Điều trị bệnh trĩ bằng y học cổ truyền

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Điều trị bệnh trĩ bằng y học cổ truyền đi sâu vào căn nguyên bệnh, kết hợp dược liệu tự nhiên với các phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt để khôi phục chức năng tạng phủ, thông kinh hoạt lạc, cải thiên tình trạng tỳ khí hư, khí huyết ứ trệ, thấp nhiệt tích tụ,… Điều trị bệnh trĩ bằng Đông y không chỉ giúp loại bỏ búi trĩ hiệu quả mà còn nâng cao thể trạng, cải thiện hệ tiêu hoá, phù hợp với người bệnh mạn tính không muốn phẫu thuật.

Bệnh trĩ theo y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, bệnh trĩ còn được gọi là trĩ khí, trĩ lậu hoặc hậu phong. Triệu chứng thường gặp nhất là đại tiện ra máu, đau rát, ngứa hậu môn, sa búi trĩ,…

Nguyên nhân gây bệnh trĩ theo đông y xuất phát từ việc mất cân bằng âm dương, rối loạn khí huyết, đặc biệt là sự suy giảm chức năng các tạng phủ Tỳ, Vị,…

  • Tỳ hư khí hãm: Tỷ chủ vận hoá, thống nhiếp huyết. Khi Tỳ suy yếu sẽ ảnh hưởng đến huyết sinh khí hoá, khí không thăng, trung khí không cố, làm giãn mạch vùng hậu môn và gây xuất huyết bất thường. Hệ quả là hình thành búi trĩ và thường xuyên chảy máu.
  • Khí huyết hư tổn: làm việc quá độ, chế độ ăn nghèo nàn, thiếu dinh dưỡng, mất máu lâu ngày khiến khí huyết suy kiệt, mạch lạc không được nuôi dưỡng sẽ dần đến sa trễ. Đây là căn nguyên hình thành bệnh trĩ.
  • Thấp nhiệt tích tụ: Ăn nhiều đồ cay nóng, thường xuyên uống nhiều rượu bia  khiến thấp nhiệt dồn xuống hạ tiêu, gây sung huyết, phù nề, hình thành trĩ.
  • Táo kết, đại tiện khó: Âm hư, đặc biệt là thói quen ăn uống nhiều đạm, ít chân xơ gây táo bón, đi đại tiên phải rặn mạnh, lây ngày khiến mạch máu vùng hậu môn bị giãn nở, hình thành búi trĩ.

Nội soi trĩ và những điều cần biết trước khi thực hiện

Các thể bệnh trĩ theo y học cổ truyền

Bệnh trĩ theo y học cổ truyền được phân theo nguyên nhân sinh bệnh với các thể bệnh chính sau:

Thể Tỳ hư khí hãm

Nguyên nhân: Tỳ hư suy yếu khiến khả năng thăng đề (nâng đỡ) kém, khiến trung khí hạ hãm, các cơ quan và mạch máu bị trùng xuống, búi trĩ hình thành và dần sa ra ngoài.

Triệu chứng: 

  • Khi đại tiên, búi trĩ sa ra ngoài sau đó tự co lên hoặc không thể tự co.
  • Cảm giác tức nặng vùng hậu môn, cơ thể mệt mỏi, sắc mặt kém hồng hào
  • Tiêu hoá kém, lưỡi nhạt, ăn uống kém không mon miệng,…

Thể khí trệ huyết ứ 

Nguyên nhân: Khí huyết lưu thông kém, huyết tích tụ lại, ứ đọng lại khiến các mạch máu bị giãn, căng phồng lên, gây sa trĩ. Khí bị trệ khiến các búi trĩ sưng đau, thậm chí tím tái.

Triệu chứng:

  • Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, sưng đau, tím tái và không dễ co lại
  • Đại tiện khó khăn, xuất hiện máu lẫn trong phân hoặc chảy máu ở hậu môn gây đau tức khi ngồi lâu

Thế thấp nhiệt uất kết

Nguyên nhân: Ăn nhiều cay nóng, rượu bia, sinh thấp nhiệt tích tụ ở hạ tiêu gây viêm nhiễm, thậm chí nhiễm trùng hậu môn nếu không can thiệp sớm.

Triệu chứng:

  • Hậu môn sưng nóng, búi trĩ sưng to, đỏ tấy, có thể chảy dịch vàng hôi.
  • Đại tiện ra máu nhiều, nhất là khi táo bón, đau rát vô cùng khó chịu.

Bệnh trĩ và những điều cần lưu ý

Thể huyết nhiệt 

Nguyên nhân: Âm hư khiến nội nhiệt bốc lên hoặc nhiệt tích tụ lâu ngày dễ làm huyết mạch tổn thương, gây xuất huyết (tiểu hoặc đại tiện ra máu, trĩ chảy máu, rong kinh,…)

Triệu chứng:

  • Đại tiện chảy máu tươi, lượng máu nhiều
  • Búi trĩ chưa sa hoặc sa ít, thường chưa viêm loét nhiều
  • Cơ thể nóng trong, họng khô, môi khô, nước tiểu vàng, đại tiện táo, dễ nóng nảy,…

Thể âm hư hoả vượng

Nguyên nhân: Thể bệnh này thường gặp ở người lớn tuổi, thể trạng suy nhược, sinh hoạt tình dục úa độ hoặc làm việc lao lực trong thời gian dài khiến tinh huyết hao tổn, âm hư sinh nội nhiệt.

Triệu chứng:

  • Búi trĩ nhỏ, đau rát hậu môn nhẹ nhưng kéo dài dai dẳng
  • Đau hậu môn, chảy máu sau đại tiện ít nhưng kéo dài
  • Miệng khô, hay khát nước, ra mồ hôi trộm, sốt âm ỉ về chiều

Điều trị bệnh trĩ bằng y học cổ truyền

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh trị bằng y học cổ truyền đang được áp dụng hiện nay:

Điều trị bệnh trĩ bằng châm cứu y học cổ truyền

Tác dụng của phương pháp:

  • Điều hòa khí huyết, tăng tuần hoàn máu tới vùng hậu môn trực tràng.
  • Hỗ trợ tiêu viêm, giảm đau, táo bón và cải thiện tình trạng sa trĩ.

Các huyệt thường dùng: Huyệt Bách Hội, Trường Cường, Thừa Sơn, Thừa Cân, Dội Dương, Đại Trường Du, Mệnh Môn Hoả,….

Bác sĩ y học cổ truyền bật mí lợi ích của việc châm cứu bấm huyệt trị bệnh

Các thực hiện: Sử dụng kim châm cứu đã vô trung châm sâu0,5 – 1,5 tấc tùy huyệt, giữ kim khoảng 20 – 30 phút mỗi buổi.

Liệu trình áp dụng: Thực hiện 10 – 15 buổi/đợt, mỗi buổi cách nhau 1 ngày hoặc ngày 1 lần nếu cấp tính

Lưu ý:

  • Phương pháp châm cứu phù hợp với người bệnh trĩ mức độ nhẹ (trĩ nội độ 1, 2), ít đau đớn và không cần dùng thuốc.
  • Không châm cứu khi vung hậu môn đang chảy nhiều máu, nhiễm trùng cấp tính hoặc có khối áp xe.

Điều trị trĩ bằng y xoa bóp, bấm huyệt y học cổ truyền

Tác dụng của xoa bóp – bấm huyệt:

  • Kích thích hoạt huyết, thông kinh lạc, cải thiện tuần hoàn vùng hậu môn – trực tràng.
  • Tăng cường tổng thể chức năng Tỳ – Vị – Đại trường, hỗ trợ tiêu hoá, điều hoà nhu động ruột, giảm táo bón và tình trạng sa trĩ. Từ đó giúp giảm sưng đau và co hồi búi trĩ.

Xoa bóp bấm huyệt đối với chữa bệnh | trị liệu đông y

Các huyệt cần tác động: Trường Cường, Thừa Sơn, Đại Chuỳ, Bách Hội, Túc Tam Lý, Tâm Giao Khí, Đại Trường Du,…

Cách thực hiện:

  • Xoa bóp: Dùng hai bàn tay xoa đều vùng thắt lưng, mông và quanh hậu môn theo chiều kim đồng hồ từ 3 – 5 phút để làm mềm cơ và hỗ trợ tăng tuần hoàn máu.
  • Bấm huyệt: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón giữa ấn, day huyệt từ nhẹ đến sâu dần từ 1 – 2 phút/ huyệt. Trong quá trình day nên thư giãn, thở đều, tránh căng cứng cơ thể quá mức.

Liệu trình: Mỗi lần thực hiện từ 20 – 30 phút với tần suất 1 – 2 lần/ngày và kiên trì đều đặn 10 – 15 ngày. Cân nhắc lặp lại liệu trình theo đợ nếu bệnh trĩ tái phát hoặc táo bón kéo dài.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Xoa bóp – bấm huyệt chỉ mang lại hiệu quả với trường hợp trĩ nhẹ.
  • Không áp dụng với người bệnh bị viêm nhiễm, có vết thương hở chảy máu, phụ nữ mang thai hoặc người có vấn đề tìm mạch,…
  • Không bấm huyệt khi quá đói hoặc vừa ăn xong.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh để tăng hiệu quả điều trị

Điều trị trĩ bằng thuốc y học cổ truyền

Một số bài thuốc đông y điều trị bệnh trĩ bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc Hoạt huyết địa hoàng thang 

  • Công dụng: Hoạt huyết, thanh nhiệt, cầm máu. Áp dụng với trường hợp trĩ nội đi ngoài ra máu, táo bón, đau rát hậu môn,…
  • Thành phần bài thuốc: Đại hoàng: 4g, Hoàng cầm: 10g, Đương quy: 12g, Xích thược: 12g, Kinh giới: 12g, Địa du: 12g, Hòe hoa: 12g, Ma nhân: 12g, Sinh địa: 16g.
  • Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, dùng liên tục 7 – 10 ngày theo chỉ định của thầy thuốc.

Bài thuốc Bổ trung ích khí thang 

  • Công dụng: Kiện Tỳ, ích khí, thăng đề, bổ huyết. Phù hợp với người cao tuổi, trĩ sa lâu ngày, cơ thể suy nhược, mệt mỏi do thiếu máu,…
  • Thành phần bài thuốc: Sài hồ 2g, Cam thảo 4g, Trần bì 6g, Địa du 6g, Thăng ma 8g,  Kinh giới 10g, Đương quy 10g, Đảng sâm 12g, Bạch truật 12g, Hoàng kỳ 16g
  • Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, dùng trong 10–15 ngày

Bài thuốc Hòe hoa tán

  • Công dụng: Thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết, chỉ huyết. Áp dụng cho bệnh trĩ thể thấp nhiệt, trĩ ngoại sưng nóng, xuất hiện nhiễm khuẩn kèm theo chảy dịch có mùi hôi kèm theo ngứa rát hậu môn.
  • Thành phần bài thuốc: Cam thảo: 4g, Bạch thược: 8g, Chỉ xác: 8g, Địa du: 10g, Hòe hoa: 12g, Kim ngân hoa: 12g, Kinh giới: 12g, Trắc bách diệp: 12g, Sinh địa: 16g.
  • Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Có thể kết hợp thêm với ngâm rửa hậu môn bằng nước lá trầu không, diếp cá. (Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng)

Lưu ý khi điều trị bệnh trĩ bằng thuốc y học cổ truyền

  • Dùng thuốc đúng chỉ định của thầy thuốc Đông y, không tự ý gia giảm vị thuốc hoặc ngưng điều trị giữa chừng.
  • Không dùng đơn thuốc của người khác, thăm khám thầy thuốc để được lên liệu trình điều trị phù hợp với thể trạng, thể bệnh.
  • Kết hợp chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt điều độ
  • Tái khám định kỳ để điều chỉnh đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý

Bài thuốc ngâm – xông chữa trĩ theo y học cổ truyền

Ngoài thuốc uống, một số thảo dược được vận dụng linh hoạt để ngâm, xông, rửa hậu môn nhằm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

  • Ngâm, xông với rau sam

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây rau sam trong vườn

Công dụng: Kháng viêm, giảm sưng, sát khuẩn nhẹ, cải thiện đáng kể cảm giác ngứa ngáy, đau rát vùng trĩ.

Cách thực hiện: Dùng một nắm sau sam tươi luộc lấy nước, đợi nước bớt nóng thì tiến hành xông hậu môn. Khi nước nguội bớt thì tiếp tục ngâm từ 10 – 15 phút, thực hiện 2 – 3 lần/ngày và thực hiện liên tục 1 tháng.

Lưu ý: Không dùng khi vùng trĩ viêm nhiễm, xuất hiện vết loét hoặc chảy máu nhiều.

  • Xông, ngâm bằng rau diếp cá

Chia sẻ] Cách điều trị bệnh trĩ khỏi hoàn toàn đơn giản mà hiệu quả

Công dụng: Hỗ trợ tiêu viêm, giải độc, làm mềm búi trĩ và giảm cảm giác ngứa rát khó chịu.

Cách thực hiện: Đun sôi rau diếp cá với nước và một chút muối sạch, sau đó xông hậu môn từ 5 – 7 phút. Chờ đến khi nước nguội bớt rồi ngâm thêm 10 phút. Phần rau diếp cá còn lại đem giã nát, đắp trực tiếp lên vùng trĩ và để qua đêm.

Lưu ý: Vệ sinh vùng trĩ sạch sẽ trước và sau khi ngâm. Không thực hiện nếu trĩ bị tổn thương và chảy máu.

  • Bài xông, ngâm tổng hợp: Hoè hoa, kinh giới, ngải cứu…

Công dụng: Hỗ trợ giảm viêm, sát khuẩn nhẹ, làm sạch hậu môn,…

Cách thực hiện: Chuẩn bị hoè hoa, kinh giới, ngải cứu, chỉ xác mỗi loại 50g, có thể bổ dung phèn chua 10g. Đun tất cả với nước, đậy nồi bằng lá chuối rồi đun sôi. Khi nước sôi, đục 1 lỗ nhỏ dể hơi nóng thoát ra, tiến hành xông hậu môn từ 5 – 7 phút sau đó chờ nước nguội bớt rồi ngâm trực tiếp trong nước ấm 10 – 15 phút.  Thực hiện đều đặn 1 – 2 lần, liên tục 5  -7 ngày để thu được hiệu quả như ý.

Lưu ý: Chú ý nhiệt độ xông để tránh bỏng hơi. Không áp dụng khi hậu môn có dấu hiệu viêm loét, nhiễm trùng hay chảy máu nặng.

Cắt trĩ ở bệnh viện y học cổ truyền

Điều trị bệnh trĩ bằng y học cổ truyền phù hợp với thể trĩ nhẹ (trĩ độ 1, 2 hoặc trĩ độ 3 chua biến chứng). Với các trường hợp trĩ độ 3 – 4, búi trĩ sa nghẹt, chảy nhiều máu kéo dài và gây đau dữ dội thì cắt trĩ là giải pháp phù hợp nhất hiện nay:

Cắt trĩ là phương pháp can thiệp ngoại khoa nhằm loại bỏ hoàn toàn búi trĩ bị giãn quá mức. Phương pháp cắt trĩ giúp:

  • Triệt tiêu dứt điểm búi trĩ, hạn chế nguy cơ tái phát
  • Xoá bỏ tình trạng đại tiên ra máu, ngăn chặn nguy cơ chảy máu, hoại tử, biến chứng
  • Chấm dứt cảm giác đau rát, khó chịu, nâng cao chất lượng cuộc sống,…

Hiện nay, rất nhiều người bệnh lựa chọn cắt trĩ tại bệnh viện y học cổ truyền. Ngoài phương pháp cắt trĩ hiện đại, ít đau, ít chảy máu nhanh hồi phục như Laser, PPH, HCPT, ITC,... người bệnh sẽ được chăm sóc hậu phẫu bằng y học cổ truyền gồm thuốc uống, ngâm, xông, châm cứu,… Sự kết hợp toàn diện Đông – Tây y giúp nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian hồi phục và hạn chế biến chứng sau thủ thuật.

Điều trị bệnh trĩ bằng y học cổ truyền ngày càng được nhiều người ưa chuộng vì chữa bệnh từ gốc an toàn, lành tính, hồi phục sức khoẻ từ bên trong. Bên cạnh đó, những trường hợp phức tạp cần phối hợp chặt chẽ với Tây y để giải quyết dứt điểm bệnh và phòng ngừa nguy cơ tái phát hiệu quả.

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ