Quy trình khám phụ khoa [7 bước quan trọng phải trải qua]

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Khám phụ khoa là cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe sinh sản và phát hiện sớm những bất thường ở vùng sinh dục. Tuy nhiên một phần do e ngại khám vùng kín, mặt khác sợ thủ tục rườm rà mất thời gian nên nhiều chị em đang trì hoãn. Thực tế quy trình khám phụ khoa không hề rắc rối, cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay.

quy trình khám phụ khoa

Đi khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì?

Để đạt kết quả tốt nhất khi khám phụ khoa, chị em cần:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Rửa bằng nước sạch, tránh sử dụng dung dịch vệ sinh, thuốc đặt, và tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo. Việc thụt rửa có thể làm sạch các tế bào gây bệnh và dẫn đến kết quả chẩn đoán không chính xác.
  • Tránh quan hệ tình dục: Không quan hệ tình dục trong 48 giờ (2 ngày) trước khi thăm khám để tránh làm rối loạn kết quả phân tích mẫu bệnh phẩm.
  • Tránh chất kích thích và thực phẩm gây ảnh hưởng: Không uống rượu bia, sử dụng chất kích thích hoặc ăn đồ ngọt và nhiều dầu mỡ. Những thực phẩm và chất này có thể làm tăng nhiệt độ cơ quan sinh dục. Khiến âm đạo tiết dịch nhiều hơn bình thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và có thể làm kết quả xét nghiệm không chính xác.
  • Chọn trang phục phù hợp: Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để thuận tiện cho việc khám vùng kín.
  • Giữ tâm lý thoải mái: Thả lỏng tinh thần, giữ tâm lý thoải mái và tin tưởng vào bác sĩ để quá trình khám diễn ra dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.

Nội dung khám phụ khoa cơ bản đến nâng cao

Khi chị em đi khám phụ khoa lần đầu, có thể thắc mắc về quy trình khám phụ khoa. Dưới đây là các bước cơ bản trong khám phụ khoa:

Khám cơ bản

Khám bên ngoài: Bác sĩ sẽ quan sát và dùng tay kiểm tra hai bầu ngực (vú) cũng như các cơ quan sinh dục nữ bên ngoài để phát hiện bất thường.

Khám âm đạo bằng mỏ vịt: Bác sĩ sẽ đưa mỏ vịt đã được tiệt trùng vào âm đạo để kiểm tra thành âm đạo và cổ tử cung. Đồng thời, bác sĩ có thể lấy mẫu dịch âm đạo và tế bào cổ tử cung để làm xét nghiệm hoặc soi tươi nếu nghi ngờ có bệnh phụ khoa. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những phụ nữ đã có quan hệ tình dục.

Kiểm tra tử cung và hai phần phụ bằng tay: Bác sĩ sẽ dùng tay để sờ nắn bụng nhằm xác định vị trí và kích thước của tử cung. Có thể kết hợp thêm với siêu âm đầu dò hoặc siêu âm bụng để kiểm tra cấu trúc của các cơ quan sinh dục bên trong như tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng.

quy trình khám phụ khoa

Xét nghiệm điển hình trong khám phụ khoa

Xét nghiệm Pap smear: Xét nghiệm Pap smear – phết tế bào cổ tử cung. Đây là một phương pháp tế bào học để phát hiện và tầm soát ung thư cổ tử cung. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi nên xét nghiệm Pap smear 3 năm một lần. Đối với phụ nữ trên 30 tuổi, tần suất xét nghiệm Pap smear sẽ được quyết định dựa trên kết quả xét nghiệm HPV.

Xét nghiệm HPV: Phát hiện virus gây bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ và thường được thực hiện cùng với xét nghiệm Pap smear cho phụ nữ từ 30 tuổi trở lên.

Xét nghiệm CA-125: CA-125 (cancer antigen 125) là một loại protein được sử dụng như chỉ điểm để phát hiện các khối u. Nồng độ CA-125 cao hơn mức bình thường có thể chỉ ra sự hiện diện của ung thư buồng trứng. Vì lý do này, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm CA-125 nếu nghi ngờ có ung thư buồng trứng.

Xét nghiệm nội tiết tố: Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm nhiều xét nghiệm nhỏ nhằm theo dõi và đánh giá sức khỏe sinh sản, khả năng mang thai và chất lượng đời sống tình dục. Xét nghiệm này có thể phát hiện sớm các rối loạn hoặc thay đổi về nội tiết tố, giúp đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Siêu âm khi khám phụ khoa

Soi cổ tử cung: Thường kết hợp với các kỹ thuật xét nghiệm khác như soi tươi, nuôi cấy và nhuộm trực tiếp để phát hiện các bệnh lý ở đường sinh dục nữ. Qua kết quả soi cổ tử cung, bác sĩ có thể phát hiện các bất thường tại cổ tử cung. Từ đó kết hợp với triệu chứng hiện tại để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và xây dựng phương án điều trị phù hợp.

Siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm bụng: Siêu âm được sử dụng để đánh giá tình trạng của tử cung và buồng trứng. Đồng thời phát hiện các bất thường ở tiểu khung và phần phụ. Siêu âm đầu dò âm đạo chỉ được thực hiện cho những phụ nữ đã có quan hệ tình dục hoặc đã lập gia đình. Vì không nên thực hiện ở những phụ nữ chưa quan hệ tình dục để tránh ảnh hưởng đến màng trinh.

Siêu âm vú: sử dụng sóng âm tần số cao để tạo hình ảnh cấu trúc bên trong vú. Được chỉ định khi có dấu hiệu xuất hiện các tổn thương ở vú thông qua sờ nắn hoặc khi có triệu chứng liên quan đến vú.

Chụp nhũ ảnh tuyến vú: X-quang tuyến vú là kỹ thuật được áp dụng để tầm soát ung thư vú và phát hiện các bệnh lý ở tuyến vú. Bác sĩ thường khuyến cáo chụp nhũ ảnh cho phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú.

7 bước trong quy trình khám phụ khoa cơ bản

Tại các cơ sở y tế chuyên khoa được cấp phép hoạt động, quy trình khám phụ khoa được thực hiện như sau: sau khi hoàn tất đăng ký tại quầy lễ tân và kiểm tra các chỉ số cơ bản như chiều cao, cân nặng, huyết áp… tại khu vực chờ, quy trình khám phụ khoa sẽ diễn ra theo 7 bước.

khám phụ khoa như nào

Bước 1: Khám lâm sàng, khai thác bệnh sử

Trước khi tiến hành thăm khám, bác sĩ sẽ thu thập các thông tin cơ bản của chị em. Bao gồm tình trạng sức khỏe hiện tại, các triệu chứng bất thường gặp phải cũng như tiền sử bệnh lý cá nhân hoặc gia đình nếu có.

Bước 2: Thăm khám bên ngoài

Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ quan sát, thăm khám vùng sinh dục ngoài: Âm hộ, âm đạo, môi âm hộ, tầng sinh môn,… Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra ngực để phát hiện bất thường ở tuyến vú. Nếu có nghi ngờ về khối u, sẽ chỉ định thêm siêu âm hoặc chụp nhũ ảnh.

Bước 3: Khám âm đạo

Đối với những chị em đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt vô trùng để đưa vào âm đạo quan sát vùng cổ tử cung và thành âm đạo. Nếu có nghi ngờ về bệnh phụ khoa, bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch âm đạo để gửi đi xét nghiệm.

Bước 4: Kiểm tra hai phần phụ và tử cung

Bác sĩ sẽ dùng tay ấn nhẹ vào vùng bụng để kiểm tra và phát hiện bất thường ở tử cung và các phần phụ nếu có.

Bước 5: Siêu âm

Chị em sẽ được siêu âm để kiểm tra vị trí và cấu trúc của các cơ quan sinh dục bên trong như tử cung và buồng trứng. Ngoài ra, siêu âm tuyến vú cũng được thực hiện để phát hiện bất thường nếu có.

Bước 6: Thực hiện các xét nghiệm kiểm tra khác nếu cần

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm cần thiết để hỗ trợ chẩn đoán.

Bước 7: Kết luận sau khám, tư vấn phác đồ điều trị, hẹn tái khám

Thông qua triệu chứng lâm sàng và kết quả cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cuối cùng về tình trạng của chị em, đồng thời đề xuất phương pháp điều trị hoặc chăm sóc phù hợp. Bác sĩ cũng sẽ hẹn lịch tái khám định kỳ hoặc lịch tái khám gần hơn nếu cần theo dõi chặt chẽ vấn đề đang gặp phải.

Tổng quan về khám phụ khoa

Khám phụ khoa là gì?

Khám phụ khoa là việc kiểm tra tổng quát đến chi tiết các cơ quan sinh dục ngoài và trong của nữ giới.Cụ thể gồm: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng và hai bầu ngực (vú).

Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm như: nước tiểu, dịch âm đạo. Chỉ định siêu âm buồng trứng và tử cung bằng đầu dò qua đường âm đạo để tầm soát bệnh lý ở cơ quan sinh sản.

Khi có nghi ngờ về bất thường ở cơ quan sinh sản, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các kiểm tra như soi cổ tử cung, chụp cộng hưởng từ (MRI), sinh thiết, tùy vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.

Theo ThS.BS Thầy thuốc Ưu tú Tạ Thị Hồng Duyên, Trưởng khoa Sản – Phụ khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết, cơ quan sinh dục nữ có giải phẫu sinh lý phức tạp hơn nam giới. Do đó cần được thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời nếu xuất hiện các vấn đề bất thường. Điều này giúp tránh để lại các biến chứng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thiên chức làm mẹ của phụ nữ.

Ngoài ra, khám phụ khoa còn giúp phụ nữ nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản. Được hướng dẫn biện pháp phòng ngừa bệnh phụ khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cách ngừa thai an toàn, giúp thực hiện hiệu quả kế hoạch hóa gia đình.

Lợi ích của khám phụ khoa

Tư vấn sức khỏe

Theo thống kê từ Bộ Y tế, khoảng 90% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh sản (từ 19 đến 49 tuổi) mắc bệnh phụ khoa ít nhất một lần trong đời. Trong đó cứ 100 người thì có 11 người tái nhiễm nhiều lần. Số ca mắc bệnh phụ khoa tăng khoảng 15-27% mỗi năm. Điều đáng chú ý là bệnh không chỉ xuất hiện ở phụ nữ đã lập gia đình mà còn ở những thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục.

Bác sĩ Duyên cho biết, thường thì chị em chỉ tìm đến các cơ sở y tế sản phụ khoa khi có nhu cầu tránh thai, kế hoạch hóa gia đình, khám thai, phá thai hoặc khi gặp các vấn đề như viêm nhiễm, ngứa rát vùng kín… Rất ít người chủ động đi khám phụ khoa định kỳ để phòng ngừa và tầm soát các bệnh lý liên quan.

Tâm lý chủ quan, thiếu quan tâm đến sức khỏe và e ngại chia sẻ vấn đề vùng kín là những lý do khiến nhiều phụ nữ không đi khám. Chỉ khi bệnh trở nặng mới tìm đến bác sĩ. Khi đó, bệnh đã tiến triển phức tạp, làm giảm hiệu quả điều trị, thậm chí có thể gây biến chứng cản trở việc mang thai và sinh con. Viêm phụ khoa không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mang thai ngoài tử cung, viêm tắc vòi trứng và ung thư cổ tử cung.

Do đó, khám phụ khoa định kỳ là cách hiệu quả để ngăn ngừa các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm và ung thư cổ tử cung từ giai đoạn đầu. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ mang lại hiệu quả điều trị tối ưu, bảo vệ sức khỏe sinh sản và hạnh phúc gia đình.

“Không nên đợi đến khi có triệu chứng bất thường mới đi khám. 6 tháng/lần là con số thích hợp để khám phụ khoa định kỳ. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phụ khoa nên thăm khám thường xuyên hơn theo hướng dẫn của bác sĩ,” bác sĩ Duyên khuyến cáo.

Thời điểm khám phụ khoa thích hợp nhất là khi nào?

Nên khám phụ khoa vào thời điểm nào là thắc mắc chung của nhiều người. Theo bác sĩ Duyên, có ba thời điểm quan trọng mà chị em cần đi khám phụ khoa:

Trước khi kết hôn: Khám sức khỏe tiền hôn nhân là rất cần thiết để phát hiện sớm hoặc loại trừ các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Điều này giúp thiết lập phác đồ điều trị kịp thời, bảo vệ khả năng làm mẹ và duy trì hạnh phúc gia đình.

Khi chuẩn bị mang thai: Khám phụ khoa giúp tầm soát và phát hiện sớm các vấn đề bất thường ở cơ quan sinh dục có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Điều này đảm bảo thai kỳ được khỏe mạnh và an toàn, tránh các tai biến sản khoa không mong muốn.

Ngoài ra, chị em nên thăm khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:

  • Dịch âm đạo đổi màu bất thường (vàng, xám, xanh,…), có mùi tanh như cá ươn, hôi rất khó chịu, dịch âm đạo tiết nhiều;
  • Ngứa rát, sưng đau, lở loét, mọc mụn ở âm hộ;
  • Đau âm ỉ đến giữ dội ở bụng dưới, đau khi giao hợp;
  • Rối loạn tiểu tiện, đau khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó,…
  • Chảy máu bất thường: Chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Thời điểm khám phụ khoa thích hợp nhất là 3 đến 5 ngày sau khi hết kinh. Nên tránh thăm khám trong những ngày hành kinh vì lúc này tử cung đang có nhiều máu, niêm mạc tử cung bong tróc làm cho việc quan sát và lấy mẫu gặp khó khăn. Thăm khám trong thời gian này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn do cổ tử cung mở rộng và môi trường ứ đọng máu kinh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, chị em cũng nên tránh khám vào ngày rụng trứng. Bởi dịch âm đạo tiết nhiều vào ngày này sẽ dễ bị nhầm với huyết trắng bất thường. Cuối chu kỳ kinh nguyệt hoặc gần ngày hành kinh cũng không phải thời điểm thích hợp để khám phụ khoa. Bởi lúc này lớp niêm mạc tử cung dày lên có thể làm cho việc quan sát cấu trúc tử cung qua siêu âm trở nên khó khăn hơn.

Lưu ý sau khi khám phụ khoa

Một số chị em có thể gặp hiện tượng chảy máu vùng kín sau khi khám và lo lắng không biết có phải là dấu hiệu bất thường hay không. Theo bác sĩ Duyên, trước tiên, chị em không cần quá lo lắng mà nên chú ý đến tính chất, thời gian và lượng máu chảy ra. Nếu máu chảy ít và chỉ kéo dài không quá 3 ngày, điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy lượng máu tăng dần, chị em nên đến cơ sở y tế để kiểm tra thêm.

Sau khi thăm khám, chị em cần vệ sinh vùng kín hàng ngày. Nên vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài và tránh thụt rửa sâu trong âm đạo. Tránh sử dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh và không mặc quần lót quá chật vì điều này có thể làm vùng kín bị bí.

Nếu cần điều trị bệnh phụ khoa, chị em nên tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Sử dụng thuốc đúng liều lượng, không tự ý ngưng hoặc thay đổi thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Đối với các trường hợp viêm nhiễm phụ khoa, cần kiêng hoàn toàn quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.

Hy vọng bài viết này giúp chị em hiểu rõ quy trình khám phụ khoa để không cảm thấy bỡ ngỡ, nhất là khi khám lần đầu. Khuyến cáo chị em nên chọn cơ sở y tế chuyên khoa Sản Phụ khoa uy tín để được thăm khám chính xác và nhận hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sinh sản hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0912589152 (Tổng đài trực 24/24) để được hướng dẫn chi tiết nhất.

5/5 - (3 bình chọn)
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ