Trẻ bị sổ mũi: [ Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị ]
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Trẻ bị sổ mũi là hiện tượng không còn quá xa lạ với các bậc phụ huynh. Thời tiết giao mùa là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này. Bên cạnh đó, sổ mũi ở trẻ nhỏ còn là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Trẻ bị sổ mũi do đâu?
Tại sao trẻ bị sổ mũi hay trẻ bị sổ mũi do đâu? Theo các chuyên gia về khoa nhi, trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi là hiện tượng phổ biến xảy ra thường xuyên ở trẻ nhỏ. Trong đó, cần phải kể đến các nguyên nhân cơ bản sau:
- Không khí khô
Niêm mạc mũi của bé rất nhậy cảm với không khí. Nếu như không khí quá khô sẽ làm khô chất tiết ở mũi của bé. Khiến trẻ bị khụt khịt khó chịu.
- Chất gây dị ứng
Sổ mũi ở trẻ còn là do các chất gây như gió, bụi, khói hóa học…gây ra. Các chất này sẽ khiến niêm mạc mũi của trẻ bị kích ứng. Trẻ sẽ bị: thở ồn ào, chảy nước mũi trong, hắt hơi….
- Cảm lạnh và cúm
Do hệ miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành vì thế khi thời tiết thay đổi, các loại virus sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể. Khiến trẻ bị cảm lạnh và bị cúm.
Khi bị cảm lạnh và cúm, ngoài triệu chứng sổ mũi, trẻ còn bị: nhức đầu, sốt, đau cơ, nhức mỏi toàn thân, chán ăn và mệt mỏi; ho, sốt, khàn giọng.
- Trẻ bị dị ứng
Niêm mạc mũi của trẻ rất nhậy cảm, vì thế trẻ thường bị dị ứng với phấn hoa, nấm mốc, lông hay tóc thú nuôi… Khi bị dị ứng trẻ thường bị chảy nước mũi màu trắng trong.
Hiện tượng chảy nước mũi có thể kéo dài 1 tuần nhưng có thể là một tháng nếu như cha mẹ không thăm khám và điều trị.
- Amygdales hoặc VA sưng to
Amygdales hoặc VA sẽ giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng bằng cách lọc vi khuẩn và virus xâm nhập qua mũi và cổ họng. Đồng thời còn sản sinh ra kháng thể để giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Một khi Amygdales hoặc VA của trẻ bị sưng to. Trẻ sẽ bị sổ mũi, nghẹt mũi. Khi đi ngủ bé thường gáy to, thậm chí trẻ có thể ngừng thở trong vài giây.
Mũi của trẻ có dị vật
- Dị vật ở mũi
Đây là vấn đề rất nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Nếu nhu phụ huynh không phát hiện sớm. Tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa.
Khi thấy trẻ bị dị sổ mũi kèm thêm các triệu chứng nước mũi có màu xnah hay vàng, đôi khi chảy máu kèm theo; mũi bị sưng lên, trẻ bị đau và khó chịu… Cha mẹ hãy cho thăm khám sớm. Bởi trẻ có thể mũi của bé đang có dị vật như hạt đỗ, cúc áo hay đồ chơi bằng nhựa, xốp hoặc cao su…
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi có biểu hiện gì?
Hầu hết trẻ sơ sinh bị sổ mũi thường là do bị lạnh khi nằm điều hòa hoặc thời tiết chuyển mùa gây ra.
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh nếu như tiếp xúc với những người bị cảm lạnh, cảm cúm. Nguy cơ cao cũng sẽ bị sổ mũi bới sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu, rất dễ bị virus tấn công.
Thường trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi sẽ kèm thêm các triệu chứng khác đi kèm như: nghẹt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi trong.
Sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh nếu như không được xử lý sớm sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Bé sẽ quấy khóc, bỏ ăn và bỏ bú. Nguy hiểm hơn dịch nhầy ở mũi còn nhanh chóng chảy xuống họng hoặc chuyển sang tai. Khiến trẻ bị viêm tai giữa hoặc bị viêm họng.
Trẻ bị ho sổ mũi nguy hiểm không?
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị sổ mũi. Cho dù là nguyên nhân nào gây ra cũng đều khiến bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc.
Trường hợp trẻ bị ho và sổ mũi kèm theo. Cha mẹ cần phải hết sức cần trọng. Bởi đây không còn là dấu hiệu cảu việc trẻ bị dị ứng nữa. mà nó đã là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…
Nếu như hiện tượng ho sổ mũi không được xử lý sớm và đúng cách. Sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các bệnh lý gây nên hiện tượng này sẽ nhanh chóng gây ra các biến chứng như khiến trẻ bị viêm tai giữa…
Vì thế, khi phụ huynh thấy trẻ bị ho sổ mũi nhưng vẫn ăn uống và choi đùa bình thường. Cha mẹ cần phải giữ ấm cơ thể cho bé.
Trường hợp ho sổ mũi kèm thêm các dấu hiệu khác như sốt, nôn chớ, bỏ ăn… cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị.
Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần phải hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh. Vì thế, khi thấy trẻ sơ sinh bị sổ mũi, không kèm thêm các dấu hiệu bất thường khác. Cha mẹ chỉ cần làm theo các cách sau:
- Dùng nước muối sinh lý kết hợp với dụng cụ hút mũi
Đây là cách trị sổ mũi đối với trẻ sơ sinh hiệu quả. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần phải biết cách sử dụng đúng biện pháp này. Nếu không sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm.
Trước hết phụ huynh cần làm ấm nước muối sinh lý hay nước biển sâu dành cho trẻ sơ sinh bằng cách nắm nó trong bàn tay khoảng vài phút. Tùy từng dạng sản phẩm mà phụ huynh nhỏ hoặc bơm xịt vào mũi của trẻ theo hướng dẫn. Nước muối sẽ làm làm cho dịch mũi đặc loãng ra. Sau đó dùng dụng cụ hút mũi để hút dịch ra bên ngoài.
Cách làm: Phụ huynh bế trẻ nằm ngửa, phần đầu của trẻ thấp hơn chân. Nhr 1-2 nhọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ. Sau khi dịch mũi đã loãng, ch mẹ dùng ống hút mũi hút dịch nhầy một cách nhẹ nhàng.
Nên hút mũi cho trẻ trước khi đi ngủ hoặc trước khi ăn. 1 ngày nên hút 1-2 lần, không nên hút quá nhiều tránh khiến mũi của trẻ bị tổn thương do cấu trúc mũi của trẻ còn non yếu.
- Tắm nước gừng ấm
Cha mẹ nên cho trẻ tắm bằng nước gừng. Hơi nước gừng ấm khi hít vào sẽ làm dịch mũi bị loãng ra và tự động chảy ra ngoài. Sau đó cha mẹ dùng dụ cụ hút để hút dịch một cách dễ dàng.
- Kê cao đầu cho bé khi đi ngủ
Khi đi ngủ, cha mẹ nên kê cao đầu cho bé một chút để bé không bị sung huyết, dịch trong cơ thể cũng không tiết ra.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể cho trẻ nằm nghiêng, nước mũi sẽ theo tư thế đó mà tiết ra một cách dễ dàng hơn.
- Thay đổi tư thế nằm và Massage mũi cho bé
Đây là “bí quyết” giúp trẻ mau hết sổ mũi, nghẹt mũi mà các bậc phụ huynh nen biết.
Nếu bé bị nghẹt mũi trái, cha mẹ nên cho bé nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại.
Đồng thời mẹ dùng ngón tay trỏ để day nhẹ nhàng vào huyệt nghinh hương ở chân của cánh mũi hai bên. Mỗi lần một vài phút, một ngày làm 3-4 lần. Một vài ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Thoa dầu tràm – khuynh diệp vào gan bàn chân
Khi trẻ sổ mũi, mẹ nên xoa dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào gan bàn chân cho trẻ. Tiếp đó massage gan bàn chân rồi xoa dầu vào lưng và ngực bé để làm ấm cơ thể cho bé. Đồng thời hỗ trợ hô hấp cho bé.
Lưu ý; trước khi đi ngủ, mẹ nên đeo tất cho bé đỡ lạnh chân. Bởi gan bàn chân với mũi có mối quan hệ mật thiết với nhau
Cách chữa sổ mũi cho trẻ hiệu quả với bác sĩ chuyên khoa
Khi trẻ bị sổ mũi, kèm thêm các triệu chứng bất thường khác như ho, sốt, nôn trớ, quấy khóc… Cha mẹ không được mua bất cứ loại thuốc nào về điều trị. Bên cạnh đó cũng không được sử dụng các mẹo dân gian.
Cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi để được bác sĩ tiến hành thăm khám. Sau khi xác định được nguyên nhân, mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.
Trong quá trình điều trị, cha mẹ nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không dừng điều trị giữa chừng tránh gây tình trạng bị nhờn thuốc. Không quá liều, quên liệu hay tự ý thay đơn thuốc.
Trên đây là các thông tin liên quan đến số mũi ở trẻ. Mong rằng thông qua nội dung bài viết, cha mẹ đã biết nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi cũng như các cách chữa mũi hiệu quả.