Testosterone nam là gì? Cách tăng testosterone cho nam giới

Tham vấn y khoa:

5/5 - (6 bình chọn)

Testosterone nam là một nội tiết tố quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của nam giới. Khái niệm về hormone này càng ngày càng trở nên phổ cập. Là đàn ông việc hiểu và nắm vững các thông tin về testosterone sẽ giúp nam giới biết cách duy trì sức khỏe tốt nhất cho bản thân. Bài viết sau sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về testosterone nam, các anh em hãy cùng tham khảo nhé.

Testosterone nam là gì?

Testosterone là nội tiết tố quan trọng đối với nam giới. Nó không chỉ có tác dụng chủ chốt đối với đời sống tình dục mà nó còn có vai trò là nền tảng hoàn thiện sức khỏe cho cánh mày râu. 

Theo đó, testosterone là yếu tố quyết định sức mạnh của tất cả các cơ quan của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiết niệu, xương khớp, thần kinh và não bộ. Testosterone chính là yếu tố kích thích sự ham muốn tình dục và tạo ra sự cân bằng cho đời sống tình dục của nam giới.

Nồng độ testosterone được đo thông qua xét nghiệm máu và sự thay đổi chỉ số testosterone của nam giới liên quan đến các vấn đề quan trọng đối với sức khỏe của nam giới. 

Theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ (AUA), chỉ số testosterone bình thường ở nam giới là khoảng 300 -1070 ng/dL. Nồng độ testosterone trên hoặc dưới mức bình thường được coi là mất cân bằng. Trong đó, chỉ số 400 – 600 ng/dL được coi là chỉ số nồng độ testosterone đẹp ở nam giới.

Theo nghiên cứu, testosterone được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn (chiếm đến 95%) và một phần nhỏ ở tuyến thượng thận. Đây là thành phần không thể thiếu trong trục nội tiết sinh sản tinh hoàn – tuyến yên và vùng dưới đồi. Tại tinh hoàn, tế bào Leydig chịu trách nhiệm sản xuất hormone này, sau đó được kích thích và kiểm soát bởi các hormone LH tại tuyến yên.

Hoạt động dưới cơ quan chủ quản là tuyến yên, nồng độ testosterone tăng dần trong giai đoạn dậy thì và đạt mức đỉnh điểm trong những năm cuối tuổi thiếu niên, sau đó chững lại. Từ 30 tuổi trở đi, lượng testosterone có xu hướng giảm nhẹ cho đến năm 60 tuổi trở lên, sự sụt giảm nồng độ testosterone ở nam giới được gọi là mãn dục nam.

testosterone-la-gi

Các vấn đề khi thiếu hụt testosterone

Với vai trò nền tảng đó, khi nam giới bị thiếu hụt testosterone sẽ có nguy cơ khởi phát hoặc làm nặng thêm nhiều bệnh lý khác. Dưới đây là một số vấn đề nam giới gặp phải khi thiếu hụt testosterone:

  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Nguy cơ mắc và tử vong vì bệnh lý tim mạch tăng cao.
  • Nguy cơ cao mắc các bệnh lý về hội chứng chuyển hoá: tăng huyết áp, béo phì, bất thường cholesterol máu, tăng nồng độ insulin.
  • Liên quan chặt chẽ đến các mức độ bệnh tiểu đường.
  • Tăng tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt và liên quan đến một số dạng ung thư khác.
  • Liên quan mạnh đến bệnh xơ vữa động mạch.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như làm suy giảm trí nhớ, dễ kích động và trầm cảm

suy-giam-testosterone

Cách tăng testosterone cho nam

Điều trị tại cơ sở y tế

Việc đầu tiên sau khi nhận thấy có những triệu chứng trên, nam giới cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm đánh giá nồng độ testosterone và xác định nguyên nhân gây nên các tình trạng trên. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị, các loại thuốc cần bổ sung dựa trên nguyên nhân và mức độ sụt giảm testosterone ở mỗi nam giới. Theo đó, hiện nay có những phương pháp điều trị sụt giảm testosterone

Liệu pháp bổ sung testosterone cho nam giới được thực hiện dưới nhiều hình thức như tiêm testosterone cho nam với liệu trình 10 – 14 ngày. Dán miếng dán hoặc bôi gel bổ sung testosterone ở vùng bụng, mông, lưng, cánh tay… hoặc có thể cấy viên testosterone dưới cánh tay 2 tháng/lần hoặc uống trực tiếp thuốc testosterone… Theo thực tế lâm sàng, liệu pháp bổ sung testosterone này cho hiệu quả trong vòng 4 – 6 tuần kể từ khi điều trị. 

Tuy nhiên, theo khuyến cáo y khoa, liệu pháp tăng testosterone chỉ được áp dụng cho nam giới mắc bệnh thiểu năng sinh dục. Không khuyến cáo bổ sung testosterone ngoại sinh để làm chậm quá trình lão hóa ở nam giới. Liệu pháp testosterone tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tác dụng phụ chỉ an toàn khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi chặt chẽ.

Thực phẩm chức năng tăng testosterone: Đáp ứng nhu cầu tăng cường bản lĩnh đàn ông ở phái mạnh đang có xu hướng tăng mạnh, thị trường thực phẩm chức năng mang nhiều màu sắc với các sản phẩm hỗ trợ, cải thiện khả năng sinh lý cho nam giới đa dạng và rất phong phú. Các enh em nên lưu ý khi dùng những sản phẩm này cần chú đến nguồn gốc, độ an toàn, chứng nhận của cơ quan chức năng… tránh tiền mất tật mang.

Tăng cường testosterone nam tự nhiên 

Bên cạnh các liệu pháp testosterone hay dùng thực phẩm chức năng có vẻ nhanh gọn nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe thì việc kích thích tăng testosterone nội sinh tự nhiên được xem là phương pháp an toàn và lành mạnh hơn cả. Những thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể giúp tăng testosterone tự nhiên dễ áp dụng cho nam giới. Cụ thể:

Thói quen sinh hoạt

  • Ngủ đủ giấc

Nội tiết tố nam hay nữ đều được sản xuất mạnh nhất trong khi ngủ. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe dài lâu và lượng testosterone trong cơ thể, đàn ông nên chú ý mỗi ngày ngủ đủ 7-8 giờ, tránh thức khuya. Đây chính là cách giúp nam giới tăng cường testosterone hiệu quả, khoa học lại đơn giản mà quý ông không được bỏ qua.

  • Giảm căng thẳng

Căng thẳng là nguyên nhân sản sinh hormone cortisol, khiến cơ thể ức chế sản sinh testosterone. Vì vậy, nam giới nên kiểm soát và giảm thiểu căng thẳng bằng cách bố trí, sắp xếp công việc và nghỉ ngơi hợp lý, đọc sách, nghe nhạc, xem phim,…

  • Tập thể thao

Tập thể dục thể thao đều đặn, vừa sức không chỉ là giải pháp tích cực tăng hệ miễn dịch, sự dẻo dai cho hệ cơ xương mà còn là cách tăng testosterone hiệu quả cho nam giới. Những bài tập tăng cường testosterone phù hợp như: Plank, hít đất, cử tạ, đi bộ nhanh, bơi lội, squat, xà đơn… 

bai-tap-tang-testosterone

  • Tăng cường vitamin D

Kết quả của 1 nghiên cứu y khoa cho biết bổ sung khoảng 3.000 IU vitamin D3 mỗi ngày trong vòng 1 năm sẽ làm tăng mức testosterone lên khoảng 25%. Để hấp thụ được tiền tố vitamin này, nam giới nên thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sáng sớm hoặc có thể bổ sung bằng thuốc, thực phẩm giàu vitamin D như trứng, sữa, cá hồi…

  • Sinh hoạt tình dục lành mạnh

Lạm dụng tình dục, quan hệ quá độ, không lành mạnh là cách nhanh nhất để “đốt cháy” lượng nội tiết nam trong cơ thể. Theo các chuyên gia sức khỏe, sinh hoạt tình dục đều đặn, lành mạnh, an toàn không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tăng nồng độ nội tiết tố nam trong máu. Bên cạnh đó, luôn sử dụng bao cao su, chung thủy 1 vợ 1 chồng để tránh các nguy cơ nhiễm các bệnh lý lây qua đường tình dục.

  • Tránh phơi nhiễm các hợp chất tương tự như estrogen

Tránh tiếp xúc với các chất như BPA (chất dùng trong chế tạo nhựa), paraben (chất bảo quản trong mỹ phẩm) và các hóa chất khác có trong một số loại nhựa (hộp nhựa đựng thực phẩm, khay nhựa…), sẽ làm giảm nồng độ hormone nam.

  • Duy trì cân nặng hợp lý

Khi thừa cân, các tế bào mỡ chuyển hóa testosterone thành estrogen và làm giảm mức độ globulin liên kết với hormone giới tính (SHBG), một loại protein mang testosterone trong máu. Ít hormone SHBG có nghĩa là testosterone tự do sẽ ít hơn mức bình thường. Vì vậy, để tăng hormone testosterone, nam giới cần duy trì cân nặng hợp lý. 

Chế độ dinh dưỡng

Tương tự như giấc ngủ, mọi thực phẩm đưa vào cơ thể đều ảnh hưởng rất lớn đến lượng sản sinh nội tiết tố. Vậy, để tăng cường sức khỏe nam giới và khả năng sinh lý, nam giới nên ăn gì để tăng testosterone nam? Theo viện dinh dưỡng quốc gia, nam giới cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học, cân bằng 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể theo nguyên tắc sau đây:

  • Ăn vừa đủ tinh bột: Là nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng chính cho tế bào, duy trì cho các cơ, tinh bột chiếm khoảng 60% tổng số nhu cầu năng lượng. 
  • Ăn đủ chất đạm: Là thành phần quan trọng để phát triển các cơ quan như: xương, cơ, mạch máu… Chiếm khoảng 15% nhu cầu năng lượng của cơ thể. 
  • Tăng cường chất béo lành mạnh: Chất béo tuy là thành phần quan trọng của màng tế bào và đặc biệt là não và tế bào thần kinh. Tuy nhiên, sử dụng các chất béo không lành mạnh từ động vật nhiều có thể gây ra tình trạng thừa cholesterol, có nguy cơ xơ vữa động mạch. Vì thế, cần ưu tiên các loại chất béo lành mạnh từ dầu thực vật, các loại hạt, cá…
  • Cácc nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất kẽm, sắt, vitamin A, B, C, D, E như: hải sản, rau củ, trái cây tươi, thịt bò, lòng đỏ trứng, các loại đậu,… là thực phẩm vàng để tăng cường hormone nam. Đàn ông nên ưu ái các thực phẩm này trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình.
  • Nên uống đủ nước mỗi ngày. (2-3 lít tùy theo thể trạng và cường độ hoạt động của đàn ông). 

Hạn chế chất kích thích

Rượu bia gây cản trở cơ chế sản sinh testosterone. Nồng độ cồn quá nhiều có thể gây tổn thương tế bào Leydig – những công nhân sản xuất testosterone ở tinh hoàn.  Đặc biệt, uống rượu nhiều có thể làm suy giảm số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng.

Hạn chế tiêu thụ đường

Tiêu thụ quá nhiều đường có thể tăng nồng độ Insulin trong máu, gây suy giảm lượng testosterone của nam giới. Do vậy để tránh bị thiếu hụt testosterone, nam giới cần tránh thực phẩm nhiều đường như trà sữa, bánh kẹo, nước ngọt…

Tình trạng testosterone cao ở nam

Phần lớn nam giới thường chỉ quan tâm đến tình trạng suy giảm testosterone bởi đây là tình trạng phổ biến và dễ dàng nhận biết bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh dục, ngoại hình và các đặc trưng giới tính khác. Thậm chí còn có ý kiến cho rằng hormone testosterone càng cao càng tốt. Thật ra, testosterone cao sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nam giới với các biểu hiện điển hình như:  

  • Cương dương không tự chủ
  • Mộng tinh
  • Ham muốn tình dục tăng cao nhưng số lượng tinh trùng thấp 
  • Phì đại tuyến tiền liệt kèm theo khó tiểu 
  • Mất ngủ
  • Tăng khối cơ bắp nhưng sức mạnh cơ bắp yếu
  • Tăng huyết áp mỡ máu, tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch 
  • Tâm trạng thất thường, dễ nóng giận, 
  • Tăng cân 
  • Nổi mụn  
  • Dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ trai

testosterone-cao

Nguyên nhân làm tăng cao testosterone

Tình trạng testosterone quá cao ở nam giới xảy ra một cách tự nhiên rất hiếm gặp, theo đó, có 2 nguyên nhân được ghi nhận cho tình trạng tăng cao testosterone: 

  • Dùng thuốc kích thích quá mức. Tình trạng này hay xảy ra ở các vận động thể hình. 
  • Liên quan đến bệnh lý cơ quan sinh dục như: có khối u tuyến thượng thận hoặc tinh hoàn. 

Nam giới có dấu hiệu của testosterone cao nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân vì nếu không điều trị có thể làm tăng nguy cơ như vô sinh, ung thư và các vấn đề khác: làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, PCOS, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh lý về gan, tim mạch…

Cách giảm testosterone ở nam

Bác sĩ sẽ điều trị và kiểm soát mức testosterone quá cao dựa trên kết quả thăm khám và nguyên nhân gây ra tình trạng này, do đó người bệnh cần đến cơ sở y tế khám, chẩn đoán tìm nguyên nhân. Nếu nguyên nhân do bổ sung testosterone quá mức, bệnh nhân cần dừng sử dụng những chất này để đưa testosterone trong cơ thể về mức bình thường. Thông thường sau khoảng 6 tháng, nồng độ testosterone hạ xuống mức hợp lý và tinh hoàn sẽ sản xuất tinh trùng như bình thường.

Trong trường hợp, nguyên nhân gây testosterone quá cao do bệnh lý, người bệnh sẽ được điều trị đún bệnh lý theo nguyên nhân song song với kiểm soát nồng độ testosterone bằng cách:

  • Điều trị khối u: Khối u gây tăng testosterone cao sẽ cần điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật thu nhỏ, cắt bỏ khối u. Nếu là khối u ung thư, bên cạnh phẫu thuật thì bác sĩ có thể chỉ định thêm phương pháp xạ trị hay hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Điều trị bằng thuốc: tùy theo nguyên nhân và mức độ, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc và phác đồ phù hợp.

Cùng với tiến hành điều trị y tế, bệnh nhân tăng testosterone quá cao cần thay đổi lối sống và áp dụng biện pháp khắc phục tại nhà để hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn như: Kiểm soát cân nặng, thay đổi chế độ ăn uống ít tinh bột và ít sữa,… 

thuoc-giam-testosterone

Như vậy, nồng độ hormone testosterone quyết định rất lớn đến nền tảng sức khỏe của đàn ông. Nhưng hormone này không phải là nguồn năng lượng vĩnh cửu, do đó nam giới cần hết sức quan tâm chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tập luyện phù hợp để duy trì và điều chỉnh nồng độ hormone này ở chỉ số ổn định. Hãy luôn nhớ, khám nam khoa định kỳ 6 – 9 tháng để đảm bảo kiểm soát tốt chỉ số hormone này và tầm soát các bệnh lý nam khoa khác.

5/5 - (6 bình chọn)

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM