Tổng quan bệnh viêm âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa hiệu quả
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Âm hộ – âm đạo là cửa ngoài của cơ quan sinh dục nữ, chỉ cần một bất cẩn nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày cũng sẽ khiến bộ phận này bị viêm nhiễm. Vậy viêm âm hộ – viêm âm đạo là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cùng với đó là cách chữa đạt hiệu quả.
BỆNH VIÊM ÂM HỘ – ÂM ĐẠO LÀ GÌ?
Âm hộ – âm đạo bộ phận sinh dục quan trọng của phái nữ. Âm hộ là ở ngay cửa mình, còn âm đạo nằm ở bên trong âm hộ, dưới lỗ niệu đạo và trong thành môi nhỏ.
Âm hộ giúp che chắn, bảo vệ hệ thống cơ quan sinh dục và sinh sản quan trọng như môi bé, môi lớn, âm đạo, âm vật, tử cung…
Âm đạo là bộ phận quan trọng của nữ giới, giúp thực hiện chức năng sinh sản và thỏa mãn nhu cầu sinh lý. Ngoài ra, đây cũng chính là nơi kinh nguyệt chảy ra hàng tháng theo chu kỳ kinh nguyệt.
Âm hộ – âm đạo là bộ phận nhạy cảm, dễ bị các tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm, trùng roi, ký sinh trùng, … xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Viêm âm hộ – âm đạo là tình trạng viêm nhiễm vùng kín hầu như chị em nào cũng từng bị ít nhất một lần. Trong đó, tình trạng viêm do vi khuẩn là phổ biến nhất. Bệnh lý này rất thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 15 – 44.
Viêm âm hộ – âm đạo nếu tái phát nhiều lần không chỉ tác động xấu tới sức khỏe. Nguy hại hơn, còn đe dọa đến khả năng sinh sản, cản trở quá trình làm mẹ của nữ giới. Do đó, ngay khi có dấu hiệu của bệnh, nữ giới nên chủ động thăm khám và điều trị ngay.
TÁC NHÂN GÂY VIÊM ÂM HỘ – VIÊM ÂM ĐẠO
Phụ nữ bị viêm nhiễm âm đạo có thể do nhiều tác nhân gây ra, tùy theo tác nhân mà triệu chứng bệnh cũng như điều trị cũng khác nhau. Vì thế khi âm đạo bị viêm, việc thăm khám, xét nghiệm để tìm tác nhân gây bệnh cũng rất quan trọng. Dưới đây là những tác nhân chủ yếu gây viêm nhiễm âm đạo:
Vi khuẩn
Thực tế, trong âm đạo nữ giới vốn tồn tại sẵn vi khuẩn lactobacillus, chúng có tác dụng bảo vệ âm đạo chống lại các vi khuẩn kỵ khí gây bệnh. Nếu như nữ giới có quan hệ tình dục không an toàn khiến vi khuẩn kỵ khí chiếm ưu thế hơn, môi trường âm đạo sẽ thay đổi và dễ dẫn đến viêm nhiễm.
Viêm âm đạo do nhiễm nấm
Viêm nhiễm âm đạo do nhiễm nấm là bệnh lý phổ biến thường gặp. Bệnh có tỷ lệ tái phát cao và điều trị dai dẳng không khỏi. Nấm thường gây bệnh nhất là nấm Candida, chúng cũng gây nhiễm trùng ở nhiều khu vực ẩm ướt khác trong cơ thể như: miệng, giường móng, nếp gấp da,…
Viêm nhiễm âm đạo do ký sinh trùng
Loại ký sinh trùng Trichomonas vaginalis lây truyền qua đường tình dục có thể gây viêm nhiễm âm đạo, bị lây nhiễm khi phụ nữ quan hệ tình dục với người mắc bệnh.
Ngoài ra còn 1 số tác nhân gây bệnh ít gặp hơn như: vi khuẩn lây từ hậu môn qua âm đạo, ký sinh trùng lây nhiễm qua đường tình dục như Chlamydia, Herpes, Gonorrhea, Campylobacter, Mycoplasma,…
Viêm âm đạo không do nhiễm trùng
Một số phụ nữ bị viêm âm hộ – âm đạo không phải do tác nhân gây bệnh là vi sinh vật mà do sự thay đổi bất thường trong môi trường âm đạo.
Nguyên nhân gây ra sự thay đổi này có thể là sản phẩm diệt tinh trùng trong bao cao su, thuốc tẩy âm đạo, xà phòng thơm, thuốc xịt, vật thể lạ trong âm đạo,…
Vì thế việc lựa chọn sản phẩm vệ sinh cũng như dụng cụ khác cho âm đạo cần cẩn thận, đảm bảo vệ sinh và an toàn.
TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT VIÊM ÂM HỘ – ÂM ĐẠO Ở NỮ GIỚI
Viêm nhiễm âm đạo có thể dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên, hầu hết nữ giới lại thường chủ quan không thăm khám sớm, nhiều trường hợp đến khám khi triệu chứng viêm nhiễm âm đạo đã nặng và kéo dài. Bên cạnh việc thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng /lần. Nữ giới cần thăm khám phụ khoa ngay khi bản thân có các dấu hiệu sau đây:
Tăng tiết dịch âm đạo bất thường
Để làm sạch và giữ cho môi trường âm đạo luôn ẩm ướt tự nhiên, cơ thể sẽ tiết lượng dịch âm đạo phù hợp. Nếu âm đạo khỏe mạnh, không có viêm nhiễm, dịch này có màu trắng trong như lòng trứng gà hoặc trắng đục nhẹ, có mùi tanh nhẹ và hơi dai.
Nhưng khi bị viêm, dịch âm đạo sẽ có những đặc điểm bất thường cả về màu sắc, mùi và số lượng. Lúc này, dịch tiết âm đạo được gọi là khí hư, đặc điểm khí hư sẽ phụ thuộc vào tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo.
Thường gặp nhất là khí hư có màu vàng, xanh hoặc xám, có mùi hôi và dính đặc. Nguyên nhân gây viêm nhiễm là nấm hoặc vi khuẩn.
Ngứa ngáy vùng kín
Khi bị viêm, môi bé, môi lớn, âm hộ, niêm mạc âm đạo bị kích ứng. Khí hư ra nhiều, bựa trắng bao phủ ở bên trong, gây ra tình trạng ngứa ngáy vùng kín, đau rát âm đạo.
Dấu hiệu ngứa âm đạo có thể diễn ra từng đợt, âm ỉ, ngứa dữ dội tùy vào mức độ và tác nhân gây bệnh. Nếu chị em bị viêm do nấm sẽ bị ngứa vùng kín vào ban đêm.
Nhận biết viêm vùng kín khi “cô bé” có mùi hôi
Mùi hôi âm đạo là một trong những triệu chứng rất điển hình khi bị viêm. Do sự phát triển quá mức của các vi sinh vật trong âm đạo. Lúc này môi trường trong âm đạo bị thay đổi, khiến cho âm đạo có mùi hôi rất khó chịu.
Đau, chảy máu khi quan hệ
Khi bị âm đạo bị viêm, do sự tấn công của các vi sinh vật. Nó có thể khiến cho niêm mạc bên trong âm đạo bị tổn thương. Do đó, khi có những tiếp xúc trong lúc quan hệ, có thể gây trầy xước, chảy máu.
Ngoài ra, khi bị viêm, vùng kín sẽ không tiết ra nhiều dịch bôi trơn. Khi quan hệ, nữ giới sẽ bị đau. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị tiểu buốt, tiểu khó, nóng rát khi đi tiểu. Tùy vào mức độ, tác nhân, nguyên nhân mà bệnh có những triệu chứng khác nhau.
[Cô bé bị ngứa, có mùi hôi bất thường, hãy trò chuyện với bác sĩ để được giải đáp miễn phí TẠI ĐÂY!]
VIÊM ÂM HỘ – ÂM ĐẠO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Bệnh viêm âm hộ – âm đạo tuy là viêm nhiễm lành tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.
Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
Viêm nhiễm vùng kín khiến cho “cô bé” luôn trong tình trạng ẩm ướt do khí hư ra nhiều, khiến vùng kín luôn ngứa rát, mùi hôi khó chịu. Điều này khiến người bệnh cảm thấy tự ti, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.
Ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản
Khi vùng kín bị viêm nhiễm do các tác nhân gây hại tấn công, tạo ra môi trường âm đạo nhiều axit, hoặc kiềm dẫn đến tinh trùng dễ bị tiêu diệt.
Viêm nhiễm vùng kín nếu không được điều trị có thể lan sang các bộ phận khác như âm đạo, cổ tử cung, buồng trứng,vòi trứng,…gây nên tình trạng viêm nhiễm. Nếu bệnh nặng có thể khiến chị em phải đối mặt với bệnh vô sinh.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Phụ nữ mang thai, nếu bị viêm nhiễm vùng kín khi trẻ sinh ra có thể sẽ bị nhiễm khuẩn, viêm màng ối, có nhiều trường hợp bị sảy thai, đẻ non, do bệnh viêm âm hộ.
CHỮA VIÊM ÂM HỘ – ÂM ĐẠO BẰNG CÁCH NÀO TỐT NHẤT
Viêm âm hộ âm đạo nếu điều trị muộn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường. Do đó, việc thăm khám và điều trị bệnh là việc làm hết sức cần thiết. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, phác đồ điều trị sẽ khác nhau. Sau khi thăm khám lâm sàng, căn cứ vào từng nguyên nhân cũng như mức độ của bệnh, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Cụ thể:
Điều trị nội khoa (dùng thuốc)
Phương pháp ngoại khoa là sử dụng các loại thuốc để điều trị bệnh. Thuốc phụ khoa bao gồm thuốc kháng nấm, diệt khuẩn, cân bằng độ pH trong âm đạo, thuốc giảm đau. Các thuốc chữa viêm nhiễm âm đạo được bào chế dưới dạng thuốc:
- Uống
- Tiêm
- Truyền
- Đặt vào âm đạo
- Rửa vệ sinh bên ngoài
Lưu ý: Thuốc chữa phải được kê đơn, chị em tuyệt đối không được tự ý mua thuốc. Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, trong thời gian chữa bệnh nên kiêng quan hệ, chất kích thích để việc điều trị đạt hiệu quả.
Điều trị ngoại khoa
Trường hợp chị em bị bệnh giai đoạn mãn tính, tái đi tại lại nhiều lần. Việc điều trị bằng thuốc không đạt hiệu quả. Bác sĩ sẽ điều trị bệnh bằng phương pháp ngoại khoa như oxy xanh, ozone… Trong đó, phương pháp ánh sáng sinh học là phương pháp trị bệnh an toàn, đạt hiệu quả cao nhất hiện nay.
Tại Hà Nội, phương pháp sinh học đang được phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội ứng dụng cho hiệu quả cao, giúp điều trị khỏi bệnh cho nhiều bệnh nhân.
[Tư vấn bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp ánh sáng sinh học]
CÁC PHÒNG TRÁNH VIÊM ÂM ĐẠO ĐẠT HIỆU QUẢ
Để phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo nói riêng và viêm nhiễm vùng kín nói chung, bạn cần thực hiện:
- Tránh tắm bồn, nhất là bồn nước nóng và bồn tạo sóng. Thay vì vậy, hãy tắm bằng vòi hoa sen.
- Xả sạch xà phòng/sữa tắm khỏi vùng kín sau khi tắm. Không sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh.
- Luôn giữ vùng kín khô ráo để tránh kích ứng.
- Lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh
- Không thụt rửa vùng kín để tránh tiêu diệt các sinh vật có lợi cư trú trong âm đạo
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Mặc đồ lót bằng vải cotton tạo ra môi trường thông thoáng cho vùng kín. Hạn chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn gây bệnh.
Mong rằng với những thông tin về bệnh viêm nhiễm âm đạo trên đấy. Đã giúp chị em hiểu được phần nào về triệu chứng, cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh. Từ đó, sẽ có biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả nhất.