[ Giải mã ] hiện tượng trẻ bị ho cùng [ Chuyên gia ]

Tham vấn y khoa:

Bình chọn post

Trẻ bị ho nhiều về đêm đôi khi chỉ là phản xạ tự nhiên của trẻ khi thời tiết thay đổi đột ngột. Tuy nhiên có nhiều trường hợp trẻ bị ho là do các bệnh lý gây ra. Điều này đã khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh giải mã được tiếng ho của trẻ. Cùng tìm hiểu nha.

Tại sao trẻ sơ sinh bị ho?

Ho là một trong những triệu chứng phổ biến và gần như 100 % trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều đã trải qua. Ho có thể là phản ứng lại với các tác nhân từ bên ngoài tác động vào cơ thể của trẻ.

Ngoài ra, ho còn là cách để trẻ sơ sinh hạn chế sự xâm nhập của dị vật vào cơ thể hoặc là đào thải các dịch tiết tại cơ quan hô hấp trên ra khỏi cơ thể.

Có thể thấy, ho ở trẻ sơ sinh có đa dạng nguyên nhân gây ra. Tùy theo từng nguyên nhân mà trẻ sơ sinh bị ho còn xuất hiện thêm các triệu chứng lâm sàng khác. Do đó cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho.

Tại sao trẻ sơ sinh bị ho?

Thông thường trẻ sơ sinh bị ho là do:

  • Cơ quan hô hấp trên của trẻ bị viêm nhiễm

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất yếu. Cho nên chỉ cần một tác động nhỏ cũng dễ khiến trẻ bị mắc các bệnh viêm liên quan đến đường hô hấp trên như: viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai, hoặc cảm lạnh,…

  • Trẻ bị viêm đường hô hấp dưới

Cơ quan hô hấp dưới của trẻ bao gồm khí quản, phế quản và phổi. Khi các cơ quan này bị viêm nhiễm, biểu hiện đầu tiên sẽ là ho.

  • Các nguyên nhân khác

Trẻ sơ sinh bị ho ngoài các bệnh lý nêu trên gây ra. Trẻ thường bị ho là do: thời tiết thay đổi đột ngột; môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, trong gia đình có người hút thuốc lá….

Ho ở trẻ sơ sinh do bất cứ nguyên nhân nào gây ra cha mẹ cũng không được chủ quan. Cần phải thăm khám sớm, bởi nếu để ho kéo dài sức khỏe, sự phát triển của trẻ đều bị ảnh hưởng.

Trẻ ho về đêm là sao?

Trẻ ho nhiều về đêm sẽ khiến giấc ngủ của bé không được ngon giấc. Kèm theo đó là sự lo lắng của cha mẹ.

Theo các chuyên gia, trẻ bị ho về đêm thường là do các bệnh lý dưới đây gây ra:

  • Bị cảm lạnh hay bị cảm cúm

Cơ thể của trẻ chưa phát triển toàn diện, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Do đó, dễ bị cảm lạnh hay cảm cúm.

Vào mùa đông, cơ quan hô hấp của trẻ thường xuyên tiếp xúc với không khí lạnh. Vì thế trẻ thường bị cảm lạnh và ho nhiều về đêm.

Triệu chứng của bệnh là ho, đau họng, chảy nước mũi. Vào ban đêm, khi cổ họng của bé bị khô, trẻ sẽ ho nhiều hơn, thường là ho theo cơn hay ho kéo dài.

  • Bệnh hen suyễn

Đây là bệnh lý phổ biến khiến trẻ bị ho nhiều về đêm. Hen suyễn khiến đường thở của bé bị sưng và hẹp. Vì thế, trẻ thường bị ho và khó thở. Khi thở trẻ thường thở rít.

Bệnh hen suyễn nếu như  không điều trị sớm và triệt để. Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ.

  • Bệnh Trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản các axit có trong dạ dày của bé sẽ trào lên trên thực quản và kích thích phản xạ ho ở trẻ.

Bên cạnh triệu chứng ho, trẻ còn bị ợ nóng, tức ngực, khàn tiếng nhẹ, khó nuốt…

  • Bệnh viêm họng

Khi niêm mạc họng của trẻ bị các tác nhân có hại như virus xâm nhập, họng của trẻ sẽ bị sưng đau và ho.

Do niêm mạc khí quản bị sưng khiến đường hô hấp bị tắc. Khiến trẻ bị ho nhiều về đêm. Đi kèm với đó là khó thở và xuất tiết ở trẻ.

  • Trẻ ho về đêm do bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc phế quản. Đây là bệnh do virus hợp bào hô hấp RSV gây ra. Loại virus này thường xâm nhập và gây bệnh khi hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm và yếu.

  • Bệnh viêm phổi

Khi phổi của trẻ bị các tác nhân như virus, vi khuẩn xâm nhập, trẻ sẽ nhanh chóng bị ho và kèm theo hiện tượng ho có đờm, ho sốt cao. Khi đêm xuống, nhiệt độ xuống thấp trẻ sẽ bị ho nhiều hơn.

Trẻ bị ho về đêm có nguy hiểm không?

Ảnh minh họa

Ho về đêm ở trẻ có nguy hiểm hay không còn phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Nếu ho do sinh lý gây ra, các bậc phụ huynh chỉ cần mặc ấm, vệ sinh mũi họng cho bé cẩn thận là được. Nhưng nếu ho do các bệnh lý gây ra, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ khám và điều trị. Tuyệt đối không kéo dài tình trạng ho.

Ho nhiều về đêm nếu kéo dài sẽ nhanh chóng chuyển thành ho mãn tính. Khiến giấc ngủ của trẻ không được ngon, sức khỏe bị giảm sút.

Ngoài ra, cha mẹ không được tự ý mua thuốc về điều trị ho cho trẻ. Bởi nếu sử dụng sai thuốc, không chỉ khiến bệnh của trẻ ngày một nặng hơn mà còn để lại nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sau này.

Trẻ bị ho nên làm gì?

Khi trẻ bị ho trước hết cha mẹ cần đưa con đi thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây ho của trẻ. Căn cứ vào kết quả, bác sĩ sẽ xây dựng toa thuốc điều trị hợp lý hiệu quả (nếu trẻ ho là bệnh lý).

Trong thời gian điều trị, cha mẹ cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý tăng hay giảm liều cũng như thay đổi đơn thuốc.

Bên cạnh đó cha mẹ cần phải:

  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ sạch sẽ và đúng cách
  • Hạn chế cho bé ăn sát giờ ngủ
  • Không lạm dụng thuốc kháng sinh
  • Kê gối cao cho bé khi ngủ
  • Cho trẻ uống nhiều nước
  • Ngủ đúng giờ và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ

Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng ho ở trẻ mà các bậc phụ huynh cần phải biết. Mong bài viết sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM