Mồ hôi máu – Hiện tượng hiếm gặp liệu có nguy hiểm không?

Tham vấn y khoa:

5/5 - (6 bình chọn)

Mồ hôi máu là một chứng bệnh tưởng chừng chỉ có trong các truyền thuyết nhưng lại hoàn toàn có thật. Đây là một căn bệnh hiếm gặp và là thách thức không nhỏ với nền y học hiện đại. Cùng hiểu thêm về chứng bệnh này với chúng tôi trong bài viết dưới đây.

Mồ hôi máu trong lịch sử và hiện đại.

Ghi chép về mồ hôi máu trong lịch sử

Mồ hôi máu là một hiện tượng xuất hiện từ xa xưa nhưng rất hiếm gặp, nhiều người còn nghĩ nó là hiện tượng chỉ trong có  truyền thuyết hay thần thoại. Ví dụ như trong kinh thánh, khi chúa Jesus đang cầu nguyện trong vườn Gethsemane, đêm trước ngày người bị đóng đinh. Phúc âm đã viết “mồ hôi của ngài, giống như, một giọt máu lớn rơi trên mặt đất” – “His sweat was, as it were, great drops of blood falling down upon the ground”; 

Tuy nhiên, mồ hôi máu là một hiện tượng hoàn toàn có thật và từng được ghi nhận trong lịch sử. Các trường hợp điển hình là trong luận thuyết History of Animals của Aristotle từ thế kỷ thứ III TCN, hay vào thời trung cổ khi họa sĩ Leonardo da Vinci khi ông miêu tả về một người lính đối mặt với trận chiến; một vài trường hợp khác tương tự được ghi nhận khi các cá nhân rơi vào trạng thái căng thẳng, lo sợ cho tính mạng của mình như các thủy thủ lo sợ khi gặp bão. 

Mồ hôi máu, cho đến nay vẫn là một “thách thức” đối với y học thế giới và Việt Nam, chưa có nhiều thông tin về bệnh trong sách vở và y văn. 

Mồ hôi máu trong thời kỳ hiện đại

Cho đến nay,  mồ hôi máu vẫn là một loại bệnh hiếm gặp, kỳ bí đối với nền y học – chỉ có khoảng 200 ca bệnh được ghi nhận trên toàn thế giới. Thậm chí, trong vòng 20 – 30 năm trở lại đây, y văn thế giới mới ghi nhận 25 ca. 

Tại Việt Nam, hiện đã ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh  mồ hôi máu. Trường hợp đầu tiên là nam thanh niên 24 tuổi được phát hiện bệnh vào năm 2017, đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám với 2 “dấu hiệu” là chiếc áo sơ mi trắng đang mặc, đôi dép đang mang bỗng dưng nhuốm đỏ mà không rõ lý do. Bệnh nhân cũng không cảm thấy đau đớn hay có vết thương gì bất thường trên cơ thể. 

Trường hợp thứ 2 là vào tháng 10/2021, người bệnh là một bé gái 10 tuổi (ngụ ở Bình Dương). Qua thăm khám ban đầu, phần tiết mồ hôi của bệnh nhân bình thường, chỉ gặp tình trạng đổ mồ hôi máu những lúc căng thẳng, hoảng sợ. Vì là bệnh hiếm gặp nên khó khăn trong chẩn đoán. Khi cho bệnh nhi làm xét nghiệm, bác sĩ phát hiện có hồng cầu trong mồ hôi, đặc biệt xuất hiện với mật độ nhiều hơn ở những vị trí tiết mồ hôi nhiều. 

hien-tuong-mo-hoi-mau

Dấu hiệu nhận biết mồ hôi máu

Mồ hôi máu có triệu chứng đặc trưng dựa theo tên gọi của bệnh – là chảy máu pha lẫn với mồ hôi, chất tiết không phải là máu nguyên bản mà là mồ hôi nhuốm máu. Mồ hôi màu máu có thể chảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Tuy nhiên, một số vị trí phổ biến được ghi nhận bao gồm mắt, tai và trán; các vị trí khác là ở thân, tay, chân và hiếm khi xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân… 

Trong một vài trường hợp, việc tiết mồ hôi máu sẽ được báo trước bởi cơn đau đầu hoặc đau bụng dữ dội. Mặc dù lượng máu mất đi không đáng kể nhưng làn da sẽ trở nên rất mềm và mỏng manh. Theo tìm hiểu của chúng tôi, mồ hôi máu được chia làm 2 thể:

  • Thể nhẹ: mồ hôi có màu hồng nhạt, xuất hiện ở một số vị trí như trán, lưng, bụng. Khi người bệnh dùng các loại khăn hoặc mặc quần áo sáng màu sẽ xuất hiện vết màu hồng, đỏ. Ví dụ rõ ràng nhất là trường hợp mồ hôi máu đầu tiên ở Việt Nam. 
  • Thể nặng: trường hợp này là máu lẫn mồ hôi chảy ra từ những vùng da trên cơ thể như mặt, lỗ mũi, miệng… thậm chí là nước mắt. 

Các đợt chảy mồ hôi máu thường không kéo dài, mỗi đợt khoảng vài phút rồi tự ngưng lại. Tuy nhiên, có một số trường hợp thời gian kéo dài hơn, gây mệt mỏi, mất nước ở người bệnh và tác động xấu đến tinh thần lẫn chất lượng sống của bệnh nhân. 

trieu-chung-mo-hoi-mau

Vì sau bị đổ mồ hôi máu?

Các nghiên cứu của y học trong lịch sử về bệnh mồ hôi máu có rất ít, và thường chỉ là phỏng đoán. Một số tác giả thế kỷ 19 cho rằng tình trạng này có liên quan đến kinh nguyệt phụ nữ, số khác lại phỏng đoán là kết quả của chứng Hysteria (bệnh rối loạn thần kinh thường xảy ra ở phụ nữ). 

Tuy nhiên, những nghiên cứu y học hiện đại đã cho ra những lý thuyết khác về bệnh lý này. Theo đó, mồ hôi máu thường xảy ra ở những người cảm thấy sợ hãi hoặc căng thẳng. Khi sợ hãi, cơ thể của bạn sẽ chuyển sang một phản ứng gọi là “chống trả – hay – bỏ chạy”. 

Phản ứng “chống trả – hay – bỏ chạy” là một phản ứng sinh lý xuất hiện khi có một thứ gì đó gây khiếp sợ cho chủ thể cả về thể chất và tinh thần. Khi này, cơ thể tiết ra các hóa chất như adrenaline và cortisol giúp cơ thể chúng ta trở nên tỉnh táo hơn và năng lượng của chúng ta tăng lên. Việc này sẽ giúp cơ thể sẵn sàng cho viết chiến đấu – hoặc – chạy trốn nguy hiểm.

Mặc dù phản ứng này thường không gây hại đến sức khỏe, nhưng cũng có một số trường hợp hiếm hoi, sẽ gây vỡ các mao mạch trong cơ thể. Những mao mạch này cũng nằm xung quanh tuyến mồ hôi, và, khi bị phá vỡ sẽ khiến máu thoát ra khỏi cơ thể thông qua các tuyến mồ hôi. 

Trong các trường hợp được ghi nhận, như nam thanh niên 24 tuổi ở Việt Nam cho biết anh hay bị mất ngủ, lo âu và căng thẳng. Hay trường hợp của bé gái 10 tuổi ở Bình Dương, bé được chẩn đoán rối loạn lo âu chia ly do tình trạng cách ly xã hội thời điểm dịch covid. Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác như:

  • Người có kinh nguyệt bất thường
  • Người bị xuất huyết do rối loạn tâm lý
  • Khiếm khuyết về mô đệm ở lớp hạ bì 

Chẩn đoán mồ hôi máu

Đối với các ca bệnh mồ hôi máu, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử về tình trạng chảy máu ở bạn:

  • Thời gian chảy máu kéo dài bao lâu? 
  • Tình trạng này diễn ra từ lúc nào? Tần suất là bao nhiêu? 
  • Tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn
  • Tình trạng tâm lý hiện tại của bạn như thế nào? Bạn có đang căng thẳng, mệt mỏi hay lo âu không? 
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh mãn tính hay không?

Đối với mồ hôi máu, ngoài khai thác tiền sử bệnh, bác sĩ thường sẽ chỉ định xét nghiệm tìm kiếm máu trong mồ hôi hoặc làm sinh thiết vùng da có tuyến mồ hôi. Bạn cũng có thể được yêu cầu làm một số xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận hoặc làm một số chẩn đoán như siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI)… Nhưng những điều này còn tùy thuộc vào vị trí chảy máu. 

chan-doan-mo-hoi-mau

Mồ hôi máu có nguy hiểm không?

Đổ mồ hôi máu hay mồ hôi máu không phải là một bệnh lý nguy hiểm như nhiều người lầm tưởng. Trái lại, đây là một bệnh lý lành tính. Máu tiết ra bên ngoài cũng mồ hôi đến từ các mao mạch nhỏ nằm gần bề mặt ra chứ không phải tĩnh mạch hoặc động mệnh. Vì thế, người bệnh sẽ không gặp nguy hiểm đến tính mạng. 

Tuy nhiên, đối với người bị chảy nhiều máu trong thời gian dài (thể bệnh nặng mà chúng tôi đã nêu ở trên) sẽ dẫn đến mệt mỏi, mất nước, kiệt sức… Hơn nữa, vì là bệnh hiếm gặp nên chúng sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý của người bệnh.

Trong nhiều trường hợp mắc bệnh được ghi nhận, người bệnh thường gặp khó khăn khi tương tác với người khác vì cảm giác sợ chảy máu, hay chịu những lời phàn nàn từ cộng đồng xung quanh. Nhiều người mắc bệnh đã bị suy sụp tinh thần và lựa chọn sống khép kín, tự cô lập bản thân với xã hội. 

Phương pháp điều trị

Việc điều trị mồ hôi máu là một thách thức đối với các bác sĩ, bởi vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, nếu phát hiện được nguyên nhân gây bệnh thì bác sĩ có thể đưa ra một số hướng điều trị nhằm ngăn chặn tình trạng tái diễn. Cụ thể: 

  • Thuốc chẹn beta hoặc vitamin C để giúp giảm huyết áp
  • Thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu
  • Liệu pháp trị liệu tâm lý học, kiểm soát căng thẳng, rối loạn cảm xúc
  • Thuốc làm đông máu hoặc có tác dụng cầm máu 
  • Đề nghị người bệnh sử dụng liệu pháp tâm lý để cải thiện tình trạng bệnh. 

Việc điều trị mồ hôi máu thường là các liệu pháp giúp cải thiện tâm lý, sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc các phương pháp hỗ trợ người bệnh đối mặt với nỗi sợ của mình. Bởi phần lớn nguyên nhân gây bệnh là phản ứng “chống trả – hay – bỏ chạy”, hai trường hợp mồ hôi máu ở Việt Nam có nguyên nhân do căng thẳng, sợ hãi cũng được điều trị theo cách này và đã được chữa khỏi. 

Phòng ngừa mồ hôi máu

Bệnh mồ hôi máu chủ yếu do những yếu tố căng thẳng, stress hay mệt mỏi gây ra. Vậy nên, để phòng ngừa bệnh thì bạn nên chủ động tập cho mình thói quen kiểm soát tâm trạng và tập thể dục:

  • Điều trị các vấn đề tâm lý nếu gặp phải, ví dụ như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lo âu lan tỏa…
  • Sắp xếp công việc hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, làm các sở thích của bản thân như xem một bộ phim hài, nấu ăn, vẽ…
  • Tập các bài tập giúp cải thiện tập trạng như yoga, thiền, hít thở…
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng giữa các món ăn từ thịt, cá, rau xanh, trái cây, rau củ và uống đủ nước. 
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê…
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ giúp cơ thể hồi phục tốt hơn, việc thiếu ngủ ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và khiến bạn dễ bị căng thẳng hơn.
  • Khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

kham-suc-khoe-dinh-ky

Thông qua bài viết của phu-khoa.com, bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh mồ hôi máu, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy bấm vào khung chat phía dưới để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn tận tình nhất. 

5/5 - (6 bình chọn)

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM