Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không ?
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Đau bụng dưới khi mang thai là triệu chứng thai kỳ dễ gặp do thai đang làm tổ, thai phát triển ngoài tử cung, thai phụ bị táo bón…Điều này khiến mẹ bầu mệt mỏi, lo nghĩ nhiều. Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai
Theo các chuyên gia: Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không? còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thời gian bạn quan hệ tình dục.
Nếu trước khi bạn bị đau bụng dưới và đau lưng lại kèm thêm các triệu chứng dưới đây. Bạn hãy nhanh chân đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Hoặc mua que thử thai về để thử thai ngay. Bởi đây là những dấu hiệu chỉ có ở phụ nữ mang thai.
- Chậm kinh nguyệt
- Đau lưng kèm theo chuột rút
- Ra máu có màu đỏ hồng hay màu đỏ nhạt với số lượng ít hơn
- Cảm giác mệt mỏi, chán ăn
- Tiết dịch âm đạo ra nhiều hơn
- Ngực căng và nhạy cảm
- Buồn nôn, nhạy cảm với mùi thức ăn
- Đi tiểu nhiều lần hơn
Nhưng nếu không có các dấu hiệu nêu trên. Bạn chỉ bị đau lưng và đau bụng không, thời gian đau kéo dài. Bạn hãy đi thăm khám ngay nhé. Bởi đây là một trong những dấu hiệu cho thấy bản thân bạn đang bị mắc các bệnh như: bệnh phụ khoa; các bệnh liên quan đến xương khớp; Các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu…
Đau bụng dưới khi mang thai do đâu?
Đa bụng dưới khi mang thai sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy hoang mang lo sợ. Không biết vì sao mình bị đau bụng dưới.
Theo các chuyên gia Sản khoa, có rất nhiều nguyên nhân khiến thai phụ bị đau bụng. Trong đó có thể kể đến như:
Thai làm tổ trong buồng tử cung
- Giai đoạn đầu của thai kỳ, bụng dưới của chị em sẽ đau lâm râm. Đây là khoảng thời gian thai đang bắt đầu hình thành tại tử cung và làm tổ tại buồng tử cung.
- Hiện tượng đau bụng dưới này sẽ nhanh chóng chấm dứt. Vì thế mẹ bầu cũng không cần phải quá lo lắng.
Mẹ bầu thiếu chất dinh dưỡng
- Nếu như chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu không đủ các chất dinh dưỡng để nuôi bào thai. Cũng như duy trì sức khỏe cho bản thân. Mẹ bầu sẽ bị đau bụng dưới, đi kèm với đó sẽ là hiện tượng táo bón ở mẹ bầu.
- Hơn nữa, khi mang thai tử cung của người mẹ sẽ chịu lực tác động từ thai nhi. Khiến cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị ảnh hưởng.
- Đặc biệt trong giai đoạn mang thai, hàm lượng progesterone sẽ tăng cao hơn bình thường. Khiến cho việc tiêu hóa của mẹ bầu gặp khó khăn. Gây nên hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai.
- Do đó, để phòng ngừa hiện tượng bị đau bụng dưới. Cũng như để bản thân luôn khỏe, thai nhi phát triển một cách tốt nhất. Mẹ bầu cần xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh.
Thai phát triển ngoài tử cung
- Nguyên nhân tiếp theo có thể khiến chị em bị đau bụng dưới khi mang thai là do thai phát triển ngoài tử cung. Đây là hiện tượng khá nguy hiểm, mẹ bầu cần phải hết sức thận trọng.
- Có nhiều nguyên nhân khiến thai nhi phát triển ngoài tử cung. Trong đó có thể kể đến như: cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm; vòi tử cung có vấn đề… Cho nên, khi có ý định mang thai, chị em nên thăm khám sức khỏe. Nếu bị bệnh cần phải điều trị dứt điểm trước khi mang thai
Thai nhi đạp bụng mẹ
- Đạp là một trong những hành động cho thấy thai nhi đang khỏe mạnh, phát triển bình thường.
- Thai càng lớn sẽ càng đạp mạnh vào bụng mẹ. Khiến thành bụng của mẹ trở nên căng cứng hơn và xuất hiện tình trạng đau bụng dưới. Tình trạng này cũng sẽ nhanh chóng kết thúc thế nên mẹ bầu không phải lo lắng.
Bong nhau thai
- Nguyên nhân nữa có thể khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới là bong nhau thai. Nếu sau khi sinh mẹ bầu bị bong nhau thai là điều bình thường. Nhưng nếu đang trong thời kỳ của mang thai, chị em bị bong nhau thai. Chị em cần phải hết sức thận trọng.
- Một khi bị bong nhau thai, các mẹ sẽ thấy tử cung của mình căng cứng; bụng dưới đau hơn bình thường. Đây là một hiện tượng khá là nguy hiểm.
Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm không?
Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm hay không? Còn phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên hiện tượng này.
Nếu như mẹ bầu bị đau bụng dưới trong những tuần đầu thai kỳ do thia nhi làm tổ, hay chế độ dinh dưỡng không khoa học. Mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Các mẹ chỉ cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học. Hiện tượng đau bụng dưới sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Nhưng nếu mẹ bầu bị đau bụng dưới lại kèm thêm các dấu hiệu bất thường dưới đây. Mẹ bầu cần nhanh chân đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tiến hành thăm khám và khắc phục sớm nhé:
- Đau bụng ngày càng tăng lên, đau từng cơn, đau quặn. Kèm xuất huyết ra máu âm đạo.
- Đau bụng từng cơn và tăng dần, không thuyên giảm.
- Đi ngoài và buồn nôn, có dịch nhầy như bã cà phê.
- Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên choáng váng và bị ngất xỉu.
Các triệu chứng đi kèm với hiện tượng đau bụng dưới vừa nêu trên là dấu hiệu cảnh báo thai ngoài tử cung, thai phụ có nguy cơ bị sảy hoặc bị sảy thai.
Đau bụng dưới bên trái khi mang thai
Đau bụng dưới bên trái khi mang thai là hiện tượng mẹ bầu rất hay gặp phải. Nguyên nhân là do:
Dây chằng bị căng
- Khi bào thai càng phát triển, dây chằng bị kéo giãn để nâng đỡ thai nhi. Gây cảm giác nặng bụng dưới khi mang thai. Kèm theo đó là những cơn đau ngắn ở cả hai bên bụng.
Sự kéo dài của cổ tử cung
- Bà bầu đau bụng dưới bên trái là do tử cung nghiêng bên phải làm dây chằng bên trái bị kéo căng. Đôi khi những cơn đau kéo dài vào đến háng.
Hormone trong cơ thể thay đổi
- Mang thai khiến nồng độ hormone trong cơ thể thai phụ bị thay đổi. Từ đó, hệ tiêu hóa của chị em cũng bị rối loạn theo. Gây nên hiện tượng táo bón ở mẹ bầu.
Các cơ gò sinh lý
- Ở những tháng cuối của thai kỳ, nếu như chị em bị đau bụng dưới phía bên trái. Chị em hay chuẩn bị tư trang sẵn sàng nhé, bởi rất có thể đây là một trong những dấu hiệu chuyển dạ.
- Mặc dù đau bụng dưới bên trái trong thai kỳ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan.
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì đau bụng dưới bên trái còn là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như:
- Thai ngoài tử cung
- Dấu hiệu của việc dọa sảy
- Nguy cơ tiền sản giật
Với bất kỳ biểu hiện bất thường nào trong thai kỳ. Tốt nhất thai phụ nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân, có phương pháp điều trị.
Đau bụng dưới bên phải khi mang thai
Cũng giống như hiện tượng đau bụng dưới bên trái khi mang thai. Đau bụng dưới bên phải khi mang thai thường là do các nguyên nhân như:
- Mẹ bị đầy bụng
- Mẹ bị táo bón
- Mẹ bị đau dây chằng
- Hiện tượng co thắt giả (Braxton Hicks)
- Viêm ruột thừa
- Dọa sảy thai hoặc sảy thai
- Tiền sản giật
Nếu mẹ bầu bị đau bụng trong tháng đầu mang thai do thai đang làm tổ. Mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Hiện tượng này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi tự hết.
Nhưng nếu bà bầu bị đau bụng dưới bên phải bất thường. Cơn đau kéo dài, dữ dội. Kèm theo các triệu chứng như: buồn nôn, ra máu, mệt mỏi, kiệt sức… Mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa. Bởi đây là dấu hiệu của: mang thai ngoài tử cung, bong nhau non, nhiễm trùng đường tiểu, dọa sảy thai… Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi và cả bà bầu. Thậm chí còn có thể dẫn đến sảy thai.
Cách làm giảm bớt cơn đau bụng khi mang thai
Để làm giảm bớt các cơn đau khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau:
- Thay đổi vị trí, thực hiện các bài tập nghiêng, tránh cúi người thấp khi đứng hoặc ngồi để dây chằng không bị kéo quá căng.
- Tắm nước ấm hoặc uống nước để giảm bớt các cơn gò sinh lý trong giai đoạn cuối thai kỳ.
- Bổ sung chất xơ từ trái cây, rau củ, uống nhiều nước để tránh bị táo bón.
- Chia nhỏ bữa ăn, tránh các thức ăn cay, nóng để giảm bớt sự kích thích cho đường tiêu hóa.
- Khám sức khỏe định kỳ
- Vận động nhẹ nhàng để giảm các cơn co thắt Braxton Hicks