[Bật Mí] Tiểu buốt ở nữ là bệnh gì? Nguyên nhân & cách chữa
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Tiểu buốt ở nữ hay còn gọi là đái buốt đây là hiện tượng thường gặp. Nguyên nhân dẫn tới tiểu buốt có thể do vệ sinh kém sạch, lạm dụng thuốc kháng sinh, căng thẳng, cơ thể mệt mỏi, … Tuy nhiên, nếu tiểu buốt kèm theo các triệu chứng khác như: Nước tiểu nóng, đi tiểu buốt ra máu hồng, ra mủ, ngứa ngáy, … Chị em nên cảnh giác bởi đây có thể do các bệnh phụ khoa, bệnh lây qua đường tình dục gây ra.
Vậy đi tiểu buốt ở nữ giới là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa tiểu buốt ở nữ như thế nào? Thuốc chữa đái buốt ở nữ nào hiệu quả? … Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!
Tiểu buốt ở nữ giới là như thế nào?
Tiểu tiện là hoạt động sinh lý bình thường của con người. Mục đích là đào thải nước tiểu, cặn bã ra bên ngoài. Đôi khi trong cuộc sống, vì một vài lý do nào đó, rất nhiều người gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt. Khi gặp phải tình trạng này, nhiều người bỏ qua cho đó là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên theo góc nhìn của các bác sĩ y khoa. Hiện tượng đi tiểu buốt có thể báo hiệu cho bạn thấy cơ thể mình đang gặp vấn đề.
Tiểu buốt là hiện tượng khi đi tiểu tiện, người bệnh cảm thấy đau buốt hoặc châm chích ở đường tiểu. Hiện tượng này có thể xảy ra ngay lúc đang tiểu, khi bắt đầu hoặc lúc tiểu xong. Cơn đau này thường bắt nguồn từ bàng quang, niệu đạo hoặc vùng đáy chậu.
Tùy vào từng trường hợp mà hiện tượng tiểu buốt có thể chỉ xảy ra một lúc trong khi tiểu. Nhưng cũng có trường hợp xảy ra từ khi bắt đầu đi tiểu cho đến khi kết thúc.
90% gây ra nước tiểu nóng ở nữ giới là do vi khuẩn E.coli. Ngoài ra có thể là do lao thận, vi khuẩn lậu, tụ cầu phát sinh, chlamydia, thói quen sinh hoạt, vệ sinh kém sạch, lạm dụng thuốc, …
Tiểu buốt có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên với cấu tạo cơ quan sinh dục phức tạp thì tình trạng này gặp nhiều hơn ở nữ.
Nếu chị em chỉ bị tiểu buốt không thường xuyên, không kèm theo triệu chứng khác lạ nào. Thì chị em không cần quá lo lắng, nó sẽ hết sau vài ngày. Tuy nhiên nếu kèm theo các biểu biện khác như: Đau lưng, đau bụng dưới, tiểu rát, tiểu ra máu, ra mủ, … Chị em nên lưu ý, hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.
Nguyên nhân gây ra tiểu buốt ở nữ giới
Trên thực tế, chị em có thể gặp phải tình trạng tiểu buốt ở mọi thời điểm trong cuộc sống. Có người bị khi đến tháng, sau quan hệ hoặc khi tiểu buốt khi mang thai, … Tùy vào từng trường hợp mà nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
Theo các chuyên gia: Tình trạng tiểu buốt ở nữ giới có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do sự ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, chị em cũng không nên bỏ qua các trường hợp cảnh báo bệnh ở cơ quan sinh dục.
Tiểu buốt do thói quen sinh hoạt
- Cơ quan sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt trong những ngày hành kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục. Tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập, tấn công vào niệu đạo, bàng quang, vùng kín và gây ra những cơn tiểu buốt khó chịu.
- Mặc quần lót quá chật khiến nhiệt độ vùng kín tăng cao. Gia tăng sự ẩm ướt cũng khiến cho các loại vi khuẩn dễ sinh sôi và gây chứng tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ.
- Không thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt. Là lý do tại sao chị em đến tháng đi tiểu buốt. Giai đoạn này là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển gây nên tình trạng tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần.
- Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có chứa tính kiềm cao.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh trong thời gian dài
- Thói quen dùng vòi xịt nước thẳng vào vùng kín
- Tâm lý thường xuyên căng thẳng, áp lực kéo dài, … Làm ảnh hưởng đến hoạt động tiểu tiện
- Chế độ dinh dưỡng quá nhiều thực phẩm cay nóng. Dùng nhiều bia rượu, cà phê khi đói cũng là những nguyên nhân gây tiểu buốt ở nữ.
Nguyên nhân tiểu buốt ở nữ giới – Do các bệnh lý
Ngoài các nguyên nhân do thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, căng thẳng mệt mỏi, … Thì tình trạng tiểu buốt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý gây ra như: Viêm niệu đạo, viêm bàng quang, … Ngoài ra cũng có thể do bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm như lậu, sùi mào gà, …
Để biết chính xác bạn bị tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần là do đâu. Tốt nhất chị em nên chủ động tới cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra kỹ. Bạn chưa sắp xếp được thời gian, hãy gọi theo đường dây nóng: 0969 668 152
Đi tiểu buốt ở nữ giới là bệnh gì?
Tiểu buốt có phải là bệnh không? Trên thực tế, tiểu buốt không phải là bệnh mà nó là một dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Phổ biến nhất là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Có thể liệt kê những căn bệnh gây tiểu buốt ở nữ gồm:
Đi tiểu buốt khó chịu – do bệnh viêm niệu đạo
Là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại niệu đạo, cơ quan đảm nhận nhiệm vụ đào thải nước tiểu ra ngoài cơ thể. Tác nhân gây ra bệnh lý này thường là vi khuẩn, phổ biến nhất là E.coli.
Không chỉ gây ra những cơn đau buốt khó chịu khi đi tiểu. Viêm niệu đạo ở nữ còn có các triệu chứng khác gồm:
- Có dịch từ niệu đạo, mẩn đỏ xung quanh đầu niệu đạo
- Nước tiểu đục, có mùi khai nồng
- Cảm giác đi tiểu bị đau buốt tăng lên
- Có thể đi tiểu lẫn máu
Tình trạng viêm ở niệu đạo nếu không được phát hiện và chữa trị đúng cách. Nó có thể lây lan sang các bộ phận khác trong cơ quan sinh dục. Gây rối loạn sinh lý và nguy hiểm nhất là gây suy thận.
Viêm âm đạo, nhiễm trùng âm đạo – Khiến chị em đi tiểu buốt
Viêm âm đạo là căn bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở nữ giới. Tác nhân gây ra bệnh lý này bao gồm rất nhiều loại như vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng, tạp khuẩn, … Khi âm đạo bị viêm nhiễm, nhiễm trùng, do nằm sát với niệu đạo nên. Nó có thể gây ra những vấn đề bất thường khi đi tiểu cho nữ giới. Triệu chứng viêm nhiễm âm đạo thường bao gồm:
- Khí hư ra nhiều, có màu trắng đục, mùi hôi
- Vùng kín bị ngứa rát, sưng đỏ, đau nhức
- Tiểu buốt, tiểu rát, đau khi đi tiểu
- Đau khi quan hệ tình dục
- …
Viêm âm đạo không khó để chữa trị nhưng lại dễ bị tái phát. Đặc biệt nếu không được chữa khỏi hoàn toàn, tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan ngược dòng vào các bộ phận khác như: Cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng, … Làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của các chị em.
Đau buốt khi đi tiểu, tiểu thường xuyên – Do viêm bàng quang
Bàng quang nằm trong hệ thống tiết niệu của cơ thể với nhiệm vụ chứa nước tiểu và tống xuất ra ngoài qua niệu đạo. Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, thường là E.coli.
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm bàng quang bao gồm:
- Đi tiểu thường xuyên
- Mất kiểm soát bàng quang
- Đau ở phần phía trước bụng dưới
- Nước tiểu đục, có mùi khai nồng, có thể lẫn máu
- đau buốt vùng kín khi đi tiểu
Những người thường bị stress, khả năng miễn dịch kém có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn bình thường. Đặc biệt, nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến viêm thận, tổn thương thận vĩnh viễn.
Tiểu buốt, tiểu rát, tiểu đau – Viêm thận
Trong rất nhiều trường hợp, tình trạng tiểu buốt đau lưng ở nữ giới là bắt nguồn từ bệnh viêm thận. Đây là căn bệnh xảy ra do các loại vi khuẩn như: Secheria coli, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, … Chúng ngược dòng từ bàng quang hoặc từ máu vào thận dẫn tới tình trạng viêm nhiễm.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lý này bao gồm những triệu chứng sau:
- Sốt cao, rét run, môi khô nứt nẻ, lưỡi bẩn
- Đau ở vùng sườn lưng, cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội
- Tiểu buốt, tiểu rát, tiểu đau
Viêm thận nếu không phát hiện sớm, để phát triển có thể dẫn tới tình trạng mạn tính. Đặc biệt, nó có thể gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng như: Hội chứng ure máu cao, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, có thể dẫn tới tử vong.
Viêm cổ tử cung – Đau buốt khi đi tiểu, tiểu nhiều, tiểu gấp
Cổ tử cung là bộ phận nằm ở vị trí giao nhau giữa vách của âm đạo và tử cung. Nó đảm nhiệm vai trò sản xuất chất nhầy cổ tử cung. Một dịch tiết quan trọng đối với sức khỏe vùng kín và khả năng sinh sản của nữ giới. Viêm cổ tử cung xảy ra khi cổ tử cung bị các loại vi khuẩn, nấm… ở âm đạo tấn công và gây viêm. Nó có thể gây ra các triệu chứng như:
- Khí hư ra nhiều bất thường, có thể lẫn mủ
- Đau buốt khi đi tiểu kèm theo tiểu nhiều, tiểu gấp;
- Đau sau quan hệ tình dục
- Đau bụng dưới, đau vùng chậu và đau lưng dữ dội. Đặc biệt trong những ngày hành kinh
- …
Nếu không được khắc phục kịp thời. Căn bệnh này có thể làm giảm chức năng miễn dịch của cổ tử cung và âm đạo. Khiến người bệnh dễ bị mắc các bệnh STDs và làm giảm khả năng thụ thai…
Tiểu khó, tiểu buốt, tiểu ra máu – Sỏi bàng quang
Là hiện tượng bên trong bàng quang xuất hiện các mảnh khoáng chất cứng. Nguyên nhân của bệnh lý này là do nước tiểu bị ứ đọng bên trong bàng quang kết cụm lại với nhau và tạo thành các tinh thể khoáng chất.
Triệu chứng giúp các chị em nhận biết căn bệnh này gồm:
- Đau bụng dưới âm ỉ hoặc dữ dội
- Tiểu khó, tiểu buốt hoặc gián đoạn dòng nước tiểu
- Tiểu rắt, tiểu nhiều lần
- Tiểu máu hoặc nước tiểu sậm
Những viên sỏi có kích thước nhỏ ở bàng quang có thể tự động rơi ra ngoài khi đi tiểu. Tuy nhiên, nếu để bệnh phát triển, các viên sỏi lớn hơn có thể biến chứng gây viêm thận, rò bàng quang, tầng sinh môn hoặc âm đạo ở nữ giới. Đặc biệt, một số trường hợp bệnh có gây bí tiểu hoàn toàn.
Hẹp niệu đạo – lý do đi tiểu đau, tiểu yếu, tiểu buốt
Hẹp niệu đạo là tình trạng ống niệu đạo bị hẹp ở một vị trí nào đó. Làm ảnh hưởng đến dòng chảy của nước tiểu. Bệnh có thể bắt nguồn từ
- Các chấn thương ở vùng kín,
- Các thủ thuật không đảm bảo ở đường tiết niệu,
- Do nhiễm trùng
- Do bẩm sinh.
Khi niệu đạo bị hẹp, nó có thể gây ra những triệu chứng bất thường như:
- Tiểu khó, tiểu đau, tiểu buốt
- Tia nước tiểu yếu, nhỏ giọt
- Có máu lẫn trong nước tiểu
- Bí tiểu, tiểu không tự chủ
- Đau vùng chậu
- Nước tiểu nóng ở nữ giới
Biến chứng của hẹp niệu đạo đối với nữ giới là rất nguy hại. Nó có thể gây rò rỉ ra tại tầng sinh môn dẫn đến nhiễm khuẩn và tạo thành ổ áp xe. Một số trường hợp còn có thể nhiễm khuẩn ngược dòng lên niệu quản, thận. Thậm chí là dẫn tới suy thận.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
Tiểu buốt và ngứa ở nữ giới; tiểu buốt sau khi quan hệ ở nữ giới; tiểu buốt ra máu sau quan hệ ở nữ… Đều có thể là những dấu hiệu thường gặp khi các chị em phụ nữ bị lây nhiễm các bệnh STDs như:
- Lậu
- Giang mai
- Chlamydia
- Herpes sinh dục
- …
Các căn bệnh này thường bắt nguồn từ việc quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ tình dục không an toàn, … Tùy từng diện bệnh mà các triệu chứng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn chúng đều gây ra những vấn đề bất thường khi đi tiểu như: Tiểu đau, tiểu ra mủ, tiểu lẫn máu, tiểu buốt, tiểu rắt…
Nếu không được chữa trị triệt để. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ lây lan sang cho người khác và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, việc điều trị bệnh STDs rất khó khăn bởi tâm lý sợ hãi, ngại ngùng của người bệnh.
Tiểu buốt ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?
Có rất nhiều mẹ bầu khi mang thai gặp phải hiện tượng tiểu buốt. Nhất là ở những tháng đầu tiên của thai kỳ. Triệu chứng này có thể lặp lại nhiều lần và làm ảnh hưởng đến tâm lý của các bà bầu.
Theo các bác sĩ sản phụ khoa: Hiện tượng tiểu buốt ở phụ nữ mang thai là điều rất dễ gặp. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do mối liên quan giữa sự tác động của phôi thai đến quá trình hoạt động của hệ tiết niệu.
Cụ thể khi phôi thai trong quá trình phát triển gia tăng về kích thước sẽ khiến tử cung giãn ra, chèn ép lên niệu đạo, bàng quang. Điều này dẫn đến sự ứ đọng nước tiểu ở bàng quang. Việc bàng quang không bao giờ rỗng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm. Tùy vào mức độ nhiễm khuẩn mà tình trạng tiểu buốt có thể nặng hoặc nhẹ, kéo dài trong nhiều ngay hay ít ngày.
Bên cạnh đó, trong thời gian mang thai. Các mẹ bầu cũng dễ gặp phải một số căn bệnh khác như: Viêm niệu đạo, viêm âm đạo, viêm bể thận hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục, … do sức đề kháng của cơ thể giảm. Và những căn bệnh này cũng đều có thể gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu khó khi mang thai.
Tiểu buốt ở nữ giới có nguy hiểm không?
Khi gặp tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau… khi đi tiểu. Nhiều chị em thường cảm thấy lo lắng, không biết vấn đề này có nguy hại hay không? Trên thực tế, mức độ nguy hại của tình trạng tiểu buốt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.
- Làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Tình trạng tiểu buốt ở nữ dù xảy ra ngắn ngày hay dài ngày. Thì đều khiến cho các chị em cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Đặc biệt, nếu cơn đau buốt khi đi tiểu xảy ra dữ dội nó sẽ khiến người bệnh có cảm giác sợ đi tiểu, nhịn tiểu. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày, giảm chất lượng cuộc sống.
- Làm ảnh hưởng đến sức khỏe
Tình trạng tiểu buốt ở nữ giới nếu bắt nguồn từ các bệnh lý trong cơ thể. Nếu không được chữa trị, nó sẽ gây ra các triệu chứng, biến chứng vô cùng nguy hại. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí là cả khả năng mang thai, sinh nở.
- Ảnh hưởng đến việc mang thai
Tình trạng tiểu buốt thai kỳ nếu kéo dài sẽ gây ra áp lực tâm lý cho thai phụ. Và điều này sẽ khiến các bà bầu luôn ở trong trạng thái khó chịu, mệt mỏi, không tốt cho việc mang thai. Đặc biệt, với những trường hợp bị tiểu buốt vì bệnh lý thì nó còn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chính người mẹ. Thậm chí tác động đến cả sự phát triển của thai nhi.
Chính vì vậy khi bản thân gặp phải các cơn tiểu buốt mà không rõ nguyên nhân. Các chị em phụ nữ nên chủ động đến các cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám và điều trị bằng phương pháp phù hợp.
Cách điều trị tiểu buốt ở nữ giới an toàn hiệu quả
Làm thể nào để chữa tiểu buốt? Cách chữa tiểu buốt ở nữ như thế nào? Đi tiểu xong bị buốt ở nữ uống thuốc gì? Cách chữa tiểu buốt tại nhà?… Theo khuyến cáo của các bác sĩ phụ khoa, tiểu buốt là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể. Do đó, việc khắc phục vấn đề này là điều cần thiết và không nên bỏ qua.
Nữ giới khi bị tiểu buốt, trong trường hợp tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường khác như:
- Ngứa vùng kín,
- Ra dịch âm đạo bất thường
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu,
- Nước tiểu đục hay lẫn máu…
Thì nên chủ động đến các cơ sở y tế để kiểm tra và thăm khám.
Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Kết hợp với việc xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp tìm ra vi khuẩn gây bệnh (nếu có). Qua đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán được nguyên nhân gây tiểu buốt ở từng trường hợp là do đâu. Và đưa ra cách điều trị tiểu buốt ở nữ phù hợp nhất, giúp mang lại hiệu quả tốt nhất.
Hiện nay, một số cách chữa tiểu buốt thường được áp dụng gồm:
Thuốc chữa tiểu buốt ở nữ nào hiệu quả
Chữa tiểu buốt bằng thuốc là cách chữa phổ biến và được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bị tiểu buốt nên uống thuốc gì? Sau khi thăm khám có kết quả, có thể bác sĩ chỉ định chị em điều trị nội khoa mơ mộng. Cụ thể nên dùng thuốc gì còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
- Với trường hợp bị viêm bàng quang, viêm bể thận: Người bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh dưới dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Với trường hợp bị viêm niệu đạo: Sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị, tùy thuộc vào loại nhiễm trùng gây bệnh.
- Với trường hợp bị viêm âm đạo: Nếu tình trạng viêm nhiễm bắt nguồn từ vi khuẩn hay nhiễm trùng Trichomonas, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu là do nhiễm nấm men thì điều trị bằng thuốc kháng nấm. Các dạng thuốc trị viêm âm đạo có thể ở các dạng uống, thuốc đặt âm đạo hay thuốc bôi…
- Với trường hợp bị bệnh STDs: Tùy vào từng diện bệnh mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc đặc trị để giúp làm lành các tổn thương và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Người bệnh cũng có thể điều trị bằng phương pháp đông – tây y kết hợp để mang lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, đối với những trường hợp bị tiểu buốt kèm theo đau nhức các bộ phận khác. Bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc giảm đau, chống viêm, … Chúng có công dụng giúp người bệnh cân bằng được thể trạng và ổn định sức khỏe trong thời gian nhanh chóng.
Khuyến cáo khi dùng thuốc trị tiểu buốt
Việc sử dụng thuốc để chữa tiểu buốt là phương pháp rất đơn giản. Tuy nhiên, các chị em tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa thăm khám và chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này có thể khiến bệnh không khỏi mà có thể dẫn đến các biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Đặc biệt, những nữ giới mang thai bị tiểu buốt. Thì cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ nếu phải dùng thuốc để chữa bệnh. Việc tùy tiện sử dụng thuốc khi mang thai có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.
Cách chữa tiểu buốt tại nhà
Việc điều trị tiểu buốt tại nhà cũng là một phương pháp giúp các chị em có thể cải thiện được các cơn đau buốt khó chịu khi đi tiểu. Theo các bác sĩ, các bạn có thể áp dụng những cách sau đây để kiểm soát tình trạng này:
- Uống nhiều nước để đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể. Đảm bảo cho hệ bài tiết được hoạt động bình thường.
- Khi buồn tiểu nên đi tiểu ngay. Tuyệt đối không nên nhịn tiểu vì có thể gây ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.
- Luôn giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên. Nhất là trước và sau khi quan hệ.
- Không sử dụng các loại chất tẩy rửa có mùi thơm để vệ sinh vùng kín để giảm nguy cơ bị kích ứng ở niệu đạo.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để không bị lây nhiễm mầm bệnh từ bạn tình và ngược lại
- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Loại bỏ các thức ăn, nước uống có thể gây kích thích bàng quang như bia rượu, cà phê, thức ăn cay, chất làm ngọt nhân tạo… Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng.
- Thường xuyên luyện tập thể thao để cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.
Đây cũng chính là những phương pháp giúp phòng tránh tiểu buốt hiệu quả, mà các chị em phụ nữ không mắc bệnh cũng có thể áp dụng.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến hiện tượng tiểu buốt ở nữ giới. Với những chia sẻ này, các bạn có thể biết được tình trạng tiểu buốt là bệnh gì và phải làm gì khi bị tiểu buốt.