Viêm đại tràng theo y học cổ truyền: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến tại Việt Nam. Bệnh có thể tiến triển âm thầm, dễ tái phát, và nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Thay vì chỉ phụ thuộc vào thuốc tây, nhiều người bệnh hiện nay có xu hướng tìm đến y học cổ truyền như một giải pháp điều trị an toàn, lành tính, hiệu quả lâu dài. Vậy viêm đại tràng theo y học cổ truyền được hiểu như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây.
Đại tràng là gì?
Đại tràng, hay còn gọi là ruột già, là phần cuối của ống tiêu hóa, dài khoảng 1,2 mét. Chức năng chính của đại tràng là hấp thu phần nước còn lại từ thức ăn đã tiêu hóa ở ruột non, sau đó hình thành phân và đào thải ra ngoài cơ thể.
Đây cũng là nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn đường ruột và ký sinh trùng, nên rất dễ bị tấn công, viêm nhiễm – dẫn đến các bệnh lý như viêm đại tràng cấp, mạn tính hoặc hội chứng ruột kích thích.
Viêm đại tràng là gì?
Viêm đại tràng xảy ra khi lớp niêm mạc đại tràng bị tổn thương bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc độc tố từ thức ăn. Theo thống kê, tại Việt Nam, cứ 3 người đi khám tiêu hóa thì có 1 người mắc viêm đại tràng – cho thấy mức độ phổ biến và nghiêm trọng của bệnh.
Theo y học cổ truyền, viêm đại tràng được xếp vào các chứng tiết tả, kiết lỵ, hưu tức lỵ. Bệnh lý này được lý giải là sự mất cân bằng giữa Tạng Tỳ – Can – Thận, khí huyết hư hao, tỳ vị suy yếu hoặc thấp nhiệt tích tụ trong cơ thể. Đông y không chỉ điều trị triệu chứng mà còn hướng đến phục hồi chức năng ngũ tạng, điều hòa khí huyết để ngăn tái phát lâu dài.
Triệu chứng viêm đại tràng theo y học cổ truyền
Để nhận diện và chẩn đoán chính xác, cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng điển hình. Theo y học cổ truyền, viêm đại tràng thường biểu hiện qua:
- Đau bụng: Cơn đau thường lan dọc khung đại tràng, âm ỉ hoặc quặn từng cơn, thường dịu đi sau khi đi đại tiện.
- Rối loạn đại tiện: Tiêu chảy nhiều lần/ngày, phân nhầy, thậm chí có máu.
- Đầy hơi – chướng bụng, đặc biệt sau khi ăn hoặc buổi tối.
- Mệt mỏi – chán ăn – sụt cân, nhất là khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.
- Một số trường hợp cấp tính có thể sốt cao, đau bụng dữ dội, đi ngoài nhiều lần, cơ thể mất nước, suy kiệt nhanh.
Ngoài ra, y học cổ truyền còn nhận diện triệu chứng viêm đại tràng qua sắc mặt nhợt, rêu lưỡi trắng hoặc vàng, mạch phù, trầm hoặc huyền sác tùy thể bệnh.
Nguyên nhân gây viêm đại tràng theo y học cổ truyền
Theo Đông y, viêm đại tràng hình thành do sự tác động từ cả yếu tố nội nhân và ngoại nhân, bao gồm:
- Ăn uống không điều độ: Lạm dụng đồ cay, chua, rượu bia, nước lạnh, đồ sống gây tổn thương Tỳ vị, sinh thấp nhiệt.
- Tác động ngoại tà: Phong hàn – thấp tà xâm nhập khi cơ thể suy yếu, làm khí huyết ứ trệ, gây đau bụng, tiêu chảy.
- Tâm lý – stress kéo dài: Lo âu, buồn phiền, cáu giận ảnh hưởng đến Can – Tỳ, làm mất điều hòa tiêu hóa.
- Dùng thuốc tây kéo dài: Kháng sinh diệt khuẩn mạnh, tiêu diệt luôn vi khuẩn có lợi, làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột.
- Cơ địa yếu – khí huyết hư: Người già, người ốm lâu ngày, miễn dịch suy giảm dễ bị viêm tái phát.
Có nên chữa viêm đại tràng bằng Đông y?
Chữa viêm đại tràng bằng Đông y hiện đang được nhiều người lựa chọn nhờ vào những ưu điểm nổi bật như:
- Đa dạng phương pháp: Đông y có thể điều trị bằng thuốc hoặc không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt,… giúp người bệnh có nhiều lựa chọn phù hợp với tình trạng và thể trạng cá nhân.
- Tác động vào căn nguyên bệnh: Khác với Tây y tập trung kiểm soát triệu chứng, Đông y hướng tới việc điều trị tận gốc, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
- Hỗ trợ phục hồi chức năng tiêu hóa: Bên cạnh giảm đau, cầm tiêu chảy hay táo bón, các liệu pháp Đông y còn giúp phục hồi niêm mạc đại tràng, tăng cường chức năng tiêu hóa, thanh lọc và bài trừ độc tố.
- An toàn, lành tính: Phần lớn các bài thuốc và phương pháp trong Đông y ít gây tác dụng phụ, thích hợp dùng lâu dài nếu được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.
Tuy nhiên, Đông y cũng có những điểm hạn chế nhất định:
- Tác dụng chậm, cần kiên trì: Quá trình điều trị thường kéo dài, đòi hỏi người bệnh theo sát và không nóng vội.
- Hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa: Kết quả điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh, khả năng hấp thụ thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt cá nhân.
- Nguy cơ tương tác thuốc: Một số thảo dược có thể gây tương tác với thuốc Tây y, do đó, người bệnh không nên tự ý kết hợp mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý chống chỉ định: Với phương pháp châm cứu, thủy châm, điện châm, cần thận trọng với người mang thai, đang viêm nhiễm vùng châm hoặc trong tình trạng cấp cứu, để tránh tai biến như choáng, ngất, chảy máu,…
Các phương pháp Đông y hỗ trợ chữa viêm đại tràng
Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng bài thuốc uống, Đông y còn kết hợp nhiều phương pháp hỗ trợ nhằm tăng hiệu quả điều trị và cải thiện chức năng đại tràng.
Dưới đây là một số liệu pháp thường được áp dụng trong điều trị viêm đại tràng theo y học cổ truyền:
Châm cứu
Châm cứu tác động vào các huyệt đạo, điều hòa thần kinh thực vật, giúp giảm cơn đau bụng nhanh chóng, cải thiện chức năng đại tràng và nhu động ruột.
- Huyệt thường được sử dụng: Thiên khu, Trung quản, Khí hải, Tam âm giao, Túc tam lý, Nội quan…
- Liệu trình: Châm mỗi ngày 1 lần, 20–30 phút/lần. Một đợt điều trị kéo dài 10–15 ngày. Có thể kết hợp với điện châm hoặc thủy châm để tăng hiệu quả.
Xoa bóp – Bấm huyệt
Xoa bóp, bấm huyệt giúp điều hòa nhu động ruột, làm dịu các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón và thúc đẩy tuần hoàn máu đến niêm mạc đại tràng.
- Cách thực hiện: Người bệnh nằm ngửa, thầy thuốc dùng tay xoa bóp vùng bụng theo chiều kim đồng hồ, kết hợp ấn, day huyệt tại các vị trí như hố chậu trái, bên dưới xương sườn, vùng bụng dưới…
- Liệu trình: Mỗi lần 30 phút/ngày, thực hiện 2–4 lần tùy mức độ bệnh. Có thể lặp lại 2–3 liệu trình để đạt hiệu quả tốt hơn.
Các bài thuốc Đông y chữa viêm đại tràng
Tùy theo thể bệnh, thầy thuốc sẽ kê đơn bài thuốc phù hợp:
- Thể thấp nhiệt: Cát căn cầm liên thang gia giảm – dùng cho trường hợp phân lỏng, mùi hôi, nóng hậu môn, rêu lưỡi vàng.
- Thể tỳ vị hư: Tứ quân tử thang gia giảm – dùng cho người phân nát, ăn kém, mệt mỏi.
- Thể tỳ thận dương hư: Tứ thần hoàn gia giảm – hiệu quả với người đi tiêu phân sống, bụng lạnh, tay chân lạnh, hay gặp ở người lớn tuổi.
- Thể can tỳ bất hòa: Thống tả yếu phương gia giảm – dành cho người dễ bị kích động, stress, dẫn đến đau bụng, đầy hơi, đi ngoài.
Một số vị thuốc nam hỗ trợ cải thiện viêm đại tràng
Các loại thảo dược dân gian có thể hỗ trợ giảm triệu chứng và phục hồi đại tràng như:
- Lá mơ lông: Kháng viêm, giảm đầy hơi, chướng bụng.
- Lá ổi: Cầm tiêu chảy, sát khuẩn tự nhiên.
- Lá vối: Giúp tiêu hóa tốt hơn, bảo vệ niêm mạc ruột.
- Củ nghệ: Làm lành niêm mạc đại tràng, điều hòa nhu động ruột.
- Cây lược vàng: Kháng viêm, tăng sức đề kháng, chống oxy hóa.
- Các dược liệu khác: Quả sung, nha đam, chè đắng, vừng đen,… cũng có lợi cho người bệnh đại tràng.
Lời khuyên phòng ngừa viêm đại tràng tái phát
Viêm đại tràng là bệnh lý dễ tái phát nếu người bệnh không duy trì lối sống và chế độ ăn uống hợp lý sau điều trị. Để kiểm soát tốt tình trạng bệnh và hạn chế tái phát, người bệnh cần chú ý thực hiện một số biện pháp phòng ngừa dưới đây:
- Ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh thực phẩm.
- Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, các chế phẩm từ sữa.
- Tăng cường rau xanh, trái cây, bổ sung lợi khuẩn.
- Duy trì lối sống năng động, tập thể dục nhẹ nhàng.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress kéo dài.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về viêm đại tràng và muốn điều trị bằng Đông y, hãy đến cơ sở chuyên khoa uy tín để được bắt mạch, chẩn đoán thể bệnh và lên phác đồ cá nhân hóa phù hợp. Không nên tự ý dùng thuốc tại nhà để tránh rủi ro không đáng có.
Hi vọng với những thông tin bài viết vừa chia sẻ, các bạn đã hiểu rõ hơn về Viêm đại tràng theo y học cổ truyền. Nếu còn băn khoăn thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe sinh sản hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và giải đáp. Chúc các bạn sức khỏe!