Khám thai lần đầu: Những điều cần lưu ý

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Khám thai lần đầu là rất quan trọng đối với người mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, có nhiều người phụ nữ còn khá bỡ ngỡ khi đi khám thai lần đầu. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin khi khám thai lần đầu, giúp chị em có thể chuẩn bị thật tốt cho lần thăm khám thai của mình.

Nên đi khám thai lần đầu khi nào?

Không phải người phụ nữ nào đều có thể xác định được thời điểm khám thai lần đầu cho hợp lý. 

Trong 2 tuần đầu sau khi thụ thai thành công, trứng sẽ ở lại trong vòi tử cung khoảng 48 giờ và thực hiện các hoạt động phân bào. Đến 2 – 3 ngày tiếp theo hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung và bắt đầu làm tổ ở đó. 

Do đó, trễ kinh bao lâu thì đi khám thai lần đầu, thời điểm khám thai lần đầu thích hợp nhất là khi chị em bị chậm kinh khoảng 2 – 3 tuần và que thử thai hiện lên 2 vạch hoặc có dấu hiệu mang thai như (buồn nôn, căng tức ngực, cơ thể thấy mệt mỏi…). Chị em không nên đi khám quá sớm vì lúc này phôi thai vẫn còn nhỏ, bác sĩ khó có thể xác định được thai nhi, việc khám thai không mang lại kết quả.

kham-thai-lan-dau

Khám thai lần đầu khám những gì?

Khám thai lần đầu là bước đệm quan trọng cho quá trình khám thai sau này. Ở buổi thăm khám này, bác sĩ sẽ làm các bước kiểm tra, xét nghiệm cần thiết để đảm bảo thai nhi hình thành ổn định và phát triển khỏe mạnh trong tử cung người mẹ. 

Theo đó, quy trình khám thai lần đầu gồm các bước sau:

Bước 1: Khai thác thông tin

Đầu tiên, bác sĩ sẽ khai thác thông tin thông qua việc đặt câu hỏi cho mẹ bầu. Các câu hỏi thường được hỏi bao gồm:

  • Bao nhiêu tuổi
  • Chậm kinh bao lâu
  • Có dấu hiệu thai nghén nào không như buồn nôn, căng tức ngực
  • Tiền sử bệnh lý của mẹ hoặc người thân trong gia đình
  • Mang thai lần thứ mấy
  • Bạn có sử dụng rượu, bia, chất kích thích
  • Các loại thuốc đang sử dụng
  • Đã từng làm phẫu thuật chưa….

Bước 2: Khám sức khỏe tổng quát 

Bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Kiểm tra tim mạch, hô hấp, bầu ngực, khoang bụng.
  • Đo huyết áp để xem bạn có bị huyết áp cao hay không, có nguy cơ bị tiền sản giật không.
  • Kiểm tra các chỉ số chiều cao và cân nặng
  • Một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể cho kiểm tra kỹ hơn về cơ quan sinh sản và vùng xương chậu.

kham-thai-lan-dau

Bước 3: Khám sản khoa

Thông thường, trong buổi khám thai lần đầu bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu tiến hành siêu âm đầu dò để xác định bạn có thực sự mang thai hay không, thai đã làm tổ trong tử cung hay chưa. Đồng thời, kết quả siêu âm cũng giúp bác sĩ xác định được tuần tuổi của thai nhi để lên lịch khám thai định kỳ cho mẹ.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành đo tử cung để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong những lần khám tiếp theo và đưa ra các dự đoán về thời gian sinh của bạn.

Bước 4: Xét nghiệm

Trong khám thai lần đầu, bác sĩ có thể chỉ định chị em thực hiện một số xét nghiệm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Để xác định mẹ bầu có bị nhiễm trùng đường tiểu hay không
  • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra nhóm máu, xác định nồng độ sắt để chẩn đoán mẹ bầu có bị thiếu máu hay không, có mắc bệnh gan không, có khả năng miễn dịch với bệnh Rubella hay không….
  • Xét nghiệm chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm…

Bước 5: Tư vấn và hẹn lịch khám thai kế tiếp

Sau khi có kết quả của khám thai, bác sĩ sẽ đưa một số loại thuốc bổ; tư vấn, hướng dẫn cho mẹ bầu về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và làm việc; cách vệ sinh thân thể và vệ sinh vùng kín đúng cách; tư vấn về các xét nghiệm sàng lọc trước sinh mà có thể bạn cần phải tiến hành trong thai kỳ. Sau đó bác sĩ sẽ hẹn lịch khám thai lần sau.

Những lưu ý khi đi khám thai lần đầu

Khi đi khám thai lần đầu, chị em cũng nên chú ý những điều dưới đây để quá trình khám thai diễn ra thuận lợi, nhanh chóng:

  • Đi khám thai lần đầu cần chuẩn bị gì? Chị em phụ nữ khi đi khám thai nên chuẩn bị tinh thần thoải mái trước khi đi khám thai
  • Chị em nên mặc váy suông khi đi khám thai để thuận tiện hơn cho việc bác sĩ thăm khám, siêu âm. Tránh mặc đồ bó sát hay vướng víu.
  • Chuẩn bị trước những câu hỏi, thắc mắc về thai kỳ và chăm sóc sức khỏe khi mang thai trước khi đi khám
  • Không nên che giấu bất kỳ tiền sử bệnh tật hoặc bệnh di truyền nào trong gia đình với bác sĩ. Cách tốt nhất là bạn nên đi khám thai cùng chồng để đảm bảo không bị sai sót thông tin về tiền sử bệnh của gia đình nội, ngoại hai bên
  • Khám thai lần đầu có cần nhịn ăn? – Khi đi khám lần đầu chị em có thể phải thực hiện một vài xét nghiệm. Do đó, tốt nhất chị em nên nhịn ăn 8 tiếng trước khi đi khám
  • Chị em nên uống nhiều nước, khoảng 1 lít nước và nhịn đi tiểu. Nguyên do là bới việc uống nhiều nước giúp bàng quang căng đầy, tử cung được đẩy lên tạo điều kiện cho sóng siêu âm tiếp cận bào thai bên trong tử cung một cách dễ dàng. Nhờ đó, hình ảnh trong tử cung hiện lên rõ nét hơn, giúp việc chẩn đoán của bác sĩ được chính xác.

Và điều đặc biệt là chị em nên đến cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, các thiết bị máy móc y tế hiện đại, tiên tiến. Điều này nhằm đảm bảo kết quả thăm khám đạt độ chính xác cao.

tu-van-mien-phi

 

Khám thai lần đầu hết bao nhiêu tiền?

Đây chắc hẳn là băn khoăn của nhiều chị em khi đi khám thai lần đầu. Giải đáp vấn đề này, theo bác sĩ chuyên khoa, rất khó để đưa ra một con số cụ thể khi đi khám thai lần đầu. Nguyên do là vì chi phí này phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khám thai lần đầu bao gồm:

  • Cơ sở khám thai mà chị em lựa chọn: Nếu chị em lựa chọn khám thai tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng thì chi phí sẽ cao hơn nhưng đảm bảo được độ chính xác. Còn nếu chị em khám thai các tại cơ sở y tế nhỏ, không được đầu tư trang thiết bị y tế thì chi phí khám thai sẽ thấp hơn, nhưng độ chính xác của kết quả không được đảm bảo. Thêm vào đó, giữa các cơ sở y tế uy tín cũng có sự chênh lệch về chi phí, tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể.
  • Số lượng hạng mục thăm khám: Trong khám thai lần đầu, chị em cũng cần phải thực hiện một số xét nghiệm. Chị em xét nghiệm càng nhiều hạng mục thì chi phí cũng sẽ tăng lên.
  • Chi phí phát sinh trong quá trình thăm khám: Trong quá trình thăm khám, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bệnh lý cần phải điều trị thì chi phí cũng sẽ được tính vào chi phí khám thai.

Khám thai lần đầu ở đâu tốt?

Nếu chị em muốn tìm cơ sở y tế chuyên khoa vừa uy tín mà làm việc ngoài giờ hành chính thì có thể tham khảo Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Phòng khám tọa lạc tại 152 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.

Tại đây, bạn sẽ được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, từng công tác và đảm nhận chức vụ cao tại ác bệnh viện lớn. Hơn nữa, các bác sĩ cũng rất nhiệt tình, thân thiện nên chị em có thể trao đổi một cách thoải mái với bác sĩ.

Cùng với đó, hệ thống máy móc trang thiết bị phục vụ cho quá trình khám thai đều được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển giúp chẩn đoán đạt độ chính xác cao.

Phòng khám làm việc ngoài giờ hành chính, từ 8h00 – 20h30, các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, lễ. Do đó, chị em hoàn toàn có thể chủ động được thời gian khám thai.

Trên đây là những thông tin về khám thai lần đầu chúng tôi muốn chia sẻ đến các chị em. Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Nếu như có câu hỏi, băn khoăn nào về khám thai, liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0969 668 152 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ