Tiểu buốt tiểu rắt ở nam giới biểu hiện như nào [Hỏi đáp cùng bác sĩ]

Tham vấn y khoa:

5/5 - (7 bình chọn)

“Chào bác sĩ. Một tuần gần đây, em có hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt. Em có lên mạng tìm hiểu nhưng có quá nhiều thông tin nên rất hoang mang không biết mình bị làm sao. Vậy bác sĩ cho em hỏi tiểu rắt, tiểu buốt ở nam giới là bệnh gì, có nguy hiểm không? Rất mong bác sĩ giải đáp. Em cảm ơn bác sĩ.” (Hoàng H – Thái Bình).

Cảm ơn bạn H đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chuyên mục sức khỏe nam khoa của Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội. Dưới đây bác sĩ của chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.

Tiểu buốt, tiểu rắt là gì?

tieu-rat-tieu-buot-la-gi

Theo chia sẻ của bác sĩ CKII Nam học – tiết niệu Lê Đỗ Nguyễn của phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: nước tiểu không màu hoặc có màu vàng nhạt, đôi khi có màu vàng đục nếu cơ thể thiếu nước. Nhưng nếu đi tiểu rắt, tiểu buốt kèm theo nước tiểu đổi màu thì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

Bệnh lậu làm nam giới đi tiểu rắt, tiểu buốt

Tiểu rắt, tiểu buốt dấu hiệu của bệnh gì? Một trong những bệnh lý nguy hiểm gây ra tình trạng này chính là bệnh lậu.

Bệnh do vi khuẩn song cầu lậu gây ra và lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Khi mắc bệnh, nam giới sẽ thấy có tình trạng dương vật chảy mủ, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ, đặc biệt là khi sáng sớm. Mủ làm nước tiểu đục và ngả màu vàng trắng. Ngoài ra, anh em cũng sẽ thấy nóng, rát ở mỗi lần tiểu. Lỗ sáo cũng có hiện tượng sưng đỏ, phù nề.

Viêm niệu đạo gây buốt dương vật

Đây là một trong những triệu chứng điển hình của viêm niệu đạo. Bệnh thường gặp ở những nam giới không vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn sinh sôi phát triển. Ngoài tiểu buốt, bệnh còn gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu đau, buồn tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu rất ít.

Tiểu rắt, tiểu buốt, có mủ do viêm bàng quang

Dương vật chảy mủ, đau buốt khi tiểu có thể do viêm bàng quang gây ra. Đây là bệnh lý đường tiết niệu phổ biến mà nhiều nam giới đã gặp phải.

Bệnh do vi khuẩn E. Coli gây ra. Khi bệnh nhẹ, tiểu buốt tiểu rắt là triệu chứng hay xuất hiện. Nhưng khi bệnh nặng, trong nước tiểu sẽ có mủ màu vàng đục hoặc xanh, cùng với đó bụng dưới của anh em sẽ thấy căng tức thường xuyên.

Tiểu buốt, tiểu rắt dương vật do viêm tuyến tiền liệt

Tình trạng dương vật đau buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ còn có thể xuất phát từ viêm hoặc áp xe tuyến tiền liệt. Các vi khuẩn tấn công vào tuyến tiền liệt khiến quá trình bài tiết nước tiểu bị ảnh hưởng, gây ra các tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt có lẫn mủ.

Trước kia, viêm tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới trung niên và cao tuổi. Nhưng hiện tại ngày càng có nhiều nam giới trẻ mắc phải căn bệnh này.

Xem ngay: Cách trị tiểu buốt tại nhà nhanh nhất

Biểu hiện của bệnh tiểu buốt, tiểu rắt ở nam giới

Khi bị tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều nam giới có những biểu hiện như sau:

  • Cảm thấy đau buốt khi bắt đầu đi tiểu và sau khi tiểu xong.
  • Đi tiểu cảm thấy nóng rát, ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
  • Bụng dưới luôn cảm thấy căng tức, khó chịu
  • Đang tiểu thì thấy đau buốt và đột ngột bị tắt tia nước.
  • Giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm

dau-hieu-tieu-buot

Với đàn ông trung niên, triệu chứng tiểu ít kèm theo đau buốt rõ ràng thì có thể nguyên nhân chính là do bệnh nhân mắc bệnh tăng sinh tuyến tiền liệt hoặc sỏi niệu đạo.

Tiểu buốt, tiểu rắt có nguy hiểm không?

Tiểu buốt, tiểu rắt không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hằng ngày mà còn gây ra nhiều nguy hiểm tới sức khỏe nam giới.

  • Suy giảm chức năng tình dục: Các bệnh lý như viêm tuyến tiền liệt, lậu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng chức năng tình dục, sức khỏe sinh sản. Lúc này, chất lượng tinh trùng sẽ bị suy giảm.
  • Bệnh nặng và nghiêm trọng hơn: Khi bị tiểu buốt, tiểu rắt sẽ khiến nam giới căng thẳng, không dám đi tiểu, nhịn tiểu. Điều này sẽ khiến bệnh nặng và nghiêm trọng hơn. Đặc biệt nếu quan hệ tình dục, người bệnh cũng sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm chéo các bệnh truyền nhiễm khác.

Chính bởi những nguy hiểm trên, nam giới nên gạt bỏ sự tự ti, e ngại mà thăm khám trong thời gian sớm nhất. Và để việc khám chữa bệnh được hiệu quả, anh em cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, chất lượng.

Cách trị tiểu buốt, tiểu rắt cho nam giới tại nhà

Trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc chữa tiểu buốt, tiểu rắt từ những nguyên liệu thiên nhiên. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây.

Chữa tiểu buốt, tiểu rát tại nhà bằng cây mã đề

Từ lâu, mã đề được biết đến là một loại thảo dược quý có tác dụng thanh nhiệt, tiêu phù, giải độc có tác dụng trong việc điều trị các bệnh lí về thận, đường tiết niệu – một trong những bệnh lí gây tiểu buốt, tiểu rắt. Để điều trị chứng tiểu buốt tại nhà, người bệnh có thể áp dụng theo 2 cách sau:

  • Cách 1: sử dụng 50g lá mã đề khô cùng với 1,5 lít nước đem sắc lấy nước uống hoặc hãm làm trà
  • Cách 2: chế biến mã đề thành dạng siro bằng cách dùng 20g-40g mã đề và 1,5 lít nước rồi đun sôi nhỏ lửa, khi còn 500 ml nước thì dừng lại. Nên uống 2 lần/ngày.

Lưu ý:

  • Mã đề dùng tốt nhất là vào buổi sáng, sau khi ăn 30 phút.
  • Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ cần thận trọng khi sử dụng mã đề
  • Người cao tuổi thận yếu, thận hư không nên dùng mã đề để tránh gây đi tiểu đêm.

tra-ma-de

Điều trị tiểu buốt, tiểu rát bằng bột sắn dây

Trong các cách chữa tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà thì sử dụng bột sắn dây là cách đơn giản và được nhiều người áp dụng nhất. Bột sắn dây có tính mát, vị ngọt, quy kinh phế, tỳ và bàng quang. Bột sắn dây được dùng trong các trường hợp:

  • Giải rượu
  • Thanh nhiệt
  • Thông đường tiết niệu
  • Trị tiểu đường
  • Nóng bức.

Người bệnh bị tiểu buốt có thể sử dụng bột sắn dây để điều trị chứng tiểu buốt như sau: lấy 10g bột sắn dây pha cùng nước để uống mỗi ngày. Nên thực hiện liên tục trong vòng 10 ngày để đạt hiệu quả cao nhất.

Cách chữa tiểu rắt, tiểu buốt hiệu quả với râu ngô

Râu ngô là một vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu giúp đào thải độc tốt ra khỏi cơ thể. Sử dụng râu ngô rất tốt cho các bệnh lý rối loạn tiểu tiện. Kết hợp râu ngô với các vị thuốc khác sẽ tăng hiệu quả. Cần chuẩn bị: Râu ngô; Rễ cỏ tranh; Bông mã đề; Đậu đen; Củ sả

Cách thức thực hiện:

  • Tất cả các nguyên liệu nên trên rửa sạch, phơi khô
  • Sau đó lấy tỷ lệ của các nguyên liệu này bằng nhau rồi đem sắc với nước uống hàng ngày.
  • Mỗi ngày uống từ 2-3 lần
  • Nên kiên trì sử dụng một cách đều đặn để có kết quả tốt nhất

Điều trị tiểu buốt, tiểu ra tại nhà có hiệu quả không?

Cũng theo chia sẻ của bác sĩ Lê Đỗ Nguyên thì cách điều trị tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ với những trường hợp nhẹ…Còn với nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý thì cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, hiện đang điều trị tiểu buốt, tiểu rắt theo các phác đồ sau:

Đối với những trường hợp mắc lậu

Nam giới tiểu buốt, tiểu rắt do lậu sẽ được chỉ định điều trị bằng phác đồ Đông Tây y kết hợp. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống như:

  • Tiêu diệt, đẩy lùi vi khuẩn lậu hiệu quả: Từ việc kiểm tra chính xác đặc tính của vi khuẩn lậu cùng kháng sinh đồ phù hợp sẽ tiêu diệt vi khuẩn lậu một cách triệt dể và hiệu quả.
  • Ngăn ngừa bệnh tái phát: Các bài thuốc Đông y được sử dụng sẽ giúp cải thiện, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể từ bên trong, giảm bớt những tác dụng phụ của thuốc Tây. Từ đó, sức khỏe được duy trì ổn định và giảm tối đa tình trạng tái phát của bệnh.

chua-tieu-buot

Phương pháp đặc biệt phù hợp và hiệu quả với những trường hợp mắc lậu mãn tính, đã từng khám chữa nhiều lần nhưng không khỏi.

Đối với những trường hợp viêm niệu đạo, viêm bàng quang

Thường ở những trường hợp này, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng viêm, kháng sinh đặc hiệu để giảm tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt. Cùng với đó, một số loại thuốc Đông y cũng sẽ được chỉ định để tình trạng bệnh được cải thiện hơn.

Đối với những trường hợp viêm, áp xe tuyến tiền liệt

Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt do viêm, áp xe tuyến tiền liệt chủ yếu được điều trị bằng phác đồ nội khoa. Tùy theo vào tình trạng bệnh là cấp hay mãn tính mà các bác sĩ sẽ có liệu trình phù hợp.

Ngoài ra, bệnh nhân còn được hỗ trợ điều trị bằng máy sóng ngắn. Đây là loại máy ứng dụng công nghệ sóng ngắn tập trung năng lượng sinh ra các phản ứng nhiệt, phi nhiệt, điện trường. Nhờ đó sẽ giúp tiêu viêm, giảm đau, các tổ chức bị tổn thương sẽ phục hồi và tái tạo nhanh hơn.

Phòng khám là cơ sở y tế chuyên khoa đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động trong lĩnh thăm khám, điều trị các bệnh nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội và các vấn đề liên quan tới sức khỏe sinh sản.

Tại đây được đầu tư, trang bị nhiều thiết bị y tế hiện đại. Các máy móc phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị đều được nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài. Trong đó, có thể kể tới một số thiết bị điển hình như:

  • Máy xét nghiệm huyết học tự động 24 thông số: Máy được nhập khẩu từ Đức và ứng dụng công nghệ do quang học laser. Do đó, việc xét nghiệm sẽ cho kết quả nhanh và chính xác 5 thành phần bạch cầu đối với các mẫu máu.
  • Máy xét nghiệm nước tiểu 10 thông số: Được nhập khẩu từ Anh, máy cho kết quả về nồng độ pH, bạch cầu, nitrit…trong nước tiểu chỉ trong 10 phút. Nhờ vậy, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian thăm khám.
  • Máy phục hồi chức năng nam khoa bằng sóng xung kích: Được sử dụng với các trường hợp nam giới bị xuất tinh sớm, yếu sinh lý…Sóng xung kích cường độ thấp kết hợp với thuốc Tây và liệu pháp tâm lý sẽ giúp các triệu chứng bệnh được cải thiện hơn.
  • Máy chiếu tia hồng ngoại: Có tác dụng thúc đẩy việc sản sinh tế bào mới, cải thiện tuần hoàn máu, tiêu viêm giảm đau, phù nề. Nhờ đó, quá trình lên da non được thúc đẩy, niêm mạc vết thương cũng nhanh chóng phục hồi hơn. Máy được sử dụng với những trường hợp hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm và hồi phục tổn thương sau khi làm thủ thuật.

phong-kham-da-khoa-quoc-te-ha-noi

Ở Phòng khám, tất cả quá trình thăm khám, điều trị đều được thực hiện trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm như bác sĩ CKII Lê Đỗ Nguyên, bác sĩ CKI Trần Văn Vỵ, bác sĩ CKI Đặng Tuấn Trình, bác sĩ CKI Trần Thúy Vân, bác sĩ CKI Tạ Thị Hồng Duyên… Dưới sự khám chữa của các bác sĩ, rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội đã được điều trị khỏi bệnh.

Phòng khám có thời gian làm việc linh hoạt, mở cửa tất cả các ngày trong tuần, từ 8h-20h30, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ. Do đó, người bệnh có thể chủ động sắp xếp thời gian thăm khám phù hợp nhất.

Với những thông tin chia sẻ trên, chắc hẳn thắc mắc của bản H về tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt ở nam giới là dấu hiệu bệnh gì đã được giải đáp. Tốt nhất khi có những biểu hiện này, nam giới nên sớm thăm khám, làm các xét nghiệm để có kết luận chính xác. Từ đó, việc điều trị được thực hiện sớm, đúng cách để sức khỏe được bảo vệ tốt hơn.

5/5 - (7 bình chọn)

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM