10+ Dấu hiệu bệnh gout bạn nên nhận biết sớm

Tham vấn y khoa:

Bình chọn post

Bệnh gout mãn tính gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như tàn phế khớp, suy thận hay đột quỵ. Tìm hiểu các dấu hiệu bệnh gout để điều trị sớm nhất là cách để hạn chế những tác hại này. Vậy triệu chứng bệnh gout là gì và cách điều trị bệnh gout như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những nội dung này trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu bệnh gout như thế nào?

Bệnh gout là một dạng viêm khớp đặc biệt gây ra những cơn đau khớp và biến dạng khớp. Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout là lắng đọng của axit uric trong khớp. Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều purin như thịt đỏ, hải sản, uống nhiều rượu bia… là nguyên nhân chính gây bệnh gout. Ngoài ra, bị béo phì, tuổi cao và sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Bệnh gây ra đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, đời sống và năng lực lao động của người bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh gout sớm nhất? Dưới đây là những dấu hiệu bệnh gout bạn không được bỏ qua:

  1. Dấu hiệu bệnh gout là gì – Đau nhức và buốt khớp xương

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh gout dễ nhận biết nhất là đau nhức và buốt khớp xương. Những cơn đau này thường xuất hiện đột ngột lúc nửa đêm hoặc gần sáng. Ngoài ra, cơn đau cũng có thể xuất hiện sau một bữa ăn quá nhiều thịt hoặc sau khi uống bia rượu.

Cơn đau gout là các cơn đau buốt âm ỉ kéo dài cho đến khi sử dụng thuốc giảm đau mới thuyên giảm. Đau nhiều nhất là vào ban đêm và đau tăng theo thời gian bị bệnh, nhưng thường là sau vài ngày đến 1 tuần sẽ giảm.

Khớp đầu tiên gánh chịu biểu hiện bị bệnh gout gây ra đó là khớp ở ngón chân cái. Tiếp đó, sẽ lan rộng sang các khớp lân cận như: khớp bàn chân, cổ chân, mắt cá chân, khớp gối, cổ tay, khớp bàn tay, ngón tay…

  1. Biểu hiện bệnh gout là gì – Các khớp gout sẽ bị sưng tấy, nóng, đỏ

Biểu hiện của bệnh gout mà người bệnh có thể dễ dàng quan sát được từ bên ngoài là các khớp bị sưng lên, có màu hơi đỏ ửng, tấy, sờ vào thấy ấm nóng. Đây là biểu hiện cho thấy tình trạng viêm đang diễn ra.

Đặc biệt, nếu các bạn ấn vào vị trí sưng tấy đó sẽ có cảm giác nhói đau. Đồng thời thấy mềm như có mủ ở bên trong. Thậm chí có thể thấy khớp bị viêm sẽ to hơn các khớp không bị.

Ngoài ra, khi quan sát vùng da quanh khớp, các bạn sẽ thấy có màu đỏ hoặc hơi tím trông giống như bị nhiễm trùng.

  1. Triệu chứng của bệnh gout là gì – Vận động trở nên khó khăn hơn, cứng khớp

Cảm thấy các khớp cứng hơn và vận động khó khăn có thể là một triệu chứng của bệnh gout.

Nguyên nhân là do, các khớp khi bị sưng to sẽ kèm theo viêm nhiễm. Khiến các sụn khớp và vùng bao khớp bị tổn thương. Do đó, người bệnh sẽ rất khó khăn để cử động khớp cũng như di chuyển. Nhất là khi đi lại sẽ thấy đau nhức dữ dội nên thường ngồi một chỗ nghỉ ngơi cho bớt đau. Tình trạng này kéo dài có thể làm mất khả năng vận động của người bệnh.

  1. Xuất hiện các cục u nhỏ quanh khớp là dấu hiệu của bệnh gout

Khi xuất hiện các cục u nhỏ hay còn gọi là các hạt tophi quanh khớp thì chứng tỏ bệnh đã nặng. Các u cục này hình thành do lượng muối urat bị tích tụ quá nhiều trong khớp.

Lúc đầu các hạt tophi mọc ít và kích thước nhỏ. Sau một thời gian sẽ biến mất, khiến cho vùng da quanh khớp bị bong tróc và ngứa ngáy do mọc da non.

Nếu không được chữa trị kịp thời thì khoảng 2 năm sau đó, bệnh gout sẽ quay trở lại nhưng biểu hiện của bệnh gút đã nghiêm trọng hơn. Lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, các cơn đau sẽ dữ dội hơn và kéo dài hàng tháng. Đặc biệt hạt tophi mọc nhiều, kích thước lớn hơn làm biến dạng khớp, khi chúng vỡ ra sẽ gây tàn phế khớp, khiến người bệnh  không thể di chuyển được.

  1. Bệnh gout biểu hiện qua thận

Thận đóng vai trò đào thải axit uric trong cơ thể. Khi nồng độ axit uric quá nhiều, thận sẽ phải hoạt động tích cực để loại bỏ chúng. Điều này có thể phá hỏng cấu trúc của thận. Các vấn đề về thận cho thấy, bệnh gout của bạn đang ngày một nghiêm trọng bao gồm sỏi thận và suy thận.

  1. Biến dạng khớp

Bệnh gút mạn tính kéo dài không được điều trị đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm tại khớp, dẫn đế khớp bị biến dạng.

  1. Tiểu khó là một triệu chứng của bệnh gout

Bệnh gout gây biến chứng các vấn đề về thận trong đó có tác nghẽn niệu quản. Tắc nghẽn niệu quản có liên quan đến một số triệu chứng khó chịu bao gồm tiểu rắt, tiểu ra máu, phù nề, huyết áp cao, đau bụng, mệt mỏi và nước tiểu chứa các hạt vật chất nhỏ.

Nếu đang mắc bệnh gút mà gặp phải những dấu hiệu này thì có thể tình trạng bệnh gút của bạn đang nghiêm trọng hơn rồi đấy! Hãy tới cơ sở y tế để sớm nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia y tế.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở chân

Các dấu hiệu bệnh gout ở chân không khó nhận biết nhưng lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm khớp khác. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng sau đây ở chân, bạn cần đi khám ngay:

  • Khớp chân đau dữ dội:

Bệnh gout thường ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái đầu tiên, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng tới khớp mắt cá chân, khớp đầu gối,… Khi bị bệnh gút tấn công, bạn sẽ nhận thấy cơn đau dữ dội nhất trong vòng từ 4 – 12 giờ đầu tiên.

Cơn đau thường dữ dội hơn về đêm. Bạn sẽ cảm nhận thấy những cơn đau thấu xương đến mức chỉ chạm vào một chiếc chăn cũng gây đau.

  • Da vùng khớp chân bị bong tróc:

Bệnh gout sẽ khiến khớp chân của bạn bị viêm và sưng tấy. Lúc này, da quanh khớp sẽ bị đỏ, trông như bị nhiễm trùng. Khi cơn đau thuyên giảm, bạn sẽ cảm thấy ngứa và da vùng khớp bị đau sẽ bong tróc.

  • Cơn đau tái phát theo đợt:

Bệnh gout thường tấn công theo từng đợt. Sau khoảng 7 – 10 ngày, đau gút sẽ tự hết kể cả khi bạn không sử dụng thuốc hay điều trị. Tuy nhiên, không phải bệnh đã thuyên giảm. Gút có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào nếu bạn không có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Các dấu hiệu bệnh khớp ở tay

Bệnh gout thương xuất hiện nhiều ở chân nhưng cũng có khi xuất hiện ở tay với các triệu chứng như sau:

  • Khớp cổ tay đau, sưng tấy và nóng:

Khớp cổ tay sưng to không rõ nguyên nhân, sau đó bắt đầu lan rộng ra khớp ngón tay, khớp đầu gối, khớp chân…

  • Vùng tay bị đau nhức:

Khi chạm vào cổ tay hoặc vô tình cổ tay đụng phải một vật nào đó khiến bạn cảm thấy đau nhói thì nguy cơ bị gout là rất cao. Lúc này, bạn nên đến các cơ sở thăm khám để xác định mình có thật sự bị gout hay không.

  • Da tay bong tróc:

Cũng giống với bệnh gout ở chân, da tay cũng bong tróc, ngứa ngáy, xuất hiện vết tím tái hoặc đỏ, căng da là những biểu hiện đặc trưng khi bị gout.

  • Hạt tophi:

Hạt tophi xuất hiện trên tay bạn có nghĩa là tình trạng bệnh gout đã bước vào giai đoạn mạn tính. Nếu không được điều trị kịp thời, hạt tophi có thể to lên và vỡ ra gây lở loét, nhiễm trùng tay.

  • Cảm thấy khó khăn khi cử động tay:

Khi muốn gập tay hay cử động tay bạn phải tốn nhiều sức hoặc cảm thấy rất đau đớn, các khớp tay cũng hoạt động kém linh hoạt hơn.

Cách điều trị bệnh gout như thế nào?

  1. Biện pháp chẩn đoán bệnh gout

Bệnh gout thường rất khó để chẩn đoán chính xác vì các triệu chứng gần giống với các bệnh khác. Bạn có mức axit uric cao không có nghĩa là đã mắc bệnh gout. Vì vậy ngoài khám lâm sàng và xét nghiệm nồng độ axit uric trng máu thì biện pháp chọc hút dịch khớp để kiểm tra xem có các tinh thể uric không là cho kết quả chính xác nhất.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể tiến hành một số xét nghiệm khác để đảm bảo kết quả chẩn đoán như:

  • Phân tích chất lỏng hoạt dịch
  • Thử máu. Xét nghiệm nhằm giúp bác sĩ xác định lượng axit uric có cao hay không
  • Chụp X-quang khớp
  • Siêu âm khớp
  • Chụp CT.
  1. Điều trị bệnh gout

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như indomethacin và naproxen để giảm đau cho bạn khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng corticosteroid, một loại kháng viêm mạnh để điều trị. Loại corticosteroid phổ biến nhất là thuốc prednisone.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng colchicine nếu NSAIDs và corticosteroid không có tác dụng. Bạn nên sử dụng thuốc càng sớm càng tốt khi cơn đau bất ngờ xảy ra. Sau khi bạn uống thuốc, cơn đau thường sẽ biến mất trong vòng 12 giờ.

Để ngăn ngừa các cơn đau nghiêm trọng tái phát trong tương lai, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc uống hằng ngày như allopurinol hoặc probenecid. Các loại thuốc này sẽ giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu của bạn.

  1. Điều trị bệnh gout tại nhà

Điều trị bệnh gout sẽ không hiệu quả nếu người bệnh không thay đổi thói quen sinh hoạt nhất là chế độ ăn uống. Để kiểm soát cơn đau gout, bạn hãy thực hiện theo những lời khuyên sau:

  • Nghỉ ngơi: Nơi tốt nhất để không bị cơn đau gút tấn công là bạn nên nằm nghỉ ngơi trên giường. Hãy để các khớp được thư giãn, cơ thể thả lỏng, bạn sẽ thấy đỡ đau hơn.
  • Giữ khớp luôn thông thoáng: Giữ cho phần khớp bị đau được thông thoáng và không phải “gánh” thêm bất cứ đồ vật nào. Trọng lượng của quần áo hoặc một số đồ trên giường đều có thể khiến bạn có cảm giác đau đớn hơn gấp nhiều lần.
  • Xem lại chế độ ăn uống: Cơn đau gút có thể trầm trọng hơn do chế độ ăn nhiều protein động vật và rượu, do đó, bạn cần hạn chế ăn thịt và tránh uống rượu trong khi bị gút.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước rất quan trọng trong một cuộc tấn công bệnh gút. Điều này có thể giúp loại bỏ các tinh thể axit uric ra khỏi cơ thể bạn.

Trên đây là những dấu hiệu bệnh gout và cách điều trị. Khi thấy tay và chân có những triệu chứng bệnh gout như sưng nề, đau nhức, cử động khó khăn thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay vì đây là những biểu hiện rất rõ ràng của bệnh gout. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn trong việc nhận biết và điều trị bệnh gout.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM