Mang thai ngoài tử cung và những thông tin chị em cần lưu ý

Tham vấn y khoa:

5/5 - (1 bình chọn)

Mang thai ngoài tử cung là một trong những nỗi lo lớn nhất của phụ nữ khi mang thai. Bởi biến chứng mang thai ngoài tử cung gây ra rất khó lường. Ngay sau đây sẽ là những kiến thức cần biết về mang thai ngoài tử cung như dấu hiệu nhận biết, cách xử lý an toàn hiệu quả mà các mẹ bầu cần tìm hiểu và nắm rõ.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Thông thường sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau, thụ tinh thành công trứng sẽ tạo thành hợp tử. Hợp tử sẽ nhanh chóng di chuyển vào vòi trứng, ống dẫn trừng rồi bám vào niêm mạc tử cung của người mẹ để phát triển thành phôi thai. Sau 3- 5 ngày phôi thai sẽ nhanh chóng phát triển thành bào thai.

Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào khi mang thai bào thai cũng đều di chuyển vào tử cung để làm tổ. Bởi vẫn có nhiều trường hợp sau khi trứng thụ tinh thành công thay vì di chuyển vào tử cung làm tổ thì bào thai lại làm tổ và phát triển ở buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc bất cứ vị trí nào trong hệ thống sinh sản của nữ giới. Theo y học thì đây chính là hiện tượng mang thai ngoài tử cung hay còn được biết đến là chửa ngoài tử cung.

Chửa ngoài tử là một biến chứng rất nguy hiểm trong thai kỳ. Nếu như không được phát hiện sớm, xử lý kịp thời thì sức khỏe sinh sản của thai phụ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vì thế, các bác chuyên khoa khuyến cáo, ngay khi sử dụng que thử thai lên 2 vạch, hoặc bị chậm kinh  từ 7- 10 ngày, nữ giới cần đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra xem bào thai đã làm tổ trong tử cung hay chưa.

6 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung nữ giới cần nắm bắt

Bác sĩ chuyên khoa I Sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên, với gần 30 năm công tác trong nghề, hiện là Trưởng khoa phụ sản của phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội cho biết: Bên cạnh việc thăm khám, siêu âm, nữ giới có thể nhận biết bản thân mang thai ngoài tử cung thông qua 6 dấu hiệu điển hình sau đây:

Đau bụng dưới dữ dội

Dấu hiệu đầu tiên trong 6 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung nữ giới có thể nắm bắt chính là hiện tượng bụng dưới đau một cách dữ dội. Tùy vào cơ địa của mỗi người làm cơn đau sẽ khác nhau, tuy nhiên thai phụ thường sẽ bị đau từ nhẹ cho đến nặng. Cơn đau thường kéo dài dai dẳng hoặc xuất hiện một cách bất ngờ rồi tự chấm dứt luôn.

Cách nhận biết mang thai ngoài tử cung – nồng độ hCG giảm dần

Khi nhau thai bắt đầu hình thành nồng độ hCG cũng bắt đầu tiết ra nhiều và tăng lên theo tuần tuổi của thai nhi. Vì thế, khi sử dụng que thử thai nếu mang thai sẽ xuất hiện 2 vạch đậm.

Tuy nhiên, đối với những phụ nữ mang thai ngoài tử cung, khi sử dụng que thử kết quả sẽ vẫn là 2 vạch nhưng vạch sẽ không đậm. Lý giải cho điều này bác sĩ Duyên cho biết “do thai không đi vào tử cung cho nên nồng độ hCG tiết ra ngày một ít. Vì thế độ đậm trên que thử sẽ không rõ nét bằng những chị em thai đã vào tử cung”.

Xuất huyết ồ ạt

Thường khi mới cấn bầu, nữ giới sẽ thấy vùng kín của mình xuất hiện một chút máu màu nâu, đây được gọi là máu báo thai. Máu báo thai chỉ xuất hiện 1 – 2 ngày, lượng máu ra rất ít theo kiểu nhỏ giọt. Với dấu hiệu này, thai phụ không cần phải quá lo lắng.

Nhưng nếu, sau khi thử que lên 2 vạch mà âm đạo bị chảy máu một cách ồ ạt máu có màu đỏ thẫm. Nữ giới cần nhanh chân thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm bởi rất có thể đây là dấu hiệu của sảy thai hoặc triệu chứng mang thai ngoài tử cung khi bị vỡ.

Hiện tượng xuất huyết âm đạo bất thường nếu như không được xử lý kịp thời sẽ dễ gây viêm nhiễm vùng kín, bị nhiễm trùng ổ bụng, đe dọa đến sức khỏe sinh sản của nữ giới.

 

Hiện tượng mang thai ngoài tử cung – chuột rút

Hiện tượng mang thai ngoài tử cung tiếp theo mà rất nhiều nữ giới gặp phải chính là bị chuột rút. Chuột rút là hiện tượng thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu bị chuột rút đi kèm với các dấu hiệu khác như đau bụng dưới, chảy máu vùng kín. Nữ giới không được chủ quan cần đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay bởi đây là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. 

Đau vai gáy

Biểu hiện mang thai ngoài tử cung tiếp theo nữ giới có thể nhận biết chính là đau vai gáy, Nhiều người thường chủ quan bỏ qua triệu chứng này, chính điều này đã khiến cho nhiều thai phụ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như chảy máu trong.

Do đó, trong quá trình mang thai nếu như thấy bị đau vai gáy lại bị xuất huyết âm đạo, bụng dưới thường xuyên bị đau thì cần thăm khám ngay nhé!

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung – Khó chịu khi đi vệ sinh

Trong thời gian mới cấn bầu nếu chị em thấy việc tiểu tiện và đại tiện của mình bất thường, gặp nhiều khó khăn, mẹ bầu cũng hết sức phải lưu ý. Bởi đây cũng là một trong những dấu hiệu điển hình của mang thai ngoài tử cung.

Ngoài các triệu chứng điển hình nêu trên, phụ nữ mang thai ngoài tử cung còn có các dấu hiệu bất thường khác như: đau đầu, mệt mỏi, cơ thể suy nhược…

Có thể bạn quan tâm: Phá thai ở đâu an toàn tại Hà Nội?

Lý giải nguyên nhân tại sao mang thai ngoài tử cung?

Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, bác sĩ Duyên chia sẻ: có rất nhiều nguyên nhân khiến nữ giới mang thai ngoài tử cung, trong đó cần kể đến như như:

Có tiền xử mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung  có khả năng di truyền, nếu trước đó nữ giới đã từng mang thai ngoài tử cung thì khả năng những lần mang thai tiếp theo, thai làm tổ ngoài tử cung là rất cao.

Để ngăn chặn mang thai ngoài tử cung, nữ giới cần cách thời gian mang thai cho những lần kế tiếp từ 2-3 năm hoặc tiến hành thụ tinh nhân tạo.

Vì sao mang thai ngoài tử cung – Lạm dụng thuốc tránh thai dài ngày

Thuốc tránh thai hàng ngày hay thuốc tránh thai khẩn cấp là một trong những biện pháp ngừa thai phổ biến được nhiều chị em áp dụng hiện nay khi chưa muốn có con. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tránh thai dài ngày sẽ khiến nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung.

Chửa ngoài tử cung do tiếp xúc với khói thuốc lá

Theo số liệu điều tra từ WHO, tỷ lệ nữ giới mang thai ngoài tử cung do tiếp xúc với khói thuốc lá cao gấp 4 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do chất Nicotine tồn tại trong thuốc lá có khả năng phá vỡ các lông mao trong ống dẫn trứng. Khiến cho quá trình di chuyển vào tử cung của phôi thai bị cản trở. 

Chửa ngoài tử cung do mang thai khi đã lớn tuổi

Độ tuổi “vàng” để nữ giới sinh đẻ là từ 25 – 35 tuổi. Nếu sau 35 tuổi nữ giới mới mang thai thì khả năng chửa ngoài tử cung là rất cao. Bởi ở thời điểm này nồng độ nội tiết tố không ổn định, sức khỏe bị suy giảm.

Mắc viêm nhiễm phụ khoa

Một trong các nguyên nhân mang thai ngoài tử cung đó là nữ giới đang mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hoặc đã từng thực hiện các thủ thuật không an toàn tại các cơ sở y tế kém chất lượng. 

>>> Xem thêm: Thai chưa vào tử cung có phá được không?

Mang thai ngoài tử cung có sao không?

Mang thai ngoài tử cung có sao không? “Có” là câu trả lời cho những ai đang tìm hiểu về vấn đề này. Bác sĩ Duyên cho biết, nữ giới chửa ngoài tử cung nếu như không phát hiện sớm, xử lý đúng cách thai phụ sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro nguy hiểm như:

Gây xuất huyết âm đạo ồ ạt

Thai nhi những tháng đầu sẽ lấy dinh dưỡng từ cơ thể người mẹ để phát triển. Tuy nhiên, do thai không làm tổ tại 1 vị trí nhất định cho nên việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ có thể mẹ gặp nhiều khó khăn.

Để có thể sinh tồn và bám vào được cơ thể của người mẹ, các gai nhau sẽ phải tự phá hủy cấu trúc của tổ chức để bào thai bám trụ vào.

Bên cạnh đó, chửa ngoài tử cung vị trí thai nhi thường làm tổ là ở ống dẫn trứng – Một trong như cơ quan có cấu trúc rất mỏng trong hệ thống sinh sản. Vì thế, cơ quan này sẽ dễ bị tổn thương, gây chảy máu âm đạo.

Thêm vào đó, việc không lấy được chất dinh dưỡng sẽ khiến bào thai kém phát triển do đó có thể vỡ bất ở cứ thời điểm nào. Lúc này thai phụ không chỉ bị đau bụng dưới mà còn bị chảy máu ổ bụng và xuất huyết âm đạo.

Tình trạng chảy máu ổ bụng và xuất huyết âm đạo không được xử lý sớm, thai phụ sẽ dễ bị nhiễm trùng, cơ thể bị thiếu máu có thể gây tử vong.

Đối mặt với nguy cơ bị vô sinh hiếm muộn

Việc phôi thai bị vỡ sẽ khiến các cấu trúc nhau thai bị ảnh hưởng và bị tổn thương. Nếu như xử lý không kịp thời và đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn cho thai phụ trong tương lai.

Ảnh hưởng đến tính mạng của thai phụ

Trong trường hợp thai bị chết lưu trong ổ bụng nhưng lại không phát hiện sớm, xử lý kịp thời sẽ khiến cơ quan sinh sản của nữ giới bị viêm nhiễm và nhiễm trùng. Tạo điều kiện cho các tác nhân có hại xâm nhập vào trong máu, thai phụ sẽ bị nhiễm trùng huyết. Lúc này tính mạng của sản phụ sẽ bị đe dọa.

Mang thai ngoài tử cung có sinh được không?

Mang thai ngoài tử cung có đẻ được không? thì “Không” sẽ là câu trả lời. Bác sĩ Duyên nhấn mạnh: Phụ nữ chửa ngoài tử cung việc giữ lại là vô cùng khó. Bởi:

  • Thai làm tổ bên ngoài tử cung sẽ không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng, bào thai sẽ bị suy dinh dưỡng, không thể phát triển. Đến một thời điểm nhất định bào thai sẽ bị chết hoặc tự động vỡ, khiến thai phụ dễ bị nhiễm trùng ổ bụng.
  • Chửa ngoài tử cung thường xuyên khiến thai phụ bị đau bụng dưới, vì thế sức khỏe bị suy giảm, công việc hàng ngày bị ảnh hưởng.
  • Tăng nguy cơ vô sinh vì chửa ngoài tử cung nếu không phát hiện sớm, xử lý đúng cách vòi trứng của thai phụ bắt buộc phải cắt bỏ.

Mang thai ngoài tử cung có kinh không?

Theo số liệu thống kê từ WHO, có đến 25 % nữ giới chửa ngoài tử cung vẫn có kinh nguyệt bình thường. Bởi khi chửa ngoài tử cung thì nồng độ hormone trong cơ thể nữ giới vẫn sản sinh bình thường.

Vì thế, tùy vào từng trường hợp mà mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt hay không. Tuy nhiên khi thấy vùng kín chảy máu ngoài chu kỳ kinh một cách ồ ạt nữ giới cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Mang thai ngoài tử cung phải làm sao?

Để bản thân không phải gánh chịu những rủi ro do chửa ngoài tử cung gây ra, ngay khi thử que thử thai lên 2 vạch, các bạn nên đến cơ sở y tế Sản phụ khoa để được các bác sĩ thăm khám, siêu âm.

Nếu như mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý kịp thời hiệu quả, đảm bảo an toàn. Trường hợp thai đã vào tử cung, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý khoa học, giúp mẹ bầu có thai kỳ ổn định, thai nhi phát triển được tốt nhất.

Cách xử lý khi mang thai ngoài tử cung?

Bác sĩ Duyên cho biết cách xử lý mang thai ngoài tử cung như thế nào còn phải phụ thuộc vào kích thước, vị trí của thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe của thai phụ.

Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, đối với những trường hợp chửa ngoài tử cung đang được xử lý bằng các cách sau đây:

Xử lý bằng thuốc

Đối với những trường hợp phôi thai còn nhỏ, phôi thai chưa bị vỡ, sau khi thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc. Thuốc ở đây là thuốc tiêm – thuốc có công dụng làm ngưng sự phát triển của phôi thai, sau đó phá hủy và giúp phôi thai tự tiêu.

Cơ chế hoạt động của loại thuốc này chính là ngăn chặn sự phân chia của các tế bào. Sau 4 – 6 tuần, khối thai sẽ dần được cơ thể hấp thu. Ưu điểm của biện pháp này là giúp bảo toàn ống dẫn trứng của thai phụ, không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

Việc xử lý chửa ngoài tử cung bằng thuốc chỉ đảm bảo an toàn không gây biến chứng khi thai phụ tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Xử lý thai ngoài tử cung bằng phương pháp ngoại khoa

Đối với những trường hợp mà phôi thai có nguy cơ bị vỡ, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý bằng phương pháp ngoại khoa – thực hiện thủ thuật. Tùy vào vị trí, kích thước của túi thai mà bác sĩ tiến hành mổ nội soi hoặc mổ mở để chấm dứt sự phát triển của phôi thai.

Mang thai ngoài tử cung là một biến chứng bất thường trong quá trình mang thai của nữ giới. Khi gặp phải hiện tượng này, các bạn không hoảng loảng lo lắng, cần bình tĩnh lựa chọn địa uy tín có bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại để thăm khám và xử lý đúng cách, đảm bảo an toàn cho bản thân.

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM