho hiệu quả cao vượt trội so với khi chỉ sử dụng riêng lẻ từng loại thuốc.
- Điều trị bằng thủ thuật hiện đại: với tình trạng tinh trùng yếu do viêm nhiễm nam khoa nặng hoặc các bệnh nam khoa điển hình khác, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật.
Ví dụ, tinh trùng yếu do viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn… nặng có thể được điều trị bằng công nghệ ánh sáng sinh học. Công nghệ này trực tiếp tác động đến các mô viêm, kháng khuẩn, giúp phục hồi các tổ chức viêm hiệu quả. Không những thế, nó còn thúc đẩy khả năng hấp thu thuốc của các mô và tế bào.
Ngoài ra, có những loại thực phẩm bạn có thể sử dụng hàng ngày, góp phần hỗ trợ điều trị tinh trùng yếu hiệu quả. Bạn có thể dùng ngọc kê gà chữa tinh trùng yếu bằng cách hầm kê gà với hẹ thành canh hoặc làm những món ăn khác. Một số tài liệu cho rằng ngọc kê gà có thể kích thích nội tiết tố sinh dục nam, có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực.
Thịt đỏ, đồ hải sản… chứa nhiều omega 3, acid béo, protein có lợi cho tinh trùng. Các loại rau nhiều vitamin E, quả khô, trái cây họ cam quýt, tỏi… đều cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho tinh trùng. Đây là cách chữa tinh trùng yếu tại nhà hiệu quả
Bên cạnh đó, việc kiêng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu… cũng nên được chú trọng. Điều này càng giúp tinh trùng của bạn không bị những chất có hại làm ảnh hưởng.
Trên đây là tổng hợp những vấn đề xoay xung quanh tình trạng tinh trùng yếu ở nam giới. Việc nắm kỹ nguyên nhân, cách nhận biết và cách điều trị sẽ giúp bạn có những hành động phù hợp để phòng ngừa và điều trị căn bệnh này.