Đau dạ dày kiêng ăn gì [Top 12 loại thực phẩm cần tránh]
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Bị đau dạ dày nếu không kiêng một số nhóm thức ăn đặc thù sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nhiều bệnh nhân không biết đau dạ dày kiêng ăn gì đã phạm phải. Khiến cho các cơn đau dữ dội và tình trạng viêm loét dạ dày trầm trọng hơn. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề dinh dưỡng, hôm nay bài viết sẽ làm rõ vấn đề “đau dạ dày kiêng ăn gì. Mời bạn đón xem.
Đau dạ dày kiêng ăn gì?
Một số loại thực phẩm sau đây có thể làm cho tình trạng đau dạ dày của bạn trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn:
Thực phẩm hàm lượng chất béo cao
Nếu bạn chưa biết đau dạ dày không nên ăn gì thì thực phẩm chứa nhiều chất béo là câu trả lời chính xác. Thực phẩm giàu chất béo. Theo chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm giàu chất béo có thể gây mất cân bằng pH dạ dày. Chúng ảnh hưởng lớn đến hệ vi sinh đường ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa. Từ đó gây ra tình trạng táo bón.
Thực phẩm chứa chất béo no làm tăng nguy cơ loãng xương, thấp khớp, thậm chí là ung thư. Thực phẩm giàu chất béo tạo áp lực làm cho hệ tiêu hóa buộc phải vận động quá mức. Vì vậy, khi bị đau dạ dày, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau:
- Thịt mỡ
- Khoai tây/khoai lang chiên
- Dầu động vật
- Phô mai
- Bơ và các sản phẩm từ bơ.
Thực phẩm có tính cay nóng
Thực phẩm cay nóng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe dạ dày. Chúng là nguyên nhân gây chứng ở nóng và kích thích niêm mạc, làm trầm trọng thêm chứng viêm loét dạ dày. Để hạn chế thực phẩm cay nóng, bạn không nên cho ớt, tiêu, sa tế, các gia vị cay nóng,… vào món ăn. Hạn chế ăn mì cay, kim chi, lẩu cay,… là cách bảo vệ dạ dày cần áp dụng.
Thực phẩm có tính acid cao
Dạ dày có chức năng tự tiết axit để hỗ trợ tiêu hóa. Thực phẩm có tính axit cao gây ra tình trạng kích ứng, thậm chí hủy hoại niêm mạc dạ dày. Cà chua là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng axit cao. Ăn nhiều cà chua khi mắc bệnh bao tử có thể gây chứng ợ nóng và kích thích vết loét. Do đó, nếu bạn bị loét dạ dày, nên hạn chế ăn cà chua.
Ngoài ra, cần tránh dưa muối, dưa chua. Các loại trái cây họ cam chanh cũng không nên ăn. Nhóm thực phẩm này có thể gây kích ứng dạ dày và khiến các cơn co thắt dạ dày trầm trọng hơn. Cà phê, nước uống có gas, trà đặc, soda cũng cần hạn chế do tính axit cao. Thực phẩm có tính acid cao là câu trả lời cho câu hỏi đau dạ dày kiêng ăn gì?
Đau dạ dày kiêng ăn gì? – Các loại đậu
Các loại đậu sẽ gây chứng chướng bụng, đầy hơi và khó cho người bị đau dạ dày do đường Fodmaps có trong các loại đậu. Do đó, khi ăn nhiều đậu, bệnh nhân sẽ bị đau nặng hơn kèm theo ợ chua, đầy hơi, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
Ngoài ra, đậu tương và đậu Hà Lan còn chứa hoạt chất Carbohydrate phức hợp. Làm tăng tiết axit dạ dày dẫn đến đầy hơi, khó chịu. Để không xảy ra tình trạng này, người bệnh cần hạn chế ăn các loại đậu như đậu tương, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ, đậu lăng, đậu phộng/lạc…
Đồ chua, các thực phẩm lên men
Thực phẩm có vị chua và lên men sẽ dẫn đến nồng độ acid tăng cao. Đồng thời, lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày đang tổn thương sẽ tổn thương nặng hơn. Vậy nên nếu bạn đang bị đau dạ dày kèm theo ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, bạn nên hạn chế ăn dưa muối, cà muối, kim chi, cam, bưởi, chanh, khế, me, kiwi,… Nếu bạn chưa biết đau dạ dày kiêng ăn gì thì nên chừa nhóm thực phẩm này ra.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên rán
Bệnh nhân bị đau dạ dày cấp tính hay mãn tính cũng đều cần nấu chín, ninh nhừ thức ăn. Nên chế biến bằng cách luộc hoặc hấp để giảm bớt dầu mỡ để tránh khó tiêu hóa. Tốt nhất trong giai đoạn điều trị bệnh, không ăn đồ chiên rán và hạn chế đồ xào. Ngoài ra, không nên ăn đồ sống, đồ lạnh và sử dụng các chất kích thích để tránh gây nguy hại cho niêm mạc dạ dày.
Ngũ cốc ít chất xơ
Trong khẩu phần ăn của những người nhiễm khuẩn HP, việc bổ sung đủ lượng chất xơ là rất quan trọng. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, tăng cường lượng chất xơ có thể giảm nguy cơ loét dạ dày. Đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục tại các vết loét đó.
Các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bột mì trắng, gạo trắng, bánh quy và mì trứng đều có ít chất xơ. Do đó, để bổ sung đủ lượng chất xơ, bạn có thể thay bằng ngũ cốc nguyên hạt (bột yến mạch, gạo lứt, bắp ngô).
Cacbonhydrat
Đây là thức ăn ưa thích của vi khuẩn, trong đó có khuẩn HP. Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu carbohydrate tạo điều kiện và môi trường để HP hoành hành gây đau dạ dày ngày càng nặng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người tiêu thụ nhiều carbohydrate có tỷ lệ mắc các bệnh đường tiêu hóa do nhiễm vi khuẩn HP cao hơn người bình thường.
Muối
Người bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP không nên tiêu thụ quá nhiều muối. Mặc dù muối không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của vi khuẩn HP như các thực phẩm giàu carbohydrate. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm thì việc tiêu thụ nhiều muối có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung dạ dày.
Ăn nhiều muối chưa bao giờ tốt cho sức khỏe. Không chỉ dạ dày, tiêu thụ nhiều muối còn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp và bệnh lý. Do đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bất kỳ ai cũng chỉ nên tiêu thụ một lượng muối vừa phải. Tốt hơn nên ăn nhạt thay vì ăn quá mặn và quá nhiều muối.
Chế phẩm từ sữa
Nhiều người thắc mắc không biết đau dạ dày có uống sữa được không. Theo PSG.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng bộ môn Nhi tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, có đến gần 70% người trên thế giới không thể dung nạp được đường lactose. Tình trạng này phổ biến nhiều ở các nước châu Á. Lactose là đường đôi có nhiều trong sữa mẹ và cả sữa bò. Nếu vì bất kỳ lý do nào đó, men lactase và đường lactose không cân xứng do nạp quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng đầy hơi, đau bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể giảm lượng lactose trong sữa. Cụ thể, sử dụng sữa hạt, sữa có hàm lượng lactose thấp và bổ sung thêm lactase để trung hòa được lượng đường này.
Thịt đỏ
So với các loại thịt trắng (thịt gia cầm, thịt ếch, thịt chim,…), thịt đỏ (thịt bò, dê,…) tiêu tốn rất nhiều thời gian để dạ dày co bóp và tiêu hóa. Lý do bởi trong thịt đỏ có hàm lượng protein và chất béo bão hòa rất cao. Do đó, để phân giải được hoàn toàn, dạ dày phải tăng lượng lớn axit trong dịch vị. Nồng độ axit tăng cao trong thời gian dài không có lợi với bệnh nhân gặp vấn đề về dạ dày. Như vậy, đau dạ dày kiêng gì thì chắc chắn nên là thịt đỏ.
Rượu bia và chất kích thích
Rượu bia, đồ uống có cồn, cafe, chất kích thích sẽ làm lượng axit trong dạ dày tăng vọt. Đây là lý do khi uống đồ có cồn, bệnh nhân xuất hiện các cơn đau co thắt nghiêm trọng. Dưới tác dụng của cồn, niêm mạc dạ dày cũng bị kích ứng mạnh. Những cơn đau ban đầu âm ỉ, sau đó là quặn thắt và giữ dội.
Trong một số trường hợp, người đau dạ dày uống rượu bia còn bị buồn nôn và nôn. Sau đó là các hiện tượng chán ăn. Thời gian lâu dài, bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, gầy yếu, xuất huyết hoặc thủng dạ dày. Tệ hơn, uống bia rượu, cafe, chất kích thích khi đang đau dạ dày gây ra hiện tượng trào ngược axit dư thừa. Điều này khiến cho thực quản bị viêm loét, xơ gan, co giãn tĩnh mạch thực quản,… Với tất cả lý do trên, bệnh nhân bị đau dạ dày nên từ bỏ việc uống rượu bia và chất kích thích. Do đó, nếu đang còn thắc mắc đau dạ dày uống cafe được không thì câu trả lời là không.
Phương pháp ăn uống có lợi cho người mắc bệnh dạ dày
Bên cạnh việc quan tâm đến cách điều trị đau bao tử và lựa chọn thực phẩm phù hợp, người bệnh cũng cần chú ý đến cách chế biến và cách ăn để cải thiện sức khỏe như sau:
- Thái nhỏ đồ ăn và nấu chín mềm trước khi tiêu thụ. Nhiều người thắc mắc đau dạ dày có nên ăn cháo không. Câu trả lời là có. Cháo là thực phẩm ưu tiên hàng đầu cho bệnh nhân đau dạ dày. Bởi cháo có đầy đủ dinh dưỡng, mềm, ấm nóng giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, cân bằng acid dạ dày,…
- Ưu tiên các phương pháp chế biến như hấp, luộc, om hoặc hầm thay vì chiên xào để giảm lượng dầu mỡ trong thực phẩm.
- Ăn chậm và nhai kỹ để giảm áp lực cơ học lên dạ dày.
- Chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn ngay sau khi dùng bữa và không ăn trước khi đi ngủ.
- Đồ ăn nên được giữ ấm khoảng 40 – 50 độ C trước khi thưởng thức. Mục đích là tránh làm co bóp dạ dày với cường độ mạnh hơn khi ăn đồ lạnh hoặc quá nóng.
- Sau khi dùng bữa không nên làm việc riêng và tránh tham gia các hoạt động thể chất ngay lập tức.
Tạm kết
Hy vọng qua bài viết hôm nay, bạn đã biết đau dạ dày kiêng ăn gì. Từ đó, bắt đầu có kế hoạch cho việc xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày khoa học, an toàn. Đau dạ dày là bệnh lý gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh phác đồ trị liệu, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò cực kỳ quan trong quyết định đến hiệu quả điều trị. Do đó, tuyệt đối không chủ quan và phải tránh xa những thực phẩm có hại cho dạ dày.