[Tổng hợp] 12 tác dụng phụ của thuốc phá thai nguy hiểm
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Mang thai vốn là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời bạn nữ. Tuy nhiên khi đã lỡ mang thai ngoài ý muốn, rất nhiều bạn gái quyết định chọn uống thuốc để phá thai. Điều này tương đối dễ hiểu vì thuốc phá thai mang lại hiệu quả cao, chi phí lại thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phá thai tiềm ẩn nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể bạn nữ. Những tác dụng phụ ấy có thể nguy hiểm hoặc không. Vậy bạn hiểu gì về tác dụng phụ của thuốc phá thai, và làm thế nào để khắc phục? Cùng tìm hiểu ở bài viết này.
Phương pháp phá thai bằng thuốc
Phá thai bằng thuốc được định nghĩa là phương pháp dùng thuốc để can thiệp vào thai nhi, khiến thai nhi không phát triển tiếp được. Kết hợp kích thích dạ con của người phụ nữ co bóp liên tục. Phôi thai vì thế không bám được vào thành tử cung, cuối cùng bị đẩy ra ngoài.
Ưu điểm của phương pháp phá thai bằng thuốc
Do không cần dùng dụng cụ y tế tác động vào tử cung. Do đó hạn chế thương tổn tử cung, cho hiệu quả cao, chi phí thực hiện thấp. Hơn nữa cách phá thai này lại kín đáo, giống như sảy thai thông thường nên không gây áp lực tâm lý cho chị em.
Nhược điểm của phương pháp phá thai bằng thuốc
Sẽ mất thời gian vì phải uống 2 viên thuốc. Mỗi viên cách nhau 24 – 48h. Nếu không thành công thì phải thực hiện hút thai. Có thể gây đau bụng, dễ bị rong kinh, rối loạn kinh nguyệt. Và thường xảy khi chị em thực hiện ở các cơ sở không đảm bảo.
Và không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp phá thai bằng thuốc này được. Chính vì thế mà việc đi thăm khám, để được bác sĩ chuyên gia tư vấn cho bạn trước khi dùng thuốc phá thai là điều cần thiết. Không nên tự ý uống thuốc phá thai tại nhà để tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc phá thai
Dùng thuốc để phá thai không gây ra nhiều đau đớn. Ngoài việc ra máu cục chứng tỏ thai nhi đã được đẩy ra ngoài, bạn có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ thông thường sau:
- Âm đạo ra máu:
Triệu chứng này có thể kéo dài khoảng một tuần sau khi thai phụ uống thuốc, càng về sau lượng máu ra càng giảm. Đây là giai đoạn bạn cần theo dõi lượng máu chảy ra, nếu mất máu quá nhiều thì cần đến cơ sở y tế thăm khám.
- Lên cơn sốt, ớn lạnh:
Đây là tác dụng phụ của thuốc phá thai điển hình. Lúc này là cơ thể phản ứng lại với thuốc phá thai, do đó bạn không cần quá lo lắng.
- Tiêu chảy, buồn nôn:
Cơ thể phản ứng lại với các thành phần có trong thuốc phá thai. Các triệu chứng này sẽ nhanh chóng giảm dần.
- Chóng mặt:
Do sự mất máu nhiều gây ra. Đây cũng là tác dụng phụ phổ biến của thuốc.
- Đau vùng bụng dưới:
Cơn đau này tương tự như đau bụng kinh. Nguyên nhân cơn đau là do tử cung co bóp để đẩy thai nhi ra ngoài. Đôi khi thai phụ cũng có thể đau do thành phần của thuốc.
Những dấu hiệu trên đây có thể coi là triệu chứng bình thường mà bạn nữ gặp phải sau khi dùng thuốc phá thai. Tuy nhiên nếu tình trạng trở nặng bất thường, các bạn cần đến cơ sở y tế hoặc hỏi ý kiến bác sĩ TẠI ĐÂY để được trợ giúp.
Những tác dụng phụ của thuốc phá thai nguy hiểm
Thai phụ có thể phải đối mặt với những nguy hiểm do tác dụng phụ của thuốc phá thai mang lại như:
- Băng huyết:
Nếu máu ra nhiều và kéo dài, ví dụ 2 tháng vẫn ra máu, thì đó chính là dấu hiệu bất thường, khiến các bạn nữ mất máu và suy nhược trầm trọng.
- Tích huyết tử cung:
Máu vón cục quá nhiều có thể tắc lại cổ tử cung. Khi đó tử cung không co thắt đẩy mô và máu ra ngoài được, khiến tử cung căng phình gây đau đớn.
- Thai chết lưu:
Xảy ra khi thuốc phá thai làm thai chết nhưng cơ thể lại không đẩy được toàn bộ thai nhi ra ngoài. Điều này làm thai đã chết lưu lại trong tử cung người mẹ.
- Nhiễm trùng:
Nếu sản phụ bị lưu thai thì có nguy cơ bị viêm nhiễm. Lúc này vi khuẩn có thể qua màng ối rách để vào buồng ối và tử cung, sau đó lây lan đến buồng và cổ tử cung, âm đạo… Nhiễm trùng nội mạc tử cung hay tiểu khung đều là những tác dụng phụ nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe người phụ nữ. Chưa kể trong quá trình ra máu, nếu bạn nữ không vệ sinh sạch sẽ vùng kín của mình cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm.
- Rối loạn nội tiết tố:
Thuốc phá thai có thể làm ảnh hưởng đến buồng trứng cũng như chu kỳ rụng trứng. Điều này dẫn đến rối loạn nội tiết tố sinh dục trong cơ thể bạn nữ. Hệ quả là sau đó, bạn nữ phải đối mặt với việc chu kì kinh nguyệt thay đổi thất thường, có thể rối loạn.
- Thai nhi bị dị tật:
Nếu việc phá thai bằng thuốc không có hiệu quả, thai nhi không chết thì vẫn ở lại trong bụng mẹ, nhưng có thể hình thành dị tật bẩm sinh.
- Sót thai, sót nhau:
Nếu thai nhi hoặc nhau thai vẫn không bị đẩy ra, nằm sót lại trong tử cung có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến sản phụ đau bụng dữ dội. Trong trường hợp này, thai phụ cần đến cơ sở y tế để nạo hút thai, nhằm lấy phần thai và nhau còn sót lại ra ngoài.
- Dị ứng thuốc tránh thai:
Thai phụ nếu dị ứng thuốc tránh thai có thể xuất hiệu triệu chứng mẩn ngứa, đôi khi choáng váng, khó thở.
Để tránh những tác dụng phụ của thuốc phá thai ảnh hưởng đến cơ thể mình, các bạn nữ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc phá thai. Điều này có thể thực hiện dễ dàng bằng hình thức tư vấn online miễn phí, bạn chỉ cần nhấp chuột TẠI ĐÂY!
Uống thuốc phá thai nhiều lần và những rủi ro tiềm ẩn lâu dài
Tuy phá thai bằng thuốc khá an toàn so với các phương pháp khác, nhưng các bác sĩ không hề khuyến khích chị em lạm dụng nó nhiều lần. Theo bác sĩ Duyên, với mỗi bạn nữ, chỉ nên sử dụng cách phá thai bằng thuốc tối đa 2 lần mà thôi. Vì phương pháp phá thai này gần giống hiện tượng sảy thai tự nhiên, nên tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe sinh sản.
Cụ thể, uống thuốc phá thai từ 2 lần trở lên có thể dẫn đến:
- Dịch tiết âm đạo tăng, đau bụng bất thường, dính buồng tử cung, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố…
- Gây tổn thương và suy yếu các bộ phận của cơ quan sinh sản. Đặc biệt tử cung rất dễ tổn thương do phải giãn nở nhiều lần trong các lần phá thai đó.
- Ảnh hưởng đến lần mang thai và sinh con tiếp theo: dễ bị chửa ngoài dạ con, sinh con thiếu tháng và con sinh ra bị nhẹ cân so với bình thường.
- Gây nguy cơ vô sinh, hiếm muộn, tước mất vĩnh viễn cơ hội làm mẹ của bạn.
- Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp uống thuốc phá thai quá liều làm nhiễm độc máu, ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ.
Phá thai bằng thuốc: rất cần cơ sở uy tín và bác sĩ chuyên khoa
Các bạn nữ muốn phá thai bằng thuốc cũng cần tuân theo một quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nhiều bạn nữ không ý thức được điều này, tự ý mua thuốc về sử dụng, mua phải những loại thuốc phá thai giả, nhập lậu, không có xuất xứ rõ ràng trên thị trường. Đến khi gặp phải những triệu chứng, biến chứng không mong muốn, thì lúc này việc xử lý sẽ phức tạp hơn rất nhiều.
Bạn có thể tham khảo quy trình thăm khám và phá thai bằng thuốc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội như sau:
Bước 1: Khám sức khỏe cho thai phụ, xác định tình trạng hiện tại của thai nhi
Ở bước này, các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội sẽ cho thực hiện siêu âm và các xét nghiệm khác để xác định xem:
- Thai nhi của bạn đã bao nhiêu tuần tuổi, có nằm trong tử cung hay không.
- Kiểm tra xem bạn có mắc bệnh phụ khoa hay bệnh lây qua đường tình dục không. Kiểm tra sức khỏe tổng quát của bạn.
- Xác định xem bạn có tiền sử bệnh lý nào ảnh hưởng hoặc có thể bị ảnh hưởng đến quá trình phá thai bằng thuốc không.
Bước 2: Tư vấn phương pháp tiến hành
Sau khi thăm khám xong, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn xem phương pháp phá thai bằng thuốc có phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn không. Nếu không thì có phương pháp phá thai nào khác phù hợp không? Còn nếu bạn có thể phá thai bằng thuốc, bác sĩ sẽ tư vấn, giải đáp những điều mà bạn còn thắc mắc (quá trình thực hiện, chi phí…). Việc tư vấn này có thể bao gồm cả tư vấn tâm lý nếu bạn cần.
Bước 3: Tiến hành phá thai
Bác sĩ bắt đầu chỉ định cho bạn loại thuốc phù hợp, với liều lượng và cách dùng riêng. Các loại thuốc này đều được Bộ Y tế cấp phép, có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn cho bạn. Bạn cần tuyệt đối tuân theo chỉ đạo của bác sĩ để tránh sai sót phát sinh trong giai đoạn này.
Bước 4: Đưa ra lời khuyên về cách tự chăm sóc sau khi dùng thuốc phá thai
Sau khi dùng thuốc phá thai, để hỗ trợ phục hồi sức khỏe, bác sĩ sẽ dặn dò bạn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, bồi bổ dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ, kiêng quan hệ tình dục một thời gian… Bác sĩ cũng dặn bạn quan sát triệu chứng để xử lý ngay nếu có gì bất thường.
Bước 5: Tái khám
Việc này là cần thiết để bác sĩ xác định xem việc phá thai có thành công không và có để hại hậu quả gì cho sức khỏe của bạn không.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có một cái nhìn tổng quát về những tác dụng phụ của thuốc phá thai. Để tránh những rủi ro phát sinh khi dùng thuốc, bạn hãy tham khảo và nắm vững quy trình phá thai bằng thuốc mà các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội đã đưa ra nhé! Với quy trình này, rất nhiều bạn nữ đã thực hiện phá thai thành công và an toàn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, có thể trực tiếp liên hệ với các bác sĩ TẠI ĐÂY để được giải đáp!