[Bác sĩ giải đáp] Ngứa vùng kín khi mang thai là do đâu?

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Thống kê cho thấy, có tới 90% phụ nữ bị ngứa vùng kín khi mang thai. Bình thường “vùng kín” là nơi nhạy cảm, trong giai đoạn mang thai lại nhạy cảm hơn. Nguyên nhân bà bầu bị ngứa sưng vùng kín có thể do nồng độ pH thay đổi, nồng độ hormone etrogen thay đổi, dị ứng, … Nhưng chị nếu nổi mụn ngứa ở vùng kín khi mang thai chị em hết sức lưu ý. Bởi đây có thể là do dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Bài viết dưới đây. Bác sĩ phụ khoa sẻ giải đáp những vấn đề liên quan đến. Ngứa vùng kín khi mang thai là do nguyên nhân nào? có nguy hiểm không? Và cách khắc phục ra làm sao? Cùng tìm hiểu nhé!

[Bật mí] Nguyên nhân ngứa vùng kín khi mang thai

Bà bầu bị ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín là triệu chứng thường gặp. Theo bác sĩ chuyên khoa, có nhiều nguyên nhân khiến các mẹ bầu gặp phải tình trạng này. Có thể là do nguyên nhân sinh lý, nhưng không ngoại trừ nguyên nhân bệnh lý gây ra. Cụ thể như sau:

Ngứa vùng kín khi mang thai

  • Tử cung tăng trưởng

Nguyên nhân sinh lý phổ biến là do sự tăng trưởng tử cung trong thai kỳ. Sự tăng trưởng này giúp em bé có chỗ để lớn dần trong bụng mẹ. Điều này có thể dẫn đến da bụng bị giãn, đường sinh dục bên trong dễ trở nên ngứa ngáy hơn.

  • Thay đổi nồng độ hoocmon estrogen

Khi mang thai hormone estrogen tiết ra nhiều hơn. Hình thành glycogen nhiều hơn, khiến “vùng kín” luôn trong tình trạng ẩm ướt. Từ đó dễ khiến mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm dần sau khi sinh. Trong giai đoạn này mẹ bầu cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày.

  • Nồng độ pH âm đạo thay đổi

Khi mang thai, pH âm hộ, âm đạo sẽ tăng tính kiềm. Gây ra những thay đổi làm ngứa ngáy vùng kín.

  • Dị ứng

Khi mang thai nhiều thứ thay đổi, trong đó có khẩu vị do đó khi mang thai chị em nên lưu ý thức ăn dùng. Bởi một số thực phẩm có thể gây ngứa ngáy dị ứng vùng kín. Ngoài ra dung dịch vệ sinh, quần lót, nước xả vải, … cũng có thể là tác nhân gây dị ứng. Nhưng chị em chỉ cần ngưng sử dụng nó sẽ giảm dần.

  • Bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân sinh lý. Các mẹ bầu không nên chủ quan, bỏ qua yếu tố bệnh lý gây ra. Bởi tình trạng vùng kín bị ngứa khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa, bệnh lây qua đường tình dục.

Xem thêm: Ngứa vùng kín vào ban đêm là bệnh gì? [Cảnh báo 14 bệnh nguy hiểm]

Ngứa vùng kín khi mang thai cảnh báo bệnh gì?

Các tác nhân như: Nấm men, virus, ký sinh trùng, vi khuẩn, … Là những tác nhân gây ra các bệnh phụ khoa. Do đó, nếu chị em khi mang thai có dấu hiệu ngứa vùng kín hãy cảnh giác. Bởi đây là triệu chứng cảnh báo các bệnh phổ biến như:

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo do nhiễm vi khuẩn rất phổ biến với những phụ nữ đang trong thai kỳ. Cứ 5 chị em mang thai thì lại có 1 người bị nhiễm bệnh (chiếm 20% số phụ nữ mang thai).

Bệnh do một loại vi khuẩn thường trú trong ống sinh dục phụ nữ. Khi gặp môi trường âm đạo biến đổi mà phát triển. Triệu trứng điển hình của bệnh là ngứa âm đạo, khí hư tiết ra có màu, mùi và tính chất bất thường.

Viêm đường tiết niệu

Chăm sóc vùng kín không chu đáo khi mang thai. Có thể khiến các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập vào đường tiết niệu. Các bộ phận viêm nhiễm có thể bao gồm niệu đạo, bàng quang, thậm chí lây lan lên thận.

Viêm cổ tử cung

Bệnh lý này rất nguy hiểm vì tử cung là nơi thai nhi bám vào để phát triển. Triệu chứng bệnh chủ yếu là khí hư tăng nhiều với những dấu hiệu bất thường.

Cụ thể là khí hư có dạng nhầy nhớt, đôi khi kèm mủ và máu. Chị em cần tiến hành thăm khám và điều trị ngay để đảm bảo thai nhi được an toàn.

Viêm vùng chậu

Viêm nhiễm xảy ra ở vùng chậu có thể dẫn đến triệu chứng sốt kèm theo rét run. Thai phụ lúc này cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, đau cơ và vùng bụng dưới. Thai phụ cũng gặp rối loạn tiểu tiện, tiểu đau, tiểu rắt, tiểu khó, âm đạo chảy nhớt, mủ…

Viêm phần phụ

Vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng cũng có thể viêm nhiễm khiến thai phụ đau vùng bụng dưới dữ dội. Thai phụ có thể lên cơn sốt tới hơn 38,5 độ C. Khí hư tiết ra cũng bất thường.

Bệnh lý lây qua đường tình dục

Các bệnh lây qua đường tình dục điển hình có thể kể đến như lậu, giang mai, Chlamydia, Herpes sinh dục, sùi mào gà và Trichomonas… Những bệnh này đều gây ra tình trạng ngứa âm đạo ở phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu ngoài việc cảm thấy ngứa ngáy vùng kín thì còn gặp dấu hiệu âm hộ sưng đỏ, đi tiểu đau buốt, khí hư chuyển màu. Một số bệnh gây ra những mụn đỏ mọc thành mảng (mụn rộp sinh dục, sùi mào gà). Khi vỡ ra gây lở loét, ngứa và đau đớn.

Bệnh trĩ

Phụ nữ mang thai thường đối mặt với nguy cơ bị táo bón. Điều này làm tăng tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở các mẹ bầu. Bệnh trĩ cũng khiến vùng kín có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, cơn ngứa này xuất phát từ hậu môn người bệnh.

Bệnh ký sinh trùng: rận mu

Căn bệnh này thường chỉ gây ra cảm giác ngứa nhiều nhất xung quanh khu vực lông mu. Đặc biệt về đêm, rận mu ra ngoài hoạt động nên càng khiến chị em thấy ngứa ngáy hơn. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể tìm thấy những mụn mẩn nhỏ xuất hiện xung quanh hai mép âm đạo.

Viêm nang lông 

Phụ nữ mang thai đang trong thai kỳ từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 rất dễ mắc phải bệnh viêm nang lông. Triệu chứng đi kèm là xuất hiện những mụn mủ ở nang lông, khiến vị trị này trở nên ngứa ngáy.

Chứng ứ mật trong gan

Một số sản phụ dễ mắc căn bệnh này. Bệnh gây ra hiện tượng khô da và ngứa, trong đó có da vùng kín. Những triệu chứng khác có thể đi kèm là thèm ăn, buồn nôn…

Ngoài những căn bệnh kể trên. Một số thai phụ còn có tiền sử bị da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc các bệnh da liễu khác… Tất cả những bệnh này đều có thể gây ra tình trạng ngứa vùng kín trong thai kỳ.

Ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?

Ngứa vùng kín có thể là bệnh nhẹ, nhưng cũng có lúc là tình trạng bệnh lý nặng, có thể dẫn đến biến chứng. Đặc biệt trong thời kỳ mang thai, ngứa vùng kín càng dẫn đến những vấn đề nguy hiểm:

  • Bất tiện trong sinh hoạt: Ngứa ngáy vùng kín khiến thai phụ không thể tập trung làm việc, cảm giác lo lắng, bất an.
  • Vùng kín bị tổn thương: Nhiều thai phụ có thói quen gãi khi ngứa vùng kín. Hành động này có thể làm trầy xước, tổn thương cơ quan sinh dục, khiến viêm nhiễm lây lan nặng hơn.
  • Nguy cơ mắc bệnh lý phụ khoa khác: Lây lan ngược dòng khiến các cơ quan khác trong hệ sinh dục và hệ bài tiết cũng có thể mắc phải viêm nhiễm. Điều này càng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
  • Ảnh hưởng xấu đến thai nhi: sinh non, sảy thai… là những vấn đề mẹ bầu có khả năng phải đối mặt. Dù trẻ thành công được sinh ra cũng có thể mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, thị giác, … Do tác nhân gây hại tấn công.

Vì những nguy cơ trên, ngay khi gặp những dấu hiệu viêm nhiễm nghiêm trọng. Thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế. Bệnh càng được phát hiện kịp thời, càng làm giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Chẩn đoán & Cách điều trị ngứa vùng kín khi mang thai

Chữa ngứa vùng kín khi mang thai bằng cách nào hiệu quả. Theo bác sĩ chuyên khoa, để biết câu trả lời thai phụ cần đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám. Làm một vài xét nghiệm cần thiết như: Soi tươi dịch âm đạo, soi tươi dịch niệu đạo, siêu âm màu tử cung, soi cổ tử cung…

Dựa vào tình trạng cụ thể, nguyên nhân gây bệnh. Mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Chẳng hạn như:

Bà bầu bị ngứa vùng kín nên dùng thuốc gì? 

Phụ nữ mang thai dùng thuốc có ảnh hưởng gì không? Thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu loại nào tốt. Theo các chuyên gia phụ khoa. Thai phụ hoàn toàn có thể dùng thuốc khi bị ngứa ngáy âm đạo. Tuy nhiên dùng thuốc nào, liều lượng ra sao, chị em cần chỉ định của bác sĩ. Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ kê toa thuốc phụ khoa trị ngứa phù hợp với mẹ bầu.

Các loại thuốc có thể được chỉ định như: Mebines, polygynax, canesten, … Dù là dùng thuốc nào, chị em cũng nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc, thay đổi liều lượng. Bởi nếu dùng sai có thể ảnh hưởng cả mẹ lẫn thai nhi.

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý: Hãy liên hệ với bác sĩ khi tình trạng ngứa ngáy mà dùng thuốc không được cải thiện.

Ngứa vùng kín khi mang thai: khắc phục hiệu quả tại nhà

Một số mẹo nhỏ các mẹ bầu có thể sử dụng tại nhà để hỗ trợ điều trị tình trạng ngứa vùng kín là:

  • Ăn sữa chua: Sữa chua có nhiều lợi khuẩn, vừa tốt cho âm đạo vừa tốt cho sức khỏe của thai phụ. Vì thế mẹ bầu nên duy trì ăn sữa chua hàng ngày.
  • Baking soda: Lau rửa vùng kín bằng nước pha baking soda, cách này giúp mẹ bầu giảm viêm và ngứa vùng kín hiệu quả.
  • Kem chống ngứa: Mẹ bầu có thể sử dụng kem làm dịu cơn ngứa, nhưng cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, bạn cần cẩn thận với kem ngứa có thành phần hydrocortisone vì đây là chất có hại cho thai nhi.
  • Khăn giấy ướt: Sử dụng khăn giấy ướt chứa chất có từ cây phỉ (witch hazel) sẽ làm dịu cơn ngứa của bạn.
  • Chườm lạnh: Chườm bông hoặc khăn lạnh lên vùng kín cũng có hiệu quả trong việc làm dịu cơn ngứa của mẹ bầu.

Ngoài ra, bạn có thể khắc phục ngứa vùng kín bằng thói quen sinh hoạt. Cụ thể như:

  • Chủ động giữ vùng kín sạch sẽ
  • Mặc quần áo thoáng mát, tránh tác động cơ học lên vùng kín
  • Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin
  • Không nên ăn đồ nhiều đường (đường làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, tiểu đường khi mang thai)
  • Chia sẻ với bác sĩ khi gặp tình trạng ngứa âm đạo của mình khi đi khám thai

Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về những vấn đề xung quanh hiện tượng ngứa vùng kín ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Do đó, các mẹ bầu cần lưu ý để sớm có phương án điều trị phù hợp.

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ