Cấy chỉ bệnh viện Y học cổ truyền – Giải pháp điều trị Đông Tây kết hợp hiệu quả

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Cấy chỉ là một phương pháp điều trị thuộc lĩnh vực y học cổ truyền, phương pháp này được sử dụng khá phổ biến tại các bệnh viện y học cổ truyền hiện nay. Vậy cấy chỉ bệnh viện y học cổ truyền là gì? Có hiệu quả ra sao? Quy trình thực hiện như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ.
Cấy chỉ là gì?
Cấy chỉ hay còn có tên gọi khác chôn chỉ. Đây là phương pháp châm cứu hiện đại, bằng cách bác sĩ sẽ đưa chỉ tự tiêu trong y khoa (thường là chỉ catgut) để cấy vào các huyệt đạo trên cơ thể. Sợi chỉ này sẽ kích thích các huyệt một cách liên tục trong nhiều ngày, giúp làm tăng sự đồng hóa, tân sinh huyết quản, cải thiện tuần hoàn vùng cơ.
Ưu điểm của cấy chỉ:
- Hiệu quả cao và lâu dài:
Trị liệu cấy chỉ cho hiệu quả nhanh chóng. Người bệnh có thể cảm nhận rõ rệt sự thuyên giảm của các triệu chứng bệnh ngay từ những lần trị liệu đầu tiên. Bên cạnh đó, phương pháp này còn duy trì được tác dụng lâu dài, hạn chế tái phát bệnh trở lại.
- Chữa bệnh không cần dùng thuốc:
Cấy chỉ là phương pháp trị liệu không dùng thuốc mà chỉ sử dụng duy nhất loại chỉ catgut, kết hợp với dụng cụ kim châm để đưa chỉ vào cơ thể. Do đó phương pháp này rất an toàn cho sức khỏe.
- Cấy chỉ giúp tăng lưu thông máu, tăng thể trạng và sức đề kháng:
Khi cấy một đoạn chỉ catgut được cấy vào huyệt vị sẽ làm tăng phản ứng đồng hóa, giảm dị hóa, đồng thời tăng cường chuyển hóa protein, hydratcacbon tại vị trí các cơ gần huyệt vị. Nhờ đó làm tăng lưu thông máu, nâng cao thể trạng và hệ miễn dịch cho bệnh nhân.
- Có thể điều trị cho nhiều đối tượng:
Phương pháp cấy chỉ có thể áp dụng với nhiều bệnh nhân khác nhau, bao gồm cả người già và trẻ nhỏ.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí:
Thông thường một buổi trị liệu cấy chỉ chỉ diễn ra trong khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ tùy vào mức độ phức tạp của bệnh. Khoảng cách giữa 2 lần cấy chỉ thường từ 10 đến 15 ngày. Do đó người bệnh không mất nhiều thời gian cho việc trị liệu mà vẫn thu được kết quả cao. Nhờ đó tiết kiệm tối đa chi phí điều trị.
Cấy chỉ có gây tác dụng phụ không?
Khi bác sĩ cấy chỉ là người có chuyên môn thấp, thao tác thực hiện không đúng, người bệnh sẽ phải đối mặt với các hệ lụy như:
- Chảy máu:
Nếu thầy thuốc cấy chỉ lệch khỏi huyệt đạo vào mạch máu hoặc các vùng cơ bên cạnh có thể dẫn tới tình trạng chảy máu cho bệnh nhân.
- Nhiễm trùng da – lây chéo bệnh
Quy trình vô khuẩn không được thực hiện triệt để có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng. Ngoài ra cấy chỉ cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh truyền nhiễm vì thiết bị y tế và kim tiêm không hoàn toàn vô trùng.
Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do hiện chỉ được thực hiện ở các phòng khám nhỏ, nơi mà tính vô trùng của vật liệu không được đảm bảo và bác sĩ có ít chuyên môn, tay nghề.
- Vượng châm:
Một số trường hợp bệnh nhân quá sợ hãi hoặc bác sĩ không làm tốt công tác tư tưởng khiến bệnh nhân căng thẳng quá mức trong quá trình cấy chỉ sẽ dẫn tới hiện tượng vượng châm.
Để đảm bảo an toàn, không gặp phải các tác dụng phụ khi cấy chỉ. Người bệnh nên cấy chỉ tại những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm.
Cấy chỉ bệnh viện y học cổ truyền áp dụng cho bệnh gì?
Tại các bệnh viện y học cổ truyền, cấy chỉ được ứng dụng trong điều trị rất nhiều bệnh lý, từ mãn tính đến phục hồi chức năng cụ thể:
Thoái hóa cột sống – Thoát vị đĩa đệm
- Giảm đau mỏi cổ, thắt lưng, tê bì chân tay.
- Tăng cường lưu thông khí huyết vùng cột sống.
- Phòng ngừa biến chứng vận động.
Đau thần kinh tọa – Đau vai gáy – Hội chứng ống cổ tay
- Giảm nhanh triệu chứng đau do chèn ép dây thần kinh.
- Giúp bệnh nhân phục hồi vận động, cải thiện sinh hoạt hàng ngày.
Hen phế quản – Viêm xoang – Dị ứng
- Cấy chỉ tại các huyệt phế du, tỳ du giúp điều hòa miễn dịch.
- Hỗ trợ điều trị dị ứng theo mùa, viêm xoang mãn tính.
Rối loạn tiêu hóa – Rối loạn giấc ngủ – Suy nhược thần kinh
- Kích thích hệ tiêu hóa hoạt động đều đặn.
- Giảm mất ngủ, lo âu, căng thẳng.
Hỗ trợ giảm béo – Điều trị liệt mặt ngoại biên
- Tăng cường chuyển hóa, hỗ trợ đốt mỡ, giảm cân.
- Giúp bệnh nhân bị liệt mặt phục hồi chức năng nhanh hơn.
Đối tượng không nên cấy chỉ
Không phải tất cả mọi người đều có thể chữa bệnh/ làm đẹp bằng phương pháp cấy chỉ. Phương pháp này chống chỉ định với những trường hợp sau:
- Đang sốt cao
- Suy giảm sức đề kháng
- Mang thai
- Dị ứng với chỉ catgut
- Đau do nguyên nhân ngoại khoa
- Người đang mắc bệnh ngoài da.
- Ngoài ra không tiến hành cấy chỉ ở những khu vực đang bị lở loét ngoài da hoặc viêm nhiễm.
Vì sao nên cấy chỉ bệnh viện y học cổ truyền?
Khi lựa chọn cấy chỉ bệnh viện y học cổ truyền, người bệnh sẽ được đảm bảo:
- Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm:
Là các bác sĩ chuyên ngành y học cổ truyền, châm cứu – bấm huyệt. Được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm thực hành cấy chỉ.
- Trang thiết bị y tế đạt chuẩn:
Dụng cụ vô khuẩn, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình điều trị. Có phòng thủ thuật riêng, tuân thủ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Phác đồ điều trị cá nhân hóa:
Mỗi bệnh nhân được thăm khám kỹ lưỡng trước khi cấy chỉ. Căn cứ vào kết quả, bác sĩ sẽ lựa chọn huyệt đạo phù hợp theo tình trạng cụ thể.
Quy trình cấy chỉ bệnh viện y học cổ truyền gồm những bước nào?
Tại các bệnh viện Y học cổ truyền, quy trình cấy chỉ sẽ bao gồm các bước:
- Khám và tư vấn: Bác sĩ chuyên khoa YHCT thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh.
- Lập phác đồ điều trị: Xác định huyệt cần cấy chỉ, số lần cấy phù hợp.
- Thực hiện thủ thuật cấy chỉ: Cấy chỉ vô khuẩn tại huyệt đạo. Quá trình kéo dài 15–30 phút.
- Theo dõi sau cấy: Bệnh nhân nghỉ ngơi, được hướng dẫn chăm sóc tại nhà.
Những lưu ý khi thực hiện cấy chỉ
Để đảm bảo an toàn cho người bệnh và phòng tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể sảy ra sau khi cấy chỉ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Tuyệt đối không uống rượu bia, sử dụng chất kích thích trước khi trị liệu cấy chỉ.
- Giữ tinh thần thoải mái, không thực hiện cấy chỉ khi cơ thể đang mệt mỏi.
- Tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi tiến hành trị liệu.
- Sau khi cấy chỉ không nên về ngay mà cần ngồi lại ít nhất 15 phút nghỉ ngơi để bác sĩ theo dõi các phản ứng của cơ thể.
- Sau khi thực hiện trị liệu trong vòng 4 – 6 giờ bệnh nhân không tắm hoặc ra ngoài trời gió, tránh nơi nhiều khói bụi.
- Trong quá trình trị liệu nên hạn chế ăn các thực phẩm tanh như tôm, cua, cá…
- Những đối tượng không nên thực hiện: Phụ nữ có thai và cho con bú, người đang sốt cao, người bị dị ứng chỉ catgut, người bị mắc bệnh ngoài da.
Phương pháp cấy chỉ bệnh viện y học cổ truyền là giải pháp an toàn, ít xâm lấn, hỗ trợ điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh lý mãn tính. Hi vọng rằng với nội dung thông tin bài viết vừa chia sẻ, các bạn đã hiểu rõ hơn về phương pháp này. Nếu còn bất cứ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe sinh sản cần giải đáp, vui lòng gọi đến số 0969.668.152 để được bác sĩ giải đáp, tư vấn miễn phí. Toàn bộ thông tin được bảo mật tuyệt đối.