Khi nào cần đi xét nghiệm bệnh xã hội
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Bệnh xã hội là nhóm bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhất là có thể đe dọa đến khả năng sinh sản. Điều trị sớm là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa những biến chứng này. Vậy khi nào cần đi xét nghiệm bệnh xã hội? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các bệnh xã hội thường gặp và thời điểm nên đi xét nghiệm bệnh xã hội.
Bệnh xã hội gồm những bệnh nào?
Bệnh xã hội là cụm từ chỉ các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Bất cứ ai có quan hệ tình dục không an toàn để có nguy cơ mắc các bệnh xã hội dưới đây:
- Bệnh sùi mào gà: Đây là căn bệnh xã hội nguy hiểm gây ám ảnh nhất với nhiều người. Bệnh do virus HPV gây ra. Loại virus này một khi đã xâm nhập vào cơ thể có thể tồn tại mãi mãi trong cơ thể người bệnh. Vì vậy nếu không điều trị triệt để và thực hiện các biện pháp phòng tránh, người bệnh rất dễ bị tái phát nhiều lần. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng vô sinh.
- Bệnh lậu: Đây là bệnh xã hội phổ biến thứ hai, sau sùi mào gà. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn lậu cầu khuẩn. Triệu chứng điển hình của bệnh là rối loạn tiểu tiện, tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu ra mủ, vùng kín đau nhức. Giống như sùi mào gà bệnh có thể gây ra biến chứng bệnh vô sinh ở cả nam và nữ giới.
- Bệnh giang mai: Giang mai cũng là một bệnh xã hội nguy hiểm và phổ biến hiện nay. Triệu chứng ban đầu của bệnh là những vết loét trên da ra, rất mất thẩm mỹ. Khi bệnh phát triển nặng, vi khuẩn gây bệnh có thể tấn công ông vào nội tạng và hệ thần kinh trung ương gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí khiến người bệnh tử vong.
- Bệnh hạ cam mềm: Bệnh này do vi khuẩn gram âm Haemophilus Ducreyi gây ra. Triệu chứng của bệnh là nổi những nốt sần hình tròn có chứa mủ bên trong. Khi những nốt lần này vỡ ra tạo thành vết loét gây đau đớn cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, vết loét này có thể gây hoại tử vùng kín và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh.
- Bệnh Chlamydia: So với các bệnh xã hội khác thì bệnh chlamydia ít được biết đến hơn. Tuy nhiên trên thực tế đây cũng là bệnh xã hội rất phổ biến ở cả nam và nữ giới. Triệu chứng phổ biến của bệnh là xuất hiện dịch sinh dục có màu trắng hoặc màu vàng, đi tiểu nóng rát. Nếu không được điều trị, bệnh gây tổn thương nghiêm trọng đến cơ quan sinh dục và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Phụ nữ mnag thai mắc bệnh còn lây nhiễm sang cho con trong khi sinh.
- Mụn rộp sinh dục: Đây là bệnh xã hội và phổ biến với triệu chứng là những nốt mủ li ti có mủ trắng trên da. Khi những nốt mụn vỡ ra gây loét da. Các vết loét này gây đau đớn cho người bệnh và rất khó lành, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người bệnh.
- Bệnh HIV/AIDS: Đây là bệnh xã hội không còn xa lạ với tất cả mọi người, gây ra bởi virus HIV. Bệnh HIV làm giảm hệ thống miễn dịch, gây ra nhiều bệnh lý cho người bệnh và cuối cùng là dẫn tới tử vong.
HIV lây qua nhiều con đường bao gồm: quan hệ tình dục không an toàn, đường máu, và lây từ mẹ sang con.
HIV còn nguy hiểm ở chỗ là triệu chứng ban đầu rất khó xác định. Virus HPV tấn công vào hệ miễn dịch gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Do đó người bệnh thường phát hiện bệnh ở giai đoạn nặng.
Thời gian ủ bệnh của các bệnh xã hội bao lâu?
Thời gian ủ bệnh là khoảng thời gian từ khi các tác nhân gây bệnh xã hội xâm nhập vào cơ thể cho đến khi triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài.
Thông thường các triệu chứng bệnh xã hội không bộc phát ngay mà có thời gian ủ bệnh. Trong khoảng thời gian này, tác nhân gây bệnh vẫn có thể lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Đấy chính là một trong những yếu tố khiến cho các bệnh xã hội ngày càng lây lan nhanh chóng ra cộng động.
Thời gian ủ bệnh của các bệnh xã hội là khác nhau. Và có thể khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào hệ miễn dịch của người đó.
Cụ thể dưới đây là thời gian ủ bệnh của các bệnh xã hội phổ biến hiện nay:
- Sùi mào gà: Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh từ 2 tuần đến 9 tháng. Thời gian ủ bệnh sùi mào gà phụ thuộc vào một số yếu tố như: sức khỏe của người bệnh, khả năng miễn dịch, cơ địa và độ tuổi của người bệnh. Nếu hệ miễn dịch kém thì chỉ sau 2-3 tháng, người bệnh đã bắt đầu nổi những nốt mụn sùi với kích thước to nhỏ khác nhau. Còn ở người hệ miễn dịch khỏe mạnh thì có khi phải đến tháng 9 tháng sau khi nhiễm virus HPV, các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện.
- Bệnh lậu: Bệnh lậu có thời gian của bệnh khá ngắn chỉ khoảng 2 đến 9 ngày. Tuy nhiên thời gian này có thể lâu hoặc nhanh hơn, tùy thuộc vào sức đề kháng của mỗi người.
- Giang mai: Bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh khoảng 3 đến 4 tuần. Đây cũng là thời gian để điều trị bệnh hiệu quả nhất.
- Mụn rộp sinh dục: Mụn rộp sinh dục có thời gian ủ bệnh từ 2 – 20 ngày. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt phải mất nhiều năm sau khi nhiễm virus HSV thì các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện.
- Bệnh HIV: Thời gian ủ bệnh HIV là 1 – 6 tháng. Tùy vào cơ địa và hệ miễn dịch của từng người mà thời gian này sẽ kéo dài hoặc ngắn hơn.
- Bệnh chlamydia: Bệnh chlamydia có thời gian ủ bệnh từ 7 – 21 ngày, sau đó sẽ bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp mắc bệnh mà không nhiều có triệu chứng rõ ràng.
- Bệnh hạ cam mềm: Bệnh hạ cam mềm có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 10 ngày. Sau khi phát bệnh, bộ phận sinh dục hình thành các vết loét. Nếu không điều trị kịp thời chúng sẽ vỡ ra và để lại sẹo vĩnh viễn ở bộ phận sinh dục. Biên chứng mà bệnh những vết sẹo này gây ra là dò đường tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Khi nào cần nghĩ đến việc xét nghiệm bệnh xã hội
Bệnh xã hội là những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Vì vậy nếu có quan hệ tình dục không an toàn và xuất hiện những triệu chứng bất thường ở vùng kín thì bạn nên nhiều đến khả năng mình mắc bệnh xã hội. Một số bệnh lấy qua đường máu, vì vậy việc truyền máu hay dùng chung bơm kim tiêm cũng là một yếu tố cần xem xét.
Vì vậy hãy nghĩ đến việc xét nghiệm bệnh xã hội nếu có những yếu tố dưới đây:
Quan hệ tình dục không an toàn qua đường miệng, đường hậu môn và đường âm đạo
- Sử dụng chung bơm kim tiêm nhất là việc tiêm chích ma túy
- Xuất hiện các triệu chứng bất thường ở vùng kín bao gồm: tiểu rắt, tiểu buốt, hình thành các vết loét, mọc mụn bất thường
- Cơ thể mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, ăn uống không ngon miệng, sụt cân mà không rõ nguyên nhân.
Ngoài ra bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu bệnh xã hội điển hình ở riêng nữ giới và nam giới như sau:
Dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh xã hội ở nữ giới
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Đau vùng bụng dưới
- Đau rát khi quan hệ
- Mọc mụn ở vùng kín
- Ra nhiều khí hư có mùi hôi
- Khí hư có màu sắc thay đổi như màu vàng, xanh, trắng đục.
Dấu hiệu nghi ngờ bệnh xã hội ở nam giới
- Chảy mủ ở đầu dương vật vào mỗi sáng.
Chuẩn đoán bệnh xã hội cần thực hiện những xét nghiệm gì?
Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ có chẩn đoán ban đầu về khả năng mắc các bệnh xã hội. Để xác định chính xác nhất thì tùy vào từng loại bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm phổ biến và chính xác để xác định bệnh xã hội do virus gây ra. Vì virus sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ xâm nhập vào cả máu.
- Xét nghiệm bằng mẫu dịch: Vi khuẩn hay virus gây bệnh có xuất hiện trong cả dịch của người bệnh bao gồm dịch niệu đạo và dịch âm đạo. Vì vậy xét nghiệm mẫu dịch cũng giúp xác định bệnh xã hội hiệu quả.
- Xét nghiệm bằng mẫu vật: Với những bệnh lý gây các triệu chứng mụn mọc hoặc u nhú trên da thì có thể xác định bệnh bằng cách xét nghiệm chính những nốt mụn này. Bác sĩ sẽ sinh thiết mẫu vật và mang đi xét nghiệm để xác định sự tồn tại của các tác nhân gây bệnh.
- Xét nghiệm RPR, TPHA định tính, định lượng: Đây là biện pháp xét nghiệm huyết thanh thường được dùng để chẩn đoán bệnh giang mai.
Chi phí xét nghiệm bệnh xã hội bao nhiêu tiền?
Một trong những mối quan tâm hàng đầu của người bệnh là chi phí xét nghiệm bệnh xã hội bao nhiêu tiền? Đối với câu hỏi này, các bác sĩ cho biết rất khó để đưa ra một con số chính xác, vì chi phí xét nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Chi phí xét nghiệm bệnh xã hội sẽ được quyết định bởi những yếu tố sau
- Cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí xét nghiệm. Nếu bạn thực hiện xét nghiệm ở cơ sở uy tín có trang thiết bị hiện đại thì chi phí sẽ đắt hơn những cơ sở hoạt động chui. Tuy nhiên kết quả sẽ được đảm bảo hơn.
- Phương pháp xét nghiệm: Có nhiều phương pháp để xét nghiệm bệnh xã hội và mỗi phương pháp lại có chi phí khác nhau. Các phương pháp áp dụng kỹ thuật hiện đại cho kết quả nhanh chóng, chính xác sẽ có mức chi phí cao hơn. Ngoài ra tùy thuộc vào từng loại bệnh mà bác sĩ áp dụng các phương pháp xét nghiệm khác nhau. Mỗi phương pháp xét nghiệm lại có chi phí khác nhau.
- Triệu chứng lâm sàng: Việc áp dụng phương pháp xét nghiệm nào cũng phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Nếu người bệnh có biểu hiện bên ngoài giống nhiều bệnh xã hội thì phải tiến hành cùng lúc nhiều phương pháp xét nghiệm. Điều này sẽ khiến chi phí xét nghiệm tăng lên.
- Các chi phí khác: Ngoài các yếu tố trên thì chi phí xét nghiệm bệnh xã hội còn phụ thuộc vào các yếu tố như: khám ngoài giờ, khám ưu tiên, xét nghiệm lấy kết quả nhanh hoặc trả kết quả tại nhà.
Những lưu ý khi xét nghiệm chẩn đoán bệnh xã hội
Để kết quả xét nghiệm bệnh xã hội chính xác nhất, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Không quan hệ tình dục ít nhất 1 ngày trước khi đi khám
- Không thụt rửa âm đạo trong vòng 24 giờ trước khi đi khám
- Không thực hiện xét nghiệm trong chu kỳ kinh nguyệt
- Thông báo với bác sĩ những triệu chứng bạn gặp phải đầy đủ và chính xác nhất
- Kể tên các loại thuốc bạn đang sử dụng với bác sĩ.
Xét nghiệm bệnh xã hội ở đâu, địa chỉ nào uy tín?
Để tìm kiếm những cơ sở xét nghiệm bệnh xã hội uy tín, bạn nên dựa vào những yếu tố sau:
- Cơ sở hoạt động hợp pháp, có giấy phép hoạt động
- Cơ sở vật chất: Nơi khám bệnh sạch sẽ, chuyên nghiệp, trang thiết bị y tế hiện đại
- Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm khám chữa bệnh xã hội
- Phương pháp xét nghiệm và điều trị hiệu đại
- Chi phí hợp lý, công khai, minh bạch.
Dưới đây là một số địa chỉ khám bệnh xã hội uy tín tại Hà Nội:
- Bệnh viện Da liễu Trung ương
- Bệnh viện Da liễu Hà Nội
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh viện Vinmec
- Bệnh viện Hồng Ngọc
- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội – 152 Xã Đàn.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết khi nào nên đi khám bệnh xã hội. Hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác và điều trị hiệu quả nhất.