Thuốc chữa đau tinh hoàn? Đau tinh hoàn nên uống thuốc gì?

Tham vấn y khoa:

5/5 - (6 bình chọn)

Tình trạng đau tinh hoàn gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của nam giới. Hơn nữa nó còn có thể là dấu hiệu bệnh lý nam khoa nguy hiểm. Vậy đau tinh hoàn nên uống thuốc gì? Thuốc giảm đau tinh hoàn gồm những loại nào? Dùng thuốc nam chữa đau tinh hoàn có hiệu quả không? Nếu bạn là một trong những người bị đau tinh hoàn, mời bạn tham khảo bài viết sau!

Nguyên nhân gây đau tinh hoàn

Đau tinh hoàn nam giới

Theo các chuyên gia, đau tinh hoàn có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Do đó việc dùng thuốc điều trị đau tinh hoàn cần phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng đau. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến đau tinh hoàn ở nam giới?

Do xoắn tinh hoàn

Bệnh xảy ra khi cuống tinh hoàn bị xoắn lại quanh trục tinh hoàn khiến máu không thể lưu thông mà tắc nghẽn trong mạch. Lúc này tinh hoàn sẽ có triệu chứng sưng tấy, bầm tím, đau nhức dữ dội. Nếu để lâu mà không kịp thời chữa trị, xoắn tinh hoàn có thể dẫn đến tình trạng hoại tử, thậm chí phải cắt bỏ tinh hoàn.

Do viêm nhiễm ở tinh hoàn

Viêm tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn được coi là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau tinh hoàn ở các đấng mày râu. Khi mắc bệnh, viêm nhiễm khiến cho tinh hoàn sưng đau, đỏ rát, căng tức và nhức nhối khó chịu.

Ung thư tinh hoàn

Đây là căn bệnh rất khó phát hiện, thường chỉ âm thầm tiến triển trong cơ thể người bệnh. Khi triệu chứng đau nhức tinh hoàn xuất hiện, bệnh đã chuyển biến nặng hơn. Do đó nam giới không nên chủ quan nếu một ngày gặp phải triệu chứng đau tinh hoàn. Nếu cơn đau là do ung thư tinh hoàn gây ra, tình trạng sẽ vô cùng nguy hiểm.

Do tinh hoàn bị chấn thương

Tai nạn, va đập trong sinh hoạt hàng ngày, luyện tập thể dục thể thao và vận động mạnh… có thể gây chấn thương ở nam giới. Vùng kín nam là vùng vô cùng nhạy cảm. Nếu chấn thương xảy ra tại đây sẽ khiến tinh hoàn bị tổn thương, đau nhức, có thể sưng tấy.

Những trường hợp chấn thương quá nặng còn có thể dẫn đến hiện tượng vỡ tinh hoàn, đứt ống dẫn tinh… Vì thế khi hoạt động mạnh, luyện tập thể dục thể thao… bạn nên chú ý bảo vệ vùng kín cẩn thận.

Do di chứng của một vài bệnh lý khác

Rất nhiều căn bệnh ở hạ bộ đều liên quan đến triệu chứng đau tinh hoàn. Có thể kể đến như giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm tuyến tiền liệt, thoát vị bẹn, sỏi thận… Ngoài ra, những bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có thể dẫn đến viêm và đau tinh hoàn. Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm hoặc gây ra biến chứng nguy hiểm. Vì thế bạn cần để ý để chữa trị kịp thời.

Do thói quen sinh hoạt không khoa học

Rất nhiều nam giới có thói quen:

  • Thường xuyên thức khuya dẫn đến mất ngủ, cơ thể mệt mỏi.
  • Căng thẳng, stress kéo dài, ảnh hưởng tâm lý lâu dài.
  • Ngồi xe đạp quá nhiều làm ảnh hưởng đến tinh hoàn.
  • Lạm dụng thủ dâm, quan hệ tình dục thường xuyên, kéo dài qua thời gian, khiến tinh hoàn hoạt động quá sức. Quan hệ thô bạo khiến tinh hoàn bị tác động mạnh.
  • Sử dụng nhiều chất kích thích, đồ uống có gas, có cồn…

Đây đều là những thói quen sinh hoạt không tốt, ảnh hưởng đến cơ thể cũng như sức khỏe tâm lý. Trong nhiều trường hợp, những thói quen này dẫn đến tình trạng đau tinh hoàn ở nam giới.

Thuốc giảm đau tinh hoàn theo Tây y

Sau khi xác định xong nguyên nhân gây đau tinh hoàn, các thầy thuốc tây y sẽ kê đơn thuốc theo từng nguyên nhân. Đơn thuốc ấy có thể là:

Thuốc giảm đau tinh hoàn do viêm nhiễm

Thuốc chữa đau tinh hoàn cũng được phân ra thành các loại tùy theo tác nhân gây bệnh: vi khuẩn hoặc virus.

  • Với các trường hợp viêm tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn do vi khuẩn: bác sĩ ưu tiên dùng thuốc kháng sinh. Đây là thuốc đặc trị cho vi khuẩn nhằm tiêu viêm, giảm sưng, làm lành các thương tổn tại tinh hoàn. Từ đó những cơn đau cũng được điều trị dứt điểm.

thuoc-khang-sinh-tri-dau-tinh-hoan

Ví dụ những thuốc kháng sinh sử dụng phổ biến: Ceftriaxone (Rocephin), Ciprofloxacin (Cipro), Trimethoprim, Doxycycline (Vibramycin, Doryx), Azithromycin (Zithromax)…

  • Với các trường hợp viêm tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn do virus: Đơn thuốc thường bao gồm thuốc chống viêm giảm đau (loại không chứa steroid), kèm theo thuốc hạ sốt.

Trong đó, thuốc giảm đau hay được sử dụng phổ biến gồm: advil, motrin,  ibuprofen, napproxen… Sau khoảng 3 đến 10 ngày dùng thuốc, dấu hiệu bệnh có thể thuyên giảm dần.

Thuốc giảm đau tinh hoàn do những bệnh lý khác

Mỗi bệnh lý như ung thư tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến, thoát vị bẹn, sỏi thận… đều có thuốc tây y đặc trị. Trên mỗi đơn thuốc, bác sĩ lại kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để trị riêng từng triệu chứng bệnh.

Thuốc giảm đau tinh hoàn khi chấn thương cơ học

Để tránh nguy cơ viêm nhiễm với những trường hợp đau tinh hoàn do chấn thương nặng, bác sĩ thường chỉ định thuốc giảm đau và kháng viêm. Bên cạnh đó, với những trường hợp chấn thương nhẹ không cần dùng thuốc, bạn có thể xoa bóp hoặc chườm lạnh vùng bìu để hạn chế cơn đau.

Thuốc nam chữa đau tinh hoàn

Có nhiều bài thuốc nam chữa đau tinh hoàn hiệu quả, được lưu truyền trong dân gian mà bạn có thể áp dụng. Chúng bao gồm:

Bài thuốc 1

Bài thuốc này sử dụng lá lốt, đây không chỉ loại lá dùng trong bữa cơm hàng ngày mà còn có tác dụng làm thuốc.

  • Chuẩn bị: Lá lốt, lệ chi, bạch truật mỗi loại 12g. Trần bì và bạch linh mỗi loại 10g. Sơn thù, phòng sâm mỗi loại 6g. Sinh khương 21g, hoàng kỳ 5g, cam thảo 4g.
  • Thực hiện: Cho tất cả thảo dược vào ấm, thêm 600ml nước, sắc lửa nhỏ tới khi còn 200ml thì bỏ ra. Chia thuốc để uống nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc 2

Bài thuốc này sử dụng lá trầu không. Trong đông y, lá trầu không được coi là có khả năng chống viêm, giảm ngứa hiệu quả. Các chất sát khuẩn trong lá trầu không có khả năng ức chế những vi khuẩn có hại như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, E.Coli… Vì thế, lá trầu chủ yếu được dùng cho những trường hợp đau tinh hoàn do viêm nhiễm.

  • Chuẩn bị: lá trầu không tươi, hũ mật ong.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá trầu không tươi, để ráo nước. Khi lá khô, quét lên trên bề mặt lá một lớp mật ong. Đặt úp lá trầu vào tinh hoàn, giữ nguyên trong khoảng 3 – 4 tiếng rồi bỏ lá ra. Cuối cùng, rửa sạch phần bìu bằng nước ấm.

la-trau-khong

Bài thuốc 3

  • Chuẩn bị: 40g đại điều thảo. 400ml nước trắng, 400ml rượu trắng.
  • Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm để sắc. Sắc xong, gạn lấy nước uống và bỏ bã. Mỗi thang dùng trong ngày, chia làm nhiều lần uống.

Bạn hãy dùng liên tiếp trong 15 ngày. Sau 15 ngày, bạn thực hiện bài thuốc khác như sau:

  • Chuẩn bị: Đại hoàng và bối mẫu mỗi loại 12g. Bạch chỉ và cam thảo tiết mỗi loại 16g. 500ml nước, 500ml rượu trắng.
  • Thực hiện: Sắc các vị lên, sau đó lọc bỏ bã, chắt lấy nước uống. Uống mỗi ngày 1 thang, chia làm nhiều lần để uống.

Bài thuốc 4

  • Chuẩn bị: tơ hồng xanh 12g. Hạ khô thảo, ngải diệp (sao), chích thảo, đinh lăng mỗi loại 10g. Trần bì, lệ chi (sao vàng) mỗi loại 8g. Thiên niên kiện 6g, ngũ vị 5g, thảo quả và quế mỗi loại 4g, sinh khương 2g.
  • Thực hiện: Cho tất cả thảo dược vào sắc, chắt lấy nước uống hằng ngày. Chia 3 lần uống.

Bài thuốc 5

  • Chuẩn bị: vỏ cây vải, vỏ cây nhãn, vỏ cây gạo mỗi loại 12g. Bồ công anh 15g, trần bì 10g.
  • Thực hiện: cho vào ấm sắc lấy nước uống hằng ngày, chia làm nhiều lần uống.

Khi áp dụng thuốc nam chữa đau tinh hoàn, bạn nên uống thuốc khi còn nóng để đảm bảo cơ thể hấp thu thuốc hiệu quả.

thuoc-nam-chua-dau-tinh-hoan

Lưu ý khi dùng thuốc chữa đau tinh hoàn

Khi dùng thuốc chữa đau tinh hoàn, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Dùng thuốc luôn cần theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt với thuốc tây y. Bởi thuốc tây y nếu dùng sai loại, sai liều lượng và cách dùng, có thể có hại cho cơ thể và gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Với các chứng viêm nhiễm, dùng sai thuốc có thể dẫn đến nhờn thuốc.
  • Dùng thuốc đông y chữa đau tinh hoàn cần kiên trì qua thời gian (thường cần từ 1 – 3 tháng). Đó là vì loại thuốc này tuy lành tính nhưng có hiệu quả rất chậm, lại cần bỏ công sức sắc thuốc và không tiện dùng khi phải di chuyển.
  • Hiệu quả dùng thuốc đông y còn tùy thuộc cơ địa từng bệnh nhân.

Ngoài ra, việc điều trị bằng thuốc thường chỉ áp dụng cho các trường hợp nhẹ, chưa có biến chứng. Với những trường hợp dùng thuốc không hiệu quả, việc chữa trị nên được thực hiện tại cơ sở y tế với bác sĩ chuyên khoa.

Chữa đau tinh hoàn tại cơ sở y tế như thế nào?

Tại các cơ sở y tế, phương pháp điều trị cũng tương ứng với nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, điều trị bằng thuốc vẫn được ưu tiên thực hiện. Để nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng thuốc đông tây y kết hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Những bác sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực phối hợp hai dòng thuốc này như: Bùi Ngọc Lâm, Đặng Tuấn Trình, Lê Đỗ Nguyên, Trần Văn Vỵ… Đây đều là những bác sĩ đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.

Tư vấn điều trị ngứa bìu tinh hoàn

Với trường hợp nặng hơn, song song sử dụng thuốc, các bác sĩ cũng áp dụng các thủ thuật hiện đại khác. Ví dụ:

  • Chữa đau tinh hoàn do viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn: sử dụng công nghệ ánh sáng sinh học. Công nghệ này thực hiện bằng các máy móc như máy sóng ngắn, máy hồng ngoại… Khi điều trị, tổ chức viêm được tác động trực tiếp bởi luồng ánh sáng đặc biệt. Ánh sáng này giúp khôi phục tế bào viêm nhiễm, kích thích chúng hấp thu thuốc hiệu quả.
  • Chữa đau tinh hoàn do bệnh lây truyền qua đường tình dục: với bệnh lậu, chữa trị bằng kỹ thuật phục hồi gene. Với bệnh sùi mào gà, chữa trị bằng phương pháp phá hủy mô đích ALA – PDT… Sau khi các bệnh khởi phát này được điều trị dứt điểm, các bác sĩ sẽ xử lý tiếp phần viêm nhiễm ở tinh hoàn do lây lan virus, vi khuẩn.

Như vậy qua bài viết, bạn đã tự trả lời được cho mình câu hỏi đau tinh hoàn nên uống thuốc gì. Dù dùng loại thuốc nào. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh cho mình những biến chứng không mong muốn khi sử dụng thuốc.

5/5 - (6 bình chọn)

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM