Trẻ ho có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Trẻ ho có đờm sẽ khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng. Hiện tượng này có thể là do dị ứng thời tiết lúc giao mùa, trẻ hít phải khói thuốc lá, trẻ bị mắc các bệnh về đường hô hấp do virus gây ra… Cho dù là nguyên nhân nào gây ra, các bậc phụ huynh cũng cần phải xử lý đúng cách. Phòng tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vậy, khi bé bị ho có đờm mẹ nên xử lý ra sao để đảm bảo an toàn cho trẻ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Trẻ ho có đờm là gì?
Ho là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là một phản xạ sinh lý có lợi của cơ thể. Thông qua việc ho, các dị vật hoặc đờm nhớt sẽ được tống ra khỏi đường hô hấp.
Ho có đờm là hiện tượng trong các cơn ho của bé có xuất hiện đờm kèm theo. Khiến cho việc hô hấp của trẻ gặp khó khăn. Hiện tượng này thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa.
Nếu như hiện tượng ho có đờm kéo dài sẽ khiến cho sức khỏe của bé bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, dịch đờm sẽ chảy từ cơ quan này sang cơ quan khác sẽ khiến cho trẻ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm họng…
Trẻ bị ho có đờm do đâu?
Theo các chuyên gia khi chất nhầy ở cổ họng của bé tăng lên sẽ khiến cho cổ họng của bé bị ngứa ngáy, khó chịu. Việc hô hấp của bé sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nếu như lượng đờm trong cổ họng của bé nhiều ho sẽ là một phản xạ sinh lý để tống đờm ra bên ngoài.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị ho có đờm. Dưới đây là những nguyên nhân chủ đạo bắt buộc các bậc phụ huynh cần phải biết:
- Trẻ bị ho có đờm do thời tiết giao mùa đột ngột từ nóng sang lạnh
- Cơ quan hô hấp của trẻ bị virus xâm nhập và gây viêm nhiễm
- Trẻ ho có đờm do bị dị ứng với phấn hoa, nước hoa hay khói bụi
- Trẻ hít phải khói thuốc lá.
Trẻ bị ho có đờm thường có các triệu chứng khác đi kèm như:
- Ho kéo dài ngày
- Mỗi lần ho trẻ thường bị nôn trớ,
- Khi áp sát tai vào ngực của bé, cha mẹ sẽ nghe thấy tiếng rít.
- Đặc biệt, sau mỗi lần cơ thể của bé thường tím tái do bị ngạt khí.
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là bị bệnh gì?
Toàn bộ trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đều thở bằng mũi. Một khi đường hô hấp của trẻ bị nghẹt, cha mẹ sẽ thấy bé thở thường có tiếng khò khè.
Phần lớn trẻ sơ sinh thở khò khè là do đường hô hấp của trẻ quá nhỏ, chỉ một thời gian ngắn các hiện tượng khò khè này sẽ tự hết.
Vì thế, cha mẹ không cần phải quá lo lắng khi thấy trẻ có triệu chứng khò khè nhưng không ho, không bỏ bú, vẫn ăn ngủ bình thường.
Nhưng nếu trẻ thở khò khè, kèm thêm các triệu chứng khác đi kèm như ho có đờm, sốt, quấy khóc, bỏ bú… Cha mẹ cần phải hết sức thận trọng. Bởi đây là dấu hiệu của các bệnh lý về đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… Các bệnh lý này nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng của trẻ. Do đó, cha mẹ cần phải đặc biệt lưu ý đến vấn đề ho ở trẻ.
Ngoài ra, nếu như cha mẹ thấy trẻ bị ho khò khè kéo dài, cơ thể bị tím tái. Cần cho trẻ thăm khám luôn nha, bởi có thể đường hô hấp của bé có dị vật hay phế quản của bé bị dị tật bẩm sinh.
Trẻ ho có đờm không sốt chữa tại nhà được không?
Trẻ ho có đờm có thể chữa tại nhà. Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này mà áp dụng cách chữa tại nhà khác nhau. Nếu như trẻ bị ho có đờm do thời tiết giao mùa gây ra. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số cách chữa tại nhà dưới đây:
- Chữa ho có đờm không sốt tại nhà bằng quất chưng với đường
Nguyên liệu gồm có: 500g quất tươi; 200g đường phèn.
Thực hiện: Quất rửa sạch cắt đôi rồi cho vào một chiếc chén sạch. Tiếp đỏ bó đường phèn rồi cho vào hấp cách thủy trong khoảng thời gian là 15-20 phút. Khi nước đã nguội bắc ra cho bé uống cả bã lần nước. Ngày 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê, uống sau bữa ăn.
Quất khi kết hợp với đường phèn sẽ có công dụng là tiêu đờm, trị ho giúp thông phổi.
- Trị ho có đờm cho trẻ bằng lá húng chanh
Húng chanh có tính ấm, vị cay. Cho nên lá húng chanh thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm họng, tiêu đờm, cảm cúm, ho do sốt phong hàn, khàn tiếng, ho gà.
Để chữa ho có đờm cho trẻ, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị nguyên liệu cũng như thực hiện theo các bước sau:
Nguyên liệu:15 lá húng chanh tươi + 4 quả quất xanh + 1 ít đường phèn.
Thực hiện: Rửa sạch lá húng chanh và quất, sau đó cắt quả quất ra làm đôi và thái nhỏ lá húng chanh. Sau đó cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Khi đã nhuyễn đổ ra chén, cho đường phèn vào mang đi hấp cách thủy 20 phút.
Mỗi ngày cho bé uống từ 1-2 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê. Cho trẻ uống đến khi trẻ không còn ho nữa thì ngừng lại.
- Kết hợp lá hẹ và mật ong để trị ho có đờm
Với cách chữa này, cha mẹ cần chuẩn bị: 6 – 9 lá hẹ tươi, 1 lượng đường phèn vừa đủ.
Cách thực hiện: Lá hẹ rửa sạch, cho vào chén, tiếp đó cho đường phèn vào rồi đem đi hấp cách thủy trong khoảng thời gian từ 15- 20 phút.
Khi đã hấp xong, cha mẹ chắt lấy phần nước cho bé uống. Mỗi lần cho uống từ 2-3 thìa cà phê, ngày uống 2 lần.
Trẻ khò khè có đờm cha mẹ nên làm gì?
Hiện tượng ho khò khè có đờm ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra. Bao gồm sinh lý lẫn bệnh lý. Vì thế khi gặp phải hiện tượng này. Trước hết cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi để được bác sĩ tiến hành thăm khám. Sau khi tìm ra được chính xác nguyên nhân, dựa vào đó bác sĩ sẽ lựa chọn ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn.
Lưu ý, trong quá trình điều trị, cha mẹ cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không ngưng điều tị giữa chừng, không tự ý thay đổi thuốc, không uống quá liều hay bớt liều. Nếu như thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường cần ngưng dùng thuốc rồi cho trẻ đi gặp bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải vệ sinh mũi cho bé sạch sẽ bằng nước muối sinh lý chuyên dành cho trẻ nhỏ. Mục đích là thải trừ lượng chất nhầy, giúp cho mũi của bé thông thoáng và dễ chịu hơn.
Ho có đờm ở trẻ nếu như không điều sớm và dứt điểm. Hệ hô hấp của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, khi thấy trẻ có hiện tượng này, cha mẹ hãy nhanh chân đưa con đi khám tại các khoa tai mũi họng để có phương pháp điều trị hù hợp, hiệu quả và an toàn.