Quy trình hút thai chân không an toàn không đau mới nhất 2020

Tham vấn y khoa:

Bình chọn post

Hút thai chân không là gì? thực hiện thế nào? đây là câu hỏi mà rất nhiều chị em băn khoăn. Việc nắm được quy trình hút thai chân không cũng như các thông tin có liên quan. Sẽ giúp chị em hiểu được mình cần làm gì, cũng như các bước chăm sóc sau phá thai hiệu quả.

Hút thai chân không là gì?

Định nghĩa hút thai chân không là một thủ thuật ngoại sản. Nó cho phép bác sĩ thực hiện đưa dụng cụ bơm hút chân không qua cổ tử cung để lấy thai. Đây là kỹ thuật được thực hiện ở cơ sở y tế. Áp dụng cho thai từ 6 đến hết 12 tuần.

Hút hai chân không là một phương pháp phá thai an toàn. Được thực hiện với những trường hợp mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự an toàn khi được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ.

hút thai chân không

Quy trình hút thai chân không an toàn không đau

Để đảm bảo an toàn, giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra. Thì việc thực hiện hút thai chân không phải đảm bảo quy trình kỹ thuật. Nếu như thiếu hoặc thực hiện không chu đáo.

Bản thân thai phụ sẽ gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Nên nhớ đây là một thủ thuật ngoại sản. Có sự can thiệp của các dụng cụ y tế. Theo đó, quy trình hút thai chân không diễn ra theo các bước sau:

  • Thăm khám và tư vấn
  • Chuẩn bị trước thủ thuật
  • Thực hiện hút thai chân không
  • Chăm sóc sau thủ thuật, kê đơn thuốc, ra về chăm sóc tại nhà
  • Tái khám sau 2 tuần.

Đây là quy trình hút thai chân không diễn ra đúng quy chuẩn của Bộ Y tế. Do đó, nếu như thực hiện tại các cơ sở không uy tín. Họ thường rút ngắn một số quy trình. Thực hiện không đảm bảo quy trình kỹ thuật. Nên mới hay xảy ra các biến chứng sau hút thai chân không.

Các bước chuẩn bị trước khi hút thai chân không?

Hút thai chân không cần phải thực hiện đúng quy trình. Theo đó, chuẩn bị trước khi tiến hành hút thai chân không là rất cần thiết. Các bước chuẩn bị này gồm chuẩn bị trước khi hút thai. Chuẩn bị trước khi hút thai chân không trong phòng thủ thuật. Chuẩn bị tâm lý bệnh nhân.

Chuẩn bị trước khi hút thai

Bao gồm các bước thăm khám lâm sàng, siêu âm, xét nghiệm. Đây là các bước chuẩn bị cần thiết. Đảm bảo điều kiện chị em có thể thực hiện hút thai chân không. Cũng như cho các bác sĩ những định hướng trong khi tiến hành thủ thuật.

Theo đó, chị em sẽ được khám phụ khoa. Siêu âm xác định tuổi thai, vị trí bám của thai, xét nghiệm để loại bỏ tình trạng nhiễm khuẩn. Các bước chuẩn bị này diễn ra rất nhanh chóng. Do đó, chi em cũng không nên quá lo lắng.

Khi thăm khám, bác sĩ đánh giá sức khỏe của chị em ổn định, xác định được vị trí thai làm tổ, cũng như tuổi thai. Chị em thỏa mãn các điều kiện trên, sức khỏe, thai từ 6 -12 tuần.

Các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận, cũng như chỉ định cho chị em thực hiện hút thai chân không. Và lúc này chị em sẽ bước vào khâu chuẩn bị trong phòng thủ thuật.

chuẩn bị trước khi hút thai

Chuẩn bị trong phòng thủ thuật trước khi hút thai chân không

Lúc này, trong phòng thủ thuật vô khuẩn. Các nhân viên y tế sẽ chuẩn bị dụng cụ hút thai gồm:

  • Bơm hút chân không. Dụng cụ này có tác dụng tạo ra áp lực âm để hút thai trong buồng tử cung.
  • Ống hút này được lựa chọn phù hợp với tuổi thai nhất định. Đây là lý do vì sao bác sĩ phải siêu âm thai. Vì nếu chọn kích thước quá lớn với tuổi thai. Thai phụ có thể dễ bị tổn thương ở cổ tử cung, gây đau đớn và chảy máu nhiều. Ngược lại, nếu ống hút quá nhỏ thì thời gian làm thủ thuật sẽ rất lâu. Tăng khả năng hút sót thai và chảy máu.

Tiếp đó, bác sĩ sẽ chuẩn bị các trang thiết bị và thuốc.

Các trang thiết bị phục vụ hút thai chân không bao gồm:

  • Bàn khám, bàn làm thủ thuật
  • Dụng cụ đựng dung dịch khử khuẩn (clorin 0,5%) để sát khuẩn các dụng cụ
  • Dụng cụ kiểm tra chất hút: đèn soi, rá lọc chất hút, …(nhằm kiểm tra tránh tình trạng sót thai)
  • Van hoặc mỏ vịt
  • Kẹp sát khuẩn để sát khuẩn vùng âm hộ, âm đạo, cổ tử cung
  • Găng tay vô khuẩn
  • Bông băng gạc
  • Bơm tiêm 10ml để gây tê tại cổ tử cung
  • Dung dịch bôi trơn (dầu y khoa, silicon)

Thuốc sử dụng trong hút thai chân không gồm các loại thuốc:

  • Thuốc giảm đau kháng viêm có chứa paracetamol hoặc ibuprofen dùng trước khi làm thủ thuật 30 phút
  • Thuốc tê (lidocain 1%) tiêm quanh cổ tử cung
  • Thuốc sát trùng âm đạo, âm hộ, cổ tử cung (betadin)

Chuẩn bị thai phụ

Sau khi bệnh nhân được tư vấn hút thai chân không. Khám toàn thân, khám phụ khoa, làm các xét nghiệm, thử thai hoặc siêu âm, ký vào can kết tự nguyện phá thai.

Thai phụ sẽ được chỉ định đi sạch nước tiểu. Uống thuốc giảm đau trước 30 phút sau đó vào phòng thủ thuật, nằm ở tư thế sản khoa. Bác sĩ sẽ khám tiểu khung để xác định tử cung, kích thước của tử cung.

Thủ thuật hút thai chân không diễn ra như thế nào?

Quy trình hút thai chân không được diễn ra như sau:

  • Về phần bác sĩ, rửa tay xà phòng dưới vòi nước chảy. Mặc quần áo y tế, đội mũ, mang găng tay y tế, khẩu trang y tế.
  • Bác sĩ trực tiếp thực hiện hút thai chân không sẽ khám lại 1 lần nữa. Để xác định lại kích thước của cổ tử cung, tư thế cổ tử cung.
  • Bác sĩ tiến hành sát khuẩn âm hộ, rải khăn sạch dưới mông, trên bụng sản phụ. Vệ sinh sát khuẩn âm đạo.
  • Đưa mỏ vịt vào ống âm đạo để lộ rõ cổ tử cung. Tiến hành sát khuẩn cổ tử cung. Dùng kẹp cổ tử cung ở vị trí 6 và 12 giờ. Tùy theo tư thế của cổ tử cung ở mỗi người. Làm sao đó để kéo thẳng trục tử cung.
  • Tiến hành gây tê tại vị trí quanh cổ tử cung. Nhằm giúp cho thai phụ không còn cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình tiến hành hút thai chân không. Chờ khoảng 2-3 phút để thuốc tê có tác dụng.
  • Đo buồng tử cung
  • g bằng ống hút, dựa vào các vạch chia trên ống hút. Đẩy ống hút thai vào trong buồng tử cung cho đến khi chạy đáy. Có thể kết hợp nong cổ tử cung bằng ống hút nếu thai to.
  • Đưa ống hút vào buồng tử cung và tiến hành hút thai.

bác sĩ thực hiện hút thai

Một số dấu hiệu cho thấy thai đã được hút ra bên ngoài hết:

  • Không còn bọt đỏ, hồng trong ống hút
  • Di chuyển ống hút trong buồng tử cung có cảm giác gợn
  • Tử cung co bóp chặt ống hút

Sau khi thai đã được hút sạch ra bên ngoài. Bác sĩ sẽ tiến hành khóa van bơm hút sau đó rút ống hút ra khỏi tử cung. Tháo dụng cụ. Sau đó kiểm tra lại các mô thai trên khay y tế.

Dùng đèn soi y tế để kiểm ra thai, nhau thai. Đảm bảo 100% thai đã được hút ra bên ngoài. Nhằm tránh tình trạng sót thai, sót rau. Cũng như đánh giá tình trạng thai.

Vì có rất nhiều trường hợp mô thai bất thường. Như sau khi hút thai không thấy gai rau và mô thai.

Lúc này bác sĩ sẽ chẩn đoán là thai ngoài tử cung, sảy thai trước thủ thuật hoặc thai chưa hút được ra bên ngoài. Hoặc nghi ngờ thai trứng, thì sau hút thai chân không phải theo dõi và xử lý phù hợp.

Chăm sóc sau hút thai chân không?

Hút thai chân không để đảm bảo hiệu quả. Không phải hút thai và rời cơ sở y tế là xong. Mà chúng ta cũng cần chú ý chăm sóc chu đáo. Do đó, chúng ta không chỉ tìm hiểu về quy trình hút thai mà còn cần tìm hiểu sau hút thai chân không chị em cần chú ý gì? theo đó, chị em cần chú ý những điểm sau:

Ngay sau khi hút thai chân không cần chú ý:

  • Sau khi hút thai chân không, không nên đứng dậy ra về ngay. Mà cần lưu lại cơ sở y tế ít nhất là 30 phút -1 tiếng. Hoặc cho đến khi bạn không còn cảm thấy mệt, hay chóng mặt. Trong khi nằm lại cơ sở, bác sĩ sẽ theo dõi mạch, huyết áp, tình trạng ra máu.
  • Lấy đơn thuốc từ bác sĩ và mua thuốc theo đơn.
  • Uống 1 cốc sữa nóng, hoặc nước ấm và nằm nghỉ.
  • Ra về chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn

chú ý sau hút thai chân không

Chăm sóc tại nhà sau hút thai chân không

Theo đó, sau hút thai chân không, chúng ta cần chú ý những điều sau:

  • Kiêng lao động nặng, làm việc, đi xa
  • Không đi bơi, ngâm mình trong bồn nước trong vòng 24h
  • Kiêng quan hệ tình dục 2 tuần
  • Kiêng sử dụng các chất kích thích
  • Kiêng ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Dùng thuốc theo đơn kê. Không bỏ dở giữa chừng
  • Tái khám sau 2 tuần 

Sau hút thai chân không nên ăn gì và kiêng gì?

Sau khi thực hiện phá thai bằng cách hút thai chân không. Cơ thể của chị em sẽ bị ảnh hưởng một chút. Đặc biệt là những chị em có thể trạng yếu, có tiền sử thiếu máu. Do vậy, cần chú ý chăm sóc chu đáo, cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Hút thai chân không nên ăn gì?

Sau khi hút thai, chị em cũng không cần kiêng khem quá nhiều. Bạn có thể ăn bất cứ thứ gì nếu bạn thấy ngon miệng và ăn được nhiều. Tuy nhiên, bạn có thể ưu tiên một số thực phẩm giàu sắt, vitamin E, A, D, protein,…

Những loại thực phẩm sau phá thai bạn nên ăn gồm:

  • Các loại thịt: thịt bò, thịt gà, thịt chim bồ câu,…
  • Các loại rau củ, trái cây gồm: cà rốt, cà chua, măng tây, súp lơ, cải bó xôi…Ăn nhiều rau ngót để kích thích tử cung co bóp. Đẩy hết dịch bên trong buồng tử cung…
  • Các loại hạt như yến mạch, hạt chia, maccca….
  • Sữa dê, sữa tươi,…

Hút thai chân không nên ăn gì? kiêng ăn gì

Sau hút thai nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn. Chúng ta cũng cần chú ý một số loại thực phẩm cần tránh, cũng như hạn chế sử dụng gồm:

  • Đồ ăn cay nóng: đồ chiên xào, nhiều ớt…
  • Chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá…
  • Đồ sống, chưa chế biến kỹ

Chi phí hút thai chân không có đắt không?

Hút thai chân không là một trong những phương pháp phá thai an toàn. Nhiều chị em băn khoăn hút thai chân không có đắt không? Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa thì chi phí cho phương pháp này là đắt và chi phí tại các cơ sở y tế đã được niêm yết theo quy định.

Một số yếu tố quyết định đến chi phí của phương pháp này bao gồm:

  • Cơ sở thực hiện phá thai phòng khám tư nhân, bệnh viện công lập (khám dịch vụ hay bảo hiểm, khám thường hay khoa khám theo yêu cầu…), bệnh viện tư nhân…
  • Trình độ bác sĩ (bác sĩ chuyên khoa I, CKII, thạc sĩ, tiến sĩ,…)
  • Kỹ thuật thực hiện
  • Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
  • Các dịch vụ đi kèm khác

Do đó, chi phí phá thai bằng cách hút thai chân không cũng có sự chênh lệch giữa các cơ sở y tế. Tuy nhiên, chị em vẫn nên chọn các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, thực hiện thủ thuật an toàn.

bác sĩ tư vấn

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng quy trình hút thai chân không hết sức đơn giản. Tuy nhiên, khi thực hiện lại cần đảm bảo đúng quy trình và cần trình độ, kinh nghiệm. Vì chỉ sai sót nhỏ cũng có thể gây tổn thương cổ tử cung, để lại sẹo hoặc sót thai, sót nhau.

Hiểu được quy trình thực hiện thế nào, giúp chúng ta chủ động trong khâu chuẩn bị. Cũng như giảm bớt sự lo lắng căng thẳng khi có ý định thực hiện thủ thuật này.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM