Tiểu rắt là gì: biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị mới nhất

Tham vấn y khoa:

5/5 - (6 bình chọn)

Tiểu rắt không chỉ gây phiền toái, mệt mỏi cho người bệnh mà còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Vậy thực hư đái rắt tiểu rắt là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục đái rắt ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tiểu rắt là gì?tieu-rat

Tiểu rắt hay đái rắt hiểu đơn giản là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày. Thông thường, ở người khỏe mạnh sẽ đi tiểu tiện khoảng 6 – 8 lần/ngày. Tuy nhiên, với nam giới mắc chứng tiểu rắt thì có thể đi tiểu trên 10 lần/ngày.

Đái rắt, tiểu rắt xảy ra khi tia nước bị tắc đột ngột. Mặc dù nam giới có gắng rặn nhưng nước tiểu vẫn thoát ra ngoài ít. Trong khi đó, người bệnh luôn trong trạng thái buồn tiểu.

Dấu hiệu nhận biết tiểu rắt ở nam giới

Đái rắt ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sức khỏe của người bệnh. Do đó, nam giới cần chủ động nắm rõ dấu hiệu tiểu rắt để điều trị bệnh sớm. Cụ thể, một số biểu hiện tiểu rắt, đái rắt ở nam giới gồm:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm nhiều nhưng mỗi lần đi tiểu ít.
  • Buồn tiểu đột ngột rất khó trì hoãn. Thậm chí, nhiều trường hợp có thể dẫn đến tiểu són.
  • Đau khi tiểu tiện.
  • Tiểu ra máu, nước tiểu có màu hồng hoặc máu đông.
  • Đau bụng dưới, bàng quang căng tức, đau vùng lưng hông.
  • Ở giai đoạn nặng, nam giới có các triệu chứng khác như nước tiểu màu đục, người mệt, sút cân.

Nguyên nhân gây tiểu rắt

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu rắt, trong đó, phải kể đến những yếu tố như:

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý
  • Thói quen uống quá ít nước
  • Ăn đồ cay nóng
  • Thường xuyên lo lắng, căng thẳng, stress
  • Thức đêm nhiều
  • Do thời tiết, khí hậu
  • Do mắc một số bệnh lý

Theo y học cổ phương, tiểu rắt là do dương khí trong cơ thể bị hạ hãm. Lúc này, bàng quang bị ép khiến ống dẫn tiểu bị nhỏ. Nên việc đi tiểu sẽ trở nên khó khăn hơn.

Bàng quang càng bị ép mạnh thì việc đi tiểu tiện càng khó. Thậm chí, nhiều trường hợp ép quá mạnh khiến các mao mạch bàng bị vỡ. Sau đó, sẽ theo dòng nước tiểu chảy ra ngoài nên nhiều người nhầm lẫn là tiểu ra máu.nguyen-nhan-tieu-rat

Tiểu rắt là biểu hiện bệnh gì?

Như đã chia sẻ, tiểu rắt là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nam giới không nên chủ quan khi có triệu chứng này. Vậy đái rắt, tiểu rắt là biểu hiện của bệnh gì? Dưới đây là một số bệnh lý khiến nam giới gặp triệu chứng đái rắt.

Bị tiểu rắt do nhiễm khuẩn đường tiểu

Bệnh lý đầu tiên khiến nam giới bị tiểu rắt chính là do nhiễm khuẩn đường tiểu. Nhiễm khuẩn đường tiểu làm suy yếu chức năng gan thận, tổn thương tuyến tiền liệt. Từ đó, khiến nam giới có nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Biểu hiện nhận biết nhiễm khuẩn đường tiết niệu gồm:

  • Đái rắt
  • Đau bụng dưới
  • Tiểu buốt ra máu
  • Nước tiểu có màu đục, mủ.

Viêm bàng quang – Nguyên nhân gây tiểu rắt ở nam

Viêm bàng quang cũng là bệnh lý gây đái rắt ở nam. Viêm bàng quang thường do vi khuẩn E.coli gây ra. Ngoài ra, nam giới thường xuyên mệt mỏi, stress cũng dễ mắc bệnh lý này.Bệnh viêm bàng quang nếu không điều trị sớm sẽ lây lan sang các bộ phận khác. Từ đó, gia tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Triệu chứng của viêm bàng quang bao gồm:

Đi đái rắt do viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm phổ biến ở cả nam lẫn nữ giới. Nguyên nhân gây bệnh là do virus, vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng như:

  • Đi tiểu rắt, tiểu buốt
  • Nước tiểu có màu đục, có mùi hôi
  • Đau bụng dưới dữ dội
  • Tiểu ra mủ hoặc máu

Tiểu rắt là bệnh gì – Viêm tuyến tiền liệt

Đái rắt là bệnh gì? Đó có thể là dấu hiệu cho thấy nam giới đang mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt. Khi mắc bệnh, nam giới thường sẽ gặp một số triệu chứng như:

  • Đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt và rắt
  • Đau bụng dưới
  • Đau nhức dương vật khi cương cứng
  • Xuất tinh sớm.

viem-tuyen-tien-liet

Hiện tượng tiểu rắt có thể do bệnh lậu

Lậu là bệnh xã hội nguy hiểm, thường lây qua đường tình dục không an toàn. Trong đó, hiện tượng tiểu rắt là một trong những biểu hiện của bệnh lậu. Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như:

  • Tiểu ra mủ
  • Có cảm giác nóng rát và đau khi tiểu tiện
  • Đau bụng dưới
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Chảy máu khi quan hệ
  • Cơ quan sinh dục sưng tấy và ngứa ngáy
  • Sốt.

Ung thư bàng quang hoặc ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư bàng quang hay ung thư tuyến tiền liệt cũng là một trong những bệnh lý khiến nam giới bị tiểu rắt. Theo đó, khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng như:

  • Tiểu ra máu, ra mủ
  • Tiểu không tự chủ
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh đái rắt

Để chẩn đoản bệnh đái rắt, bác sĩ sẽ dùng một số biện pháp dưới đây để kiểm tra bàng quang có hoạt động hiệu quả hay không:

  • Xem xét tiểu sử bệnh lý
  • Chụp X-quang
  • Xét nghiệm máu
  • Nước tiểu và các xét nghiệm khác.

Ngoài ra, ở một số trường hợp khác, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm chuyên biệt về niệu động học. Cụ thể như sau:

  • Xét nghiệm niệu động học
  • Soi bàng quang
  • Tổng phân tích nước tiểu
  • Đo lượng nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu
  • Ghi nhật ký đi tiểu
  • Chụp bàng quang.

Các phương pháp điều trị tiểu rắt ở nam giớiChữa xuất tinh sớm bằng tiểu phẫu

Tiểu rắt gây nhiều phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây biến chứng ảnh hưởng tới đường tiết niệu và đường sinh dục. Do đó, khi có những biểu hiện tiểu rắt, nam giới cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm. Tùy vào từng trường hợp mà người bệnh sẽ được điều trị bằng một trong những phương pháp sau:

Điều trị đái rắt bằng y học hiện đại

Đái rắt có nhiều nguyên nhân bệnh lý gây ra. Do đó, tùy vào từng nguyên nhân, mức độ bệnh mà sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

  • Tiểu rắt do nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang: Người bệnh được sử dụng thuốc kháng để chữa trị. Hoặc đưa trực tiếp thuốc vào bàng quang và nong bàng quang.
  • Tiểu rắt do sỏi thận, sỏi bàng quang: Với trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành làm phẫu thuật để loại bỏ sỏi. Đồng thời, kê thuốc kháng viêm sau khi làm phẫu thuật.
  • Tiểu rắt do phì đại tuyến tiền liệt: Sử dụng thuốc, châm cứu hay phẫu thuật là những phương pháp điều trị phì đại tuyến tiền liệt.
  • Tiểu rắt do bệnh lây qua đường tình dục: Tùy vào từng loại bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc điều trị ngoại khoa.

Với những trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa. Đồng thời, tiến hành lọc máu để giúp đào thải chất thải ra khỏi cơ thể.

Điều điều trị tiểu rắt tại nhà

Cách trị tiểu rắt tại nhà được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Bởi cách điều trị khá đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm. Tuy nhiên, bài thuốc dân gian chữa tiểu rắt chỉ áp dụng trong trường hợp viêm nhiễm hoặc tổn thương nhẹ. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa tiểu rắt tại nhà người bệnh có thể tham khảo:

Chữa tiểu rắt bằng mồng tơi

Mồng tây có tính mát nên có tác dụng giải độc, nhuận tràng tốt. Do đó, mồng tơi được sử dụng để chữa đái rắt, đái buốt, tiểu đường. Cách thực hiện:

  • Mồng tơi rửa sạch, để ráo nước;
  • Hãm mồng tơi với nước lọc uống hàng ngày;
  • Sử dụng liên tục để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa tiểu rắt bằng bí đao

Bí đao có tính mát, vị ngọt, là nguyên liệu quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, nam giới có thể chữa tiểu rắt bằng bí đao theo các bước dưới đây. Cách thực hiện:

  • Bí đao gọt bỏ vỏ, rửa sạch;
  • Ăn sống hoặc ép lấy nước uống;
  • Thực liên tục từ 5 – 7 ngày.

Cách trị tiểu rắt tại nhà bằng củ sắn dây

Sắn dây có đặc điểm vị ngọt, tính mát, đi vào kinh phế, tỳ và bàng quang. Nên được sử dụng để giải rượu, thanh nhiệt, trị tiểu đường và thông đường tiết niệu, trị tiểu rắt. Cách thực hiện:

  • Sắn dây cạo sach vỏ, thái lát mỏng đem phơi khô
  • Giã nhỏ thành bột mịn, pha với nước uống mỗi ngày.

dieu-tri-tieu-dat

Cây bèo cái chữa tiểu rắt ở nam giới hiệu quả

Béo cái sinh sống nhiều ở ao hồ, sông suối. Đây là nguyên liệu lành tính, có tác dụng chữa tiểu rắt ở nam giới mà không gây tác dụng phụ. Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị bèo cái, lá thài lài, lá mã đè, rễ cỏ tranh mỗi loại một nắm;
  • Rửa sạch các nguyên liệu trên, sau đó sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
  • Thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần.

Cách trị tiểu rắt tại nhà nhanh nhất

Ngoài áp dụng cách chữa tiểu rắt theo phác đồ của bác sĩ. Nam giới có thể sử dụng cách trị tiểu rắt tại nhà nhanh nhất dưới đây. Giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

  • Hạn chế uống nước khi tham gia các hoạt động mạnh và buổi tối
  • Đi vệ sinh đều đặn, tuyệt đối không nhịn tiểu giúp bàng quang không rò rỉ
  • Không nên sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ uống có ga trong quá trình điều trị.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều axit như cam, chanh, cà chua… Vì có thể gây kích thích bàng quang và khiến đi tiểu nhiều.
  • Không sử dụng thực phẩm cay nóng và chứa nhiều đường.

Trên đây những thông tin xoay quanh triệu chứng tiểu rắt. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn đọc giải đáp tiểu rắt là bệnh gì? Cũng như bỏ túi nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh tiểu rắt tại nhà an toàn và hiệu quả. Tiểu rắt là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi có triệu chứng này nam giới nên chủ động điều trị để hạn chế biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

5/5 - (6 bình chọn)

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM