Bệnh gout: triệu trứng, nguyên nhân và cách điều trị mới nhất

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Bệnh gout hay gút còn được gọi là bệnh của nhà giàu do ăn uống quá nhiều thực phẩm bổ. Người mắc bệnh gout phải chịu rất nhiều đau đớn ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Vậy bệnh gout là bệnh gì, biến chứng của bệnh gout như thế nào, bệnh gout có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu những điều này trong bài viết dưới đây.

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout gây ra bởi rối loạn chuyển hóa purin trong thận khiến thận không thể lọc axit từ máu. Purin là chất có trogn các loại thực phẩm, khi ăn vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric. Bình thường axit uric không gây hại cho cơ thể sẽ được thận lọc và đào thải qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên khi lượng axit uric quá nhiều, thận không thể đào thải hết sẽ tích tụ trong máu và hình thành các tinh thể nhỏ. Những tinh thể thường tập trung ở các khớp gây viêm sưng khớp và đau đớn cho người bệnh.

Bệnh gout đặc trưng bởi chứng viêm sưng đỏ các khớp nhất là ở ngón chân cái hoạc mắt cá chân, bàn chân và ít gặp hơn ở khớp tay. Người bệnh thường hay bị đau đột ngột vào ban đêm.

Bệnh gout cấp tính là gì?

Bệnh gout được chia thành 2 giai đoạn chính là bệnh gout cấp tính và gout mạn tính. Gout cấp tính là giai đoạn bệnh nhân có nồng độ acid uric máu cao và đã xuất hiện cơn đau khớp. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bệnh chỉ gây đau đớn mà chưa gây ra biến chứng nguy hiểm.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh gout cấp tính là những cảm giác sưng tấy đau nhức rõ rệt ở các khớp. Ở một số người cơn đau cấp tính có thể dữ dội đến mức chỉ cần chạm nhẹ đã khiến người bệnh vô cùng đau đớn.

Bệnh gout cấp tính không được kiểm soát tốt sẽ tiến triển sang giai đoạn mạn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: Tàn phế, tổn thương gan, thận, nổi hạt tophi,…

Xem ngay: 10 địa chỉ vàng chữa bệnh gout hiệu quả nhất Hà Nội

Nguyên nhân bệnh Gout (gút)

Nguyên nhân gây bệnh gout là thận không thể lọc hết axit uric trong máu. Purine trong thực phẩm sau khi được nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric và đưa tới thận. Thận sau đó sẽ lọc và đào thải axit uric ra ngoài qua đường bài tiết. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà cơ chế này bị gián đoạn gây ứ đọng axit uric trong máu. Nguyên nhân có thể suy giảm chức năng thận hoặc người bệnh đã ăn quá nhiều thực phẩm chứ purine như thịt bò, nội tạng động vật…

Tuy nhiên, không phải cứ nồng độ axit uric trong máu cao là bạn sẽ mắc bệnh gout. Cần phải có một số yếu tố khác như độ pH, nhiệt độ cơ thể, huyết áp… Khi có đủ những điều kiện này các hạt tinh thể urat natri được hình thành.

Các tinh thể lắng đọng tại các khớp xương và gây ra tình trạng sưng, viêm, đau nhức, biến dạng vùng khớp chúng tồn tại. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bệnh gout có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng.

Cụ thể những đối tượng dễ mắc bệnh gout bao gồm:

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh gout không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Tuy nhiên đối tượng dễ mắc bệnh gout nhất là nam giới từ 30-50 tuổi và phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout bao gồm:

  • Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản
  • Tuổi tác và giới tính: bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi
  • Uống nhiều bia trong thời gian dài
  • Béo phì
  • Gia đình có người từng bị gout
  • Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật
  • Tăng cân quá mức
  • Tăng huyết áp
  • Chức năng thận bất thường
  • Sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong cơ thể như: Aspirin, Thuốc lợi tiểu, Thuốc hóa trị liệu, Các loại thuốc có thể làm suy giảm hệ miễn dịch như cyclosporine
  • Từng mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, tăng huyết áp
  • Mất nước

Triệu chứng bệnh Gout (gút)

Các triệu chứng của bệnh gout thường diễn ra vào ban đêm. Đôi khi các bệnh cũng không có các triệu chứng ban đầu.

Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm:

  • Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy
  • Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào
  • Khớp sưng đỏ
  • Vùng xung quanh khớp ấm lên

Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

Nếu người bị bệnh gout không dùng thuốc trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.

  • U cục tophi: Xuất hiện các tinh thể xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được điều trị các khối u này sẽ ngày càng lớn hơn.
  • Tổn thương khớp: nếu người bệnh không dùng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác.
  • Sỏi thận: nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể acid uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn tích tụ trong thận gây ra sỏi thận.

Biến chứng của bệnh gout là gì?

Bệnh gout không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức nhưng gây nhiều đau đớn ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra bệnh gout còn gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng của bệnh gút bao gồm:

  • Bệnh gout gây biến chứng tàn phế khớp

Khi không được điều trị những u cục tophi tích tụ ở cá khớp gây biến dạng khớp, cản trở hoạt động của khớp. Có những bệnh nhân bàn tay, bàn chân được miêu tả như nải chuối sứ, như rễ cây cổ thụ hay như những củ khoai.

Hạt tophi chèn ép mạch máu và thần kinh, gây các bệnh lý mạch máu và thần kinh ngoại biên. Khi những hạt tophi này quá lớn chúng có thể bị vỡ ra gây vết thương hở trên da và rất khó lành do rò rỉ muối urat. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong gây viêm khớp nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết. Lở loét nặng có thể bắt buộc phải tháo khớp hoặc cắt cụt chi.

  • Gây bệnh về thận

Bệnh gout không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp mà còn gây tổn thương nghiêm trọng đến thận do sự lắng đọng tinh thể muối urat. Nồng độ acid uric máu tăng cao và được đào thải qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, lâu ngày sẽ gây ra các bệnh lý như viêm khe thận, sỏi thận, tắc ống thận.

Chính những tổn thương nhu mô thận, khiến thận bị ứ nước, suy giảm trầm trọng chức năng thận. Mặt khác, nhiều trường hợp không biết thận đang bị tổn thương nên vẫn dùng các thuốc điều trị gút khiến thận bị ngộ độc, làm nguy cơ sỏi thận tăng lên hoặc ngày càng trầm trọng, hậu quả là dẫn tới suy thận. Do đó bệnh gút và bệnh suy thận là hai bệnh lý thường mắc song song ở bệnh nhân nhất.

  • Tăng nguy cơ bị đột quỵ

Những bệnh nhân mắc bệnh gout mãn tính có nguy cơ bị đột quỵ, tai biến cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do tinh thể urat lắng đọng có thể hình thành những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, tổn thương van tim, giảm lưu thông máu,… Những biến chứng này cực kỳ nguy hiểm và khó điều trị, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

  • Điều trị sai cách

Triệu chứng bệnh gout dễ bị nhầm lẫn với viêm khớp nhiễm khuẩn khiến cho việc điều trị sai cách có thể khiến bệnh nặng hơn hoặc gây dị ứng thuốc kháng sinh dẫn đến tử vong.

  • Dị ứng thuốc điều trị

Ngoài ra, biến chứng của bệnh Gout có thể xảy ra do dùng thuốc điều trị, điển hình là gây dị ứng, nhất là loại allopurinol hoặc tác dụng phụ của các thuốc chống viêm corticoid hoặc không steroid làm tổn hại đến hệ tiêu hóa, máu, thận…

Bệnh gút có thể chữa khỏi được không?

Người mắc bệnh gout rất lo lắng liệu bệnh gout có chữa được không. Theo các chuyên gia, gút là một bệnh mạn tính, hiện tại chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Mục tiêu chính trong điều trị bệnh gút hiện nay là kiểm soát tốt axit uric máu, đưa nồng độ này về mức cho phép, phòng ngừa bệnh tái phát và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có rất nhiều biện pháp giúp bệnh được kiểm soát tốt, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Nếu thực hiện tốt các phương pháp này thì có thể bệnh gút sẽ không gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe.

Lời khuyên của chuyên gia cho người bị gout

Để bệnh gout không phát triển nặng hơn cũng như ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này, người bệnh cần chú ý những điều dưới đây:

  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc được kê toa.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe.
  • Điều trị tốt các bệnh lý gây bệnh gout thứ phát như suy thận, các bệnh lý chuyển hóa, …
  • Tập thể dục hằng ngày
  • Duy trì cân nặng hợp lý

Đặc biệt cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý:

  • Tránh ăn nội tạng, nhất là gan, cá mòi
  • Tránh ăn hải sản và thịt đỏ
  • Hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo như da động vật, các món nướng, món chiên, xào, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây …
  • Hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn đường tinh luyện
  • Uống nhiều nước: uống từ 2,5–3 lít nước mỗi ngày để loại bỏ axit uric trong máu
  • Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia rượu
  • Không uống cà phê, trà, nước uống có gas

Trên đây là những thông tin về bệnh gout chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này và có biện pháp để phòng ngừa bệnh gout hiệu quả

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ