Trẻ ho khan cha mẹ nên làm gì? Tìm hiểu cùng chuyên gia
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Khi thấy trẻ ho khan từng cơn, ho liên tục, ho nhiều, thường ho về đêm. Cha mẹ cần theo dõi cẩn thận. Bởi ngoài hiện tượng ho sinh lý, đây có thể là dấu hiệu bệnh lý liên quan đến đường hô hấp của bé.
Trẻ ho khan là gì?
Là hiện tượng trẻ thường xuyên bị ho, với những cơn ho kéo dài dai dẳng mãi không dứt. Kèm theo đó, trẻ thường bị ngứa họng và có cảm giác khó chịu.
Ho khan ở trẻ nếu như kéo dì sẽ khiến giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng, trẻ không muốn ăn, công việc thường ngày bị giãn đoạn.
Trẻ bị ho khan do đâu?
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho khan kéo dài và liên tục. Trong đó có thể kể đến các nguyên nhân có bản sau:
- Ho khan do mũi bị chảy dịch
Tai mũi họng có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu như khoang mũi của bé có chất nhầy, chất nhầy này không thể thoát ra ngoài. Chúng sẽ nhanh chóng nhỏ giọt xuống phía sau cổ họng của bé.
Theo thời gian, chất nhầy này sẽ tác động và kích thích đến các dây thần kinh ở phía sau của cổ họng và gây nên hiện tương ho khan ở trẻ.
- Không khí bị ô nhiễm
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị ho khan, ho nhiều và ho liên tục.
- Ho khan dấu hiệu của các bệnh liên quan đến đường hô hấp
Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ nhỏ bị ho khan nhiều về đêm. Bởi ban đêm trẻ nằm nhiều mà các bệnh hô hấp như: viêm khí quản, hen suyễn … khi trẻ nằm ngửa, chất nhầy sẽ bám chặt vào phía sau của cổ họng.
- Trẻ sơ sinh bị ho khan do viêm phổi
Ớn lạnh, khó thở, sốt, ho khan kéo dài là dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm phổi. Tác nhân gây ra bệnh này là virus, vi khuẩn.
- Trào ngược dạ dày – thực quản
Nguyên nhân tiếp theo khiến trẻ thường bị ho khan không thể bỏ qua được chính là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Khi bị mắc bệnh này, trẻ thường bị ợ nóng do axit từ dạ dày bị rò rỉ ngược trở lại đường ống thực phẩm khiến cho trẻ bị ho khan.
- Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân nêu trên, trẻ bị ho khan còn là do bị sặc sữa, hay bị mắc dị tật gây ra.
Trẻ bị ho khan từng cơn nguy hiểm không?
Nhiều phụ huynh thường chủ quan cho rằng, ho khan ở trẻ là triệu chứng thông thường cho nên không cho trẻ đi thăm khám và điều trị sớm. Chỉ đến khi tình trạng ho của bé chuyển biến nặng mới khám và điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị lúc này là vô cùng khó khăn, triệu chứng ho khan có thể sẽ không chữa khỏi được.
Vì thế, để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm mà ho khan có thể gây ra dưới đây. Khi thấy con bị ho cha mẹ nên cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức:
- Ảnh hưởng đến thanh quản, khiến giọng bị tổn thương
- Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, thường xuyên buồn nôn và bị ợ hơi
- Trẻ cảm thấy mệ mỏi, chán ăn. Trọng lượng cơ thể bị suy giảm, khiến trẻ thường xuyên khóc và cáu gắt.
- Nguy cơ cao trẻ sẽ bị loãng xương.
Trẻ sơ sinh bị ho khan chữa như thế nào?
Ho khan ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Trẻ bị cảm lạnh hay bị cúm thông thường
- Trẻ bị viêm thanh khí phế quản
- Trẻ sơ sinh bị ho khan do viêm phổi
- Viêm phế quản, hen suyễn- bệnh lý khiến trẻ sơ sinh bị ho
- Trẻ bị hóc dị vật…
Do đó, để chữa dứt điểm hiện tượng ho khan ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám.
Sau khi tìm ra chính xác nguyên nhân, nếu như bị hóc dị vật. Bác sĩ sẽ lấy dị vật ra. Tình trạng ho khan của trẻ sẽ chấm dứt. Nhưng nếu trẻ sơ sinh bị ho khan do các bệnh lý gây ra. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị sao cho hiệu quả, an toàn , không ảnh hưởng đến sự phát triển vè sau của trẻ.
Vì thế, cha mẹ khi thấy con bị ho. Tuyệt đối không tự điều trị tại nhà bằng bất cứ biện pháp dân gian nào. Cũng không được tự ý mua thuốc về điều trị. Bơi sức khẻ của trẻ sơ sinh rất yếu. Nếu như sử dụng sai thuốc sẽ ảnh hưởng đến sực phát triển của trẻ, đồng thời còn gây ra các biến chứng nguy hại khó lường.
Trẻ ho khan về đêm chăm sóc như thế nào?
Trường hợp trẻ ho khan về đêm, cha mẹ nên áp dụng các cách chăm sóc dưới đây để giấc ngủ của trẻ không bị ảnh hưởng:
- Nếu trẻ bị ho khan đêm nhiều, lại kèm thêm các dấu hiệu nôn ói, khó thở. Phụ huynh cho trẻ uống thuốc theo toa của bác sĩ kê đơn.
- Ban ngày cho bé uống nhiều nước để làm giảm tình trạng ho. Đồng thời làm dịu họng, khiến đờm và dịch nhầy loãng ra
- Trước khi đi ngủ cho bé uống nước ấm hay trà gừng
- Vệ sinh mũi và họng bằng nước muối sinh lý dành cho trẻ
- Giữ ấm cho trẻ trong mùa đông, mùa hè không nên để quạt thốc gió vào mũi và họng của bé
- Khi ngủ nên cho bé nằm cao đầu
Trẻ ho khan liên tục chữa được không?
Hiện tượng ho khan liên tục ở trẻ hoàn toàn có thể chữa khỏi. Nếu như được thăm khám và điều trị sớm.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong suốt quá trình điều trị.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần phải chăm sóc cho trẻ đúng cách. Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ thường xuyên.
Biện pháp phòng ngừa Trẻ ho khan nhiều
Để ngăn chặn trẻ bị ho khan do các bệnh lý gây ra. Cha mẹ cần phải:
- Tiêm phòng vắc xin theo đúng chương trình của tiêm chúng mở rộng quốc gia.
- Tiêm phòng vắc xin phòng ngừa bệnh cúm cũng như các bệnh liên quan đến đường hô hấp
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé
- Nên cho bé ăn các loại trái cây giàu vitamin C như; Cam, quýt, bưởi để nâng cao hệ thống miễn dịch của trẻ.
- Cho bé vận động ngoài trời nhiều, không nên bao bọc bé quá nhiều
- Khi cho bé nằm điều hòa, không để nhiệt trong phòng chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ ngoài trời
- Đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài để phòng nguy cơ bị mắc các bệnh lây nhiễm
- Vệ sinh chân tay cho bé sạch sẽ bằng xà phòng. Trước, sau khi ăn và khi đi vệ sinh trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ bằng nước sạch.
- Không để trẻ tiếp xúc với người bị mắc bệnh
Ho khan ở trẻ có thể là sinh lý nhưng cũng có thể là bệnh lý. Vì thế, để biết chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng ho khan ở trẻ cũng như phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Ngay khi thấy trẻ có biểu hiện của ho khan, ho liên tục, ho kéo dài về đêm. Cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để trẻ được thăm khám và xử trí kịp thời.