Khám thai: Mốc khám thai quan trọng, quy trình và những câu hỏi thường gặp
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Trong suốt quá trình mang thai, việc tuân thủ khám thai theo đúng lịch của bác sĩ là rất cần thiết và quan trọng để mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra các mốc khám thai quan trọng để mẹ bầu có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi, được tư vấn cách chăm sóc sức khỏe và sinh con an toàn. Đồng thời, giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi khám thai.
Tầm quan trọng của việc khám thai đầy đủ và đúng lịch
Người phụ nữ đang mang thai nên đi khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Thông qua các lần khám thai, bác sĩ có thể đánh giá được tình tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra những lời tư vấn giúp ngăn ngừa những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ. Đồng thời, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở thai nhi hoặc sức khỏe thai phụ có thể xử lý kịp thời.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những mẹ bầu đi khám thai đầy đủ và đúng lịch hẹn của bác sĩ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong của mẹ và thai nhi xuống gấp 5 lần so với những mẹ bầu không khám thai.
Sau lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sản khoa sẽ cho bạn lịch khám thai cụ thể của lần kế tiếp. Tùy thuộc vào từng đối tượng mà số lần khám thai có thể khác nhau. Nhưng thông thường, mẹ bầu đều phải trải qua 4 mốc khám thai quan trọng.
4 mốc khám thai quan trọng nhất mẹ bầu cần nhớ
Khám thai lần đầu tiên
Nên khám thai khi nào? Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của cơ thể cảnh báo việc mang thai như trễ kinh, buồn nôn, căng tức ngực….bạn nên đi khám thai càng sớm càng tốt.
Ở lần khám đầu tiên này, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn có mang thai hay không. Nếu có thì thai được bao nhiêu tuần tuổi, đã vào tử cung hay chưa…..Việc xác định chính xác độ tuổi thai nhi là cơ sở để bác sĩ đưa ra các mốc khám thai tiếp theo nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Khám thai vào tuần 11 – 13 của thai kỳ
Khám thai vào tuần 11-13 thai kỳ là mốc quan trọng giúp phát hiện những bất thường, sàng lọc dị tật bẩm sinh ở thai nhi như hội chứng Down, thoát vị cơ hoành, dị dạng tim… Sau tuần thứ 13, các dị tật này sẽ khó phát hiện hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên đi khám đúng lịch để có thể phát hiện sớm dị tật ở thai nhi từ đó có hướng xử lý kịp thời.
Khám thai 12 tuần, bạn sẽ được chỉ định thực hiện một số kiểm tra, xét nghiệm:
- Xét nghiệm Double test kết hợp với siêu âm đo độ mở ra: Giúp tầm soát nguy cơ mắc hội chứng Down, Edward hoặc Patau.
- Xét nghiệm máu: Giúp xác định các nguy cơ tiềm ẩn như thiếu máu, thiếu sắt có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Xét nghiệm nước tiểu: Giúp xác định nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương thận hoặc một số bất thường khác.
Khám thai vào tuần 20 – 24 của thai kỳ
Ở tuần 20 – 24 của thai kỳ, thai nhi đã có kích thước lớn, các cơ quan trong cơ thể đã phát triển rõ ràng và có thể dễ dàng phát hiện những dị tật. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định chị em thực hiện siêu âm 3D, 4D để khảo sát hình thái học, tầm soát các bất thường ở các cơ quan (như tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận) và kiểm tra độ bám nhau thai, lượng nước ối.
Theo bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, khám thai tuần 22 không chỉ giúp kiểm tra các đặc điểm bên ngoài của thai nhi mà còn cho mẹ thấy được những cử động của thai nhi cũng như tình trạng phát triển của các bộ phận quan trọng trong cơ thể bé. Các siêu âm chẩn đoán, sàng lọc dị tật thai nhi ở thời điểm này cần được kiểm tra lần một cách đầy đủ và cẩn trọng nhất.
Sau khi có kết quả siêu âm nếu nhận thấy thai nhi có bất thường về thể chất nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cho bạn biết để cân nhắc có nên đình chỉ thai nghén hay không. Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu, việc bỏ thai nên được tiến hành trước tuần thứ 24 của thai kỳ.
Khám thai vào tuần 30-32 của thai kỳ
Tuần thứ 30 -32, thai nhi đã lớn, những bất thường chưa phát hiện được ở các mốc khám thai trước đó thì nay đã có thể thấy rõ thông qua siêu âm 4D.
Khám thai ở tuần 32, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai, lượng nước ối, bánh nhau… nhằm đảm bảo bé đang phát triển tốt ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Cùng với đó, bác sĩ cũng sẽ đưa ra những kết luận chính xác về sự phát triển của thai nhi, tốc độ phát triển của thai so với tuổi thai để có biện pháp can thiệp kịp thời trong trường hợp thai phát triển chậm.
Quy trình 9 bước khám thai sản chuẩn
Nắm rõ quy trình khám thai sẽ giúp chị em có thể chẩn bị kỹ lưỡng về tâm lý giúp quá trình thăm khám diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn. Theo đó, quy trình khám thai thường trải qua các bước cơ bản sau sau:
Bước 1: Khai thác thông tin
Đây là bước không thể bỏ qua trong quy trình khám thai. Bác sĩ sẽ hỏi chị em một vài vấn đề để có những chẩn đoán ban đầu và có quyết định cho những kiểm tra, xét nghiệm về sau. Tùy thuộc vào thời điểm khám thai, bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi khác nhau:
- Khám thai 3 tháng đầu: Bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cá nhân như tên, tuổi, gia đình… Sau đó, bác sĩ sẽ hỏi về các dấu hiệu thai nghén, tình hình sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật trước đó…
- Khám thai 3 tháng giữa: Bác sĩ hỏi về hiện tượng thai máy, những thay đổi hay những dấu hiệu bất thường của cơ thể, tình hình phát triển cân nặng của mẹ và những loại thuốc mẹ đang sử dụng…
- Khám thai 3 tháng cuối: Bác sĩ sẽ hỏi về thai máy, tình hình sức khỏe của mẹ, các xuất hiện triệu chứng cơ năng nào hay không…
Bước 2: Khám tổng quát
Ở bước này, bác sĩ sẽ kiểm tra chiều cao, cân nặng, nhịp tim, huyết áp của mẹ… Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ nắm rõ được sự thay đổi của cả mẹ và bé, từ đó tư vấn chế độ ăn uống, vận động hợp lý để có cân nặng phù hợp và đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời khi cần thiết.
Bước 3: Khám sản khoa
Khám sản khoa giúp bác sĩ kiểm tra xem bụng có sẹo mổ cũ không, nắn bụng tìm đáy tử cung, các cực của thai, đo chiều cao tử cung, vòng bụng, nghe tim thai,…
Bước 4: Xét nghiệm
Tùy vào từng thời điểm khám thai mà bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm phù hợp. Các xét nghiệm thường được chỉ định khi khám thai bao gồm thử protein niệu, công thức máu (Hb, Hct), HbsAg, đường máu…
Bước 5: Tiêm phòng uốn ván
Khi mang thai, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tư vấn tiêm phòng uốn ván để bảo vệ mẹ và thai nhi trong bụng. Việc tiêm phòng như thế nào hay tiêm vào thời điểm nào mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bước 6: Chỉ dẫn sử dụng thuốc bổ
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu cần nhiều hơn chất dinh dưỡng để có thể đáp ứng nhu cầu của người mẹ và cung cấp đủ chất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bổ sung thêm các loại thuốc bổ hay khoáng chất cần thiết như sắt, canxi, acid folic.
Bước 7: Giáo dục vệ sinh thai nghén cho bà bầu
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn cho mẹ bầu về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và làm việc, cách vệ sinh thân thể và vệ sinh vùng kín đúng cách.
Bước 8: Cập nhật thông tin vào bảng quản lý thai kỳ
Cập nhật thông tin vào bảng quản lý thai kỳ sẽ giúp bác sĩ nắm bắt và theo dõi được tình hình sức khỏe của mẹ cũng như quá trình phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ, đồng thời, có thể lập ra kế hoạch chăm sóc, tiên lượng và chuẩn bị tốt cho ngày sinh, đề phòng những nguy cơ có thể xảy ra khi chuyển dạ.
Bước 9: Thông báo kết quả và hẹn lịch khám thai kế tiếp
Đây là bước cuối cùng trong 9 bước khám thai sản. Sau khi hoàn tất các bước ở trên, bác sĩ sẽ thông báo kết quả khám cho mẹ bầu. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phương án xử lý kịp thời. Nếu mọi thứ ổn định, bác sĩ sẽ hẹn lịch khám thai kế tiếp để mẹ chủ động sắp xếp thời gian, công việc.
Những câu hỏi thường gặp khi khám thai
Đi khám thai có cần nhịn ăn không?
Với câu hỏi khám thai có cần nhịn ăn không thì câu trả lời là tùy từng trường hợp. Nếu bạn chỉ tiến hành siêu âm bình thường chỉ có thể ăn đồ ăn nhẹ và tránh sử dụng các loại nước có gas, cà phê, nước trái cây….vì có thể gây ảnh hưởng tới kết quả khám. Đồng thời, bạn cũng nên uống nhiều nước và cố gắng nhịn tiểu. Nguyên do là bởi việc uống nhiều nước giúp bàng quang căng đầy, tử cung được đẩy lên tạo điều kiện cho sóng siêu âm tiếp cận bào thai bên trong tử cung một cách dễ dàng. Nhờ đó, hình ảnh trong tử cung hiện lên rõ nét hơn, giúp việc chẩn đoán của bác sĩ được chính xác.
Còn trường hợp phải thực hiện một số xét nghiệm thì mẹ bầu nên nhịn ăn trước khi đi khám khoảng 8 tiếng để có kết quả chính xác nhất.
Khám thai nhiều có tốt không?
Có nhiều mẹ bầu đi khám thai thường xuyên, nhiều lần để có thể theo dõi sự phát triển của đứa con trong bụng. Và siêu âm là kỹ thuật thường được áp dụng khi khám thai. Theo nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học Thụy Điển, việc các bà mẹ khi mang thai lạm dụng siêu âm có thể gây tổn thương đến não bộ của thai nhi. Theo đó, não bé trai có nguy cơ tổn thương nhiều hơn và để lại dị tật lâu hơn so với bé gái. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của thai nhi, chị em không nên đi khám thai nhiều lần, chỉ nên đi khám theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khám thai hết bao nhiêu tiền?
Khám thai bao nhiêu tiền là câu hỏi của nhiều chị em khi có ý định đi khám thai. Với câu hỏi này, thì hiện nay rất khó để xác định chi phí chính xác khi đi khám thai bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở thực hiện khám thai, số lượng hạng mục cần thăm khám, chi phí phát sinh thêm trong quá trình thăm khám.
Địa chỉ khám thai ngoài giờ uy tín
Nếu bạn đang tìm địa chỉ khám thai ngoài giờ uy tín tại Hà Nội thì có thể tham khảo Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội – tọa lạc 152 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.
Đây là cơ sở y tế chuyên khoa Sản phụ khoa đã được Sở y tế cấp phép hoạt động nên đảm bảo tính pháp lý. Phòng khám làm việc từ 8h00-20h30, các ngày trong tuần, kể cả nghỉ lễ.
Các bác sĩ tại phòng khám đều là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Sản phụ khoa, từng công tác tại bệnh viện lớn. Ngoài ra, các trang thiết bị máy móc y tế được nhập khẩu hoàn toàn từ các nước có nền y học phát triển như Anh, Pháp, Mỹ hỗ trợ kết quả khám thai đạt chính xác.
Trên đây là những thông tin về mốc khám thai quan trọng, quy trình khám thai và những câu hỏi thường gặp khi khám thai. Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Nếu như có câu hỏi, băn khoăn nào về khám thai, liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0969 668 152 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.