Đau bụng dưới bên phải ở nữ giới: Không Thể Xem Thường!

Tham vấn y khoa:

Bình chọn post

Đau bụng dưới bên phải là bệnh gì? Theo bác sĩ chuyên gia đây có thể là do đau bụng kinh, chứng chướng bụng, đầy hơi, sỏi thận, … Nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh bảo bệnh viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, hay STDs, … Các cơn đau bụng dưới bên phải có nguy hiểm không? Phải làm gì khi bị đau vùng bụng dưới âm ỉ, dữ dội? … Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây!

Đau phần bụng dưới có lẽ là hiện tượng mà bạn nữ nào cũng từng gặp phải. Có thể chỉ là hiện tượng không quá nghiêm trọng. Nhưng cũng có lúc đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Vùng bụng chia thành 9 phần bao gồm: Vùng thượng vị, vùng hạ sườn trái/phải, vùng rốn, vùng mạng mỡ trái/phải, vùng hạ vị, vùng hố chậu trái/phải.

Như vậy có thể thấy. Chị em bị đau bụng dưới bên phải đó có thể các cơn đau do: Ruột thừa, ruột non, manh tràng, buồng trứng phải, … Ngoài ra cũng có thể do các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, sinh dục. Thậm chí bệnh xã hội.

Đau bụng dưới bên phải là bệnh gì

Đau bụng dưới bên phải ở nữ giới: Dấu hiệu các bệnh lý phụ khoa thuộc hệ sinh dục

Theo bác sĩ sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên cho biết. Các cơn đau vung bụng dưới bên phải có thể là dấu hiệu của các bệnh lý thuộc hệ sinh dục như:

Đau bụng dưới âm ỉ do hành kinh

Các cơn đau này vốn đã rất quen thuộc với chị em phụ nữ. Nó xuất hiện trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt. Hay còn được gọi là đau bụng kinh, là hiện tượng bình thường và hoàn toàn không gây hại.

Các cơn đau này diễn ra âm ỉ hơi khó chịu. Nhưng nó sẽ giảm dần theo từng ngày. Tuy nhiên nếu bạn bị đau bụng dưới trong ngày hành kinh dữ dội nên cảnh giác khi bị ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Đau vùng bụng dưới liên tục cảnh bảo viêm vùng chậu 

Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm chung ở các cơ quan vùng chậu như: Tử cung, buồng trứng, vòi trứng, … Nguyên nhân gây bệnh có thể bắt nguồn từ thói quen vệ sinh không sạch sẽ, đúng cách; Biến chứng sau phẫu thuật, phá thai nhiều lần, sau sinh, …

Chị em có thể dễ dàng nhận biết triệu chứng qua các giai đoạn cấp tính và mãn tính. Cụ thể như sau:

  • Ra dịch âm đạo bất thường
  • Xuất huyết âm đạo
  • Đau khi giao hợp
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Đau vùng bụng dưới âm dỉ hoặc dữ dội
  • Đau khi đi tiểu, đau khi quan hệ tình duc, …
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt cao, chán ăn, …

Viêm vùng chậu là bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Nếu chị em chần chừ không điều trị kịp thời có thể gây vô sinh.

Phụ nữ bị đau bụng dưới rốn bên phải – Do các bệnh lây qua đường tình dục ( STDs)

Cơ thể chị em xuất hiện các cơn đau vùng bụng dưới. Đây có thể cảnh báo do các bệnh lây qua đường tình dục (bệnh xã hội).

Bệnh xã hội là nhóm bệnh nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh chóng nếu như chị em có quan hệ tình dục không an toàn với người mang mầm bệnh. Các bệnh lây lan qua đường tình dục phổ biến như: HIV, bệnh lậu, sùi mào gà, giang mai, …

Triệu chứng điển hình của bệnh là

  • Xuất hiện cơn đau ở vùng bụng dưới
  • Tiểu buốt, tiểu ra máu
  • Ra nhiều khí hư bất thường
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Mọc mụn bất thường ở âm đạo, …

Bạn cần nắm vững các triệu chứng này để đi khám chữa kịp thời. Tránh gây lây lan cho người bạn đời của mình.

Đau bụng dưới bên phải khi mang thai – Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng thai làm tổ ngoài tử cung. Có thể nằm ở các vị trí khác nhau như: Ống dẫn trứng, ổ bụng, vòi tử cung, cổ tử cung, …  Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm có thể gây chảy máu dữ dội, ồ ạt, đe dọa đến tính mạng.

Ngoài các dấu hiệu có thai bình thường như: Đau bụng, buồn nôn, trễ kinh, … Thì chị em khi mang thai nên cảnh giác với những biểu hiện bất thường như:

  • Xuất huyết âm đạo bất thường
  • Đau bụng dưới, đau ở vị trí thai làm tổ
  • Đau bụng kéo dài, âm ỉ, dữ dội khó chịu

Khi thai bị vỡ sẽ dẫn đến chảy máu ồ ạt, đau bụng dữ dội liên tục, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu, … Do đó, khi mang thai chị em nên đi khám kiểm tra kỹ.

U xơ tử cung – Nguyên nhân gây ra cơn đau tức âm ỉ vùng bụng dưới 

U xơ tử cung là loại u lành tính thường gặp ở chị em trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ béo phì, không sinh nở, ….
Bệnh nếu như không phát hiện sớm, nó phát triển to có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như: Sẩy thai, sinh non, rong kinh, vô sinh hiếm muộn, …

Dấu hiệu u xơ tử cung thường không rõ ràng. Nó thường giống với các bệnh phụ khoa khác do đó chị em dễ bị nhầm lần.

Bạn nên cảnh giác với một vài triệu chứng sau:

  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
  • Đi tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu khó
  • Đau lưng, đau bụng, vùng bụng dưới, ngứa rát vùng kín, đau khi quan hệ

Vốn u xơ tử cung ban đầu là lành tính, nó xuất hiện trong tử cung ở nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên nếu người bệnh không xử lý sớm, u xơ lành tính rất có thể sẽ chuyển thành u ác tính.

Đau bụng dưới bên phải cảnh báo bệnh gì – U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là khối u phát triển bất thường. (Ovarian cysts) là một trong những bệnh phụ khoa nhiều chị em gặp phải.

Có 2 dạng u nang buồng trứng là u cơ nang và u thực thể. Mỗi một dạng lại xuất hiện triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể phát hiện ra bệnh khi có các dấu hiệu như:

  • Các cơn đau vùng bụng dưới, vùng chậu, thắt lưng. Nhất là sau khi quan hệ, hành kinh.
  • Táo bón thường xuyên, tiểu tiện gặp khó khăn.
  • Căng tức vùng bụng dưới, đau tức ngực
  • Tăng cân, sút cân bất thường, cơ thể mệt mỏi

Để thực hiện chẩn đoán, lúc này bác sĩ cần tiến hành nắn bụng cũng như các xét nghiệm phức tạp hơn.

Ung thư buồng trứng – đau bụng dưới bên phải hoặc trái thường xuyên

Ung thư buồng trứng là bệnh lý nguy hiểm. Khi các tế bào ác tính xuất hiện ở 1 hoặc 2 bên buồng trứng. Các tế bào này sẽ phát tiển không tuân theo quy định nào, mất kiểm soát. Đồng thời xâm lấn và phá hủy những mô, cơ quan xung quanh buồng trứng.

Đây là bệnh lý nguy hiểm. Nếu như chị em phát hiện muộn, bệnh đã phát triển sang giai đoạn 2-3 khả năng sống chỉ chiếm khoảng 70-39%. Thậm chí nó có thể di căn sang các vùng khác nếu phát hiện ở giai đoạn cuối.

Do đó, chị em cần phát hiện sớm. Nhưng phần lớn các bệnh ung thư đều không có dấu hiệu đặc trưng. Chị em có thể sớm phát hiện qua biểu hiện sau:

  • Đau tức ở vùng bụng dưới
  • Ăn kém, đầy bụng
  • Xuất huyết âm đạo bất thường sau mãn kinh
  • Đau khi quan hệ
  • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn
  • Đi tiểu khó khăn

Ung thư buồng trứng có thể điều trị, cơ hội sống cao nếu phát hiện sớm. Do đó, khi có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ nào, chị em nên chủ động đi khám tầm soát ung thư.

Lạc nội mạc tử cung

Hiện nay tỷ lệ chị em bị lạc nội mạc tử cung ngày một nhiều. Điều này khiến nhiều chị em lo lắng. Không biết đau vùng bụng, phía dưới bên phải dữ dội có phải do bệnh lý này không.

Theo bác sĩ chuyên khoa. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô nội mạc của tử cung xâm lấn ra bên ngoài. Đồng thời bám vào các cơ quan sinh dục khác.

Bệnh không chỉ gây ra các cơn đau vùng bụng mà còn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác như:

  • Đau trong thời gian hành kinh
  • Đau khi quan hệ
  • Chảy máu âm đạo ồ ạt khi hành kinh
  • Tiêu chảy, táo bón
  • Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, …
  • Vô sinh

Ấn tay vào bụng dưới bên phải thấy đau – Dấu hiệu những bệnh lý hệ tiêu hóa

Khi những cơ quan tiêu hóa ở vùng hố chậu phải gặp vấn đề. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chị em bị đau bụng dưới bên phải. Trong đó phải kể đến các bệnh lý như:

Viêm ruột thừa

Xuất hiện các cơn đau bụng dưới bên phải cảnh báo bạn gặp vấn đề về ruột thừa. Cụ thể là viêm ruột thừa căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong. Nếu để lâu ngày, ruột thừa vỡ ra.

Khi xuất hiện các cơn đau bụng dưới rốn, sau đó tăng dần về mức độ. Chị em nên cảnh giác cẩn thận đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Phương pháp áp dụng điều trị phổ biến là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.

Bệnh viêm đại tràng

Đại tràng là cơ quan nằm ở ổ bụng dưới. Nếu cơn đau đại tràng phát sinh ở vùng bụng dưới bên phải. Có nghĩ là tổn thương đại tràng xuất hiện ở gần manh tràng.

Triệu chứng lớn nhất là đại tiện bị rối loạn. Đi ngoài nhiều lần, khi thì táo bón khi thì đi lỏng, phân lẫn chất nhầy hoặc máu, …

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

hội chứng này còn được gọi là viêm đại tràng co thắt. Nó xuất hiện do sự rối loạn trong hoạt động của đường ruột. Người bệnh không chỉ đau bụng dưới bên phải mà còn cảm thấy chướng bụng. Đồng thời rối loạn đại tiện.

Tắc ruột

Tắc ruột xảy ra ở bên phải có thể dẫn đến cảm giác đau bụng bên phải. Người bệnh đi kèm biểu hiện buồn nôn, tăng áp gây khó chịu trong ổ bụng. Có thể nghe thấy âm thanh lớn theo từng cơn.

Đau bụng dưới bên phải gần xương chậu – Dấu hiệu những bệnh lý hệ bài tiết

Ngoài các bệnh lý phụ khoa, vấn đề về đường tiêu hóa, … Thì triệu chứng đau bụng dưới bên phải ở nữ giới còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh vệ bài tiết. Những bệnh lý hệ bài tiết liên quan đến triệu chứng đau này bao gồm:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Khi vi khuẩn gây hại xâm nhập vào đường tiết niệu. Nó có thể tấn công vào các cơ quan của hệ bài tiết. Các cơ quan đó là ống dẫn nước tiểu, bàng quang, niệu quản.

Ngoài cơn đau đau tức ở bụng dưới bên phải, bệnh còn có triệu chứng mót tiểu, tiểu đau buốt, … Căn bệnh này nếu điều trị kịp thời thì không có gì nguyên trọng. Nhưng nếu để lâu khiến nó lây lan đến thận, những tổn thương nguy hiểm có thể xảy ra.

Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể lây lan lên thành nhiễm trùng thận. Lúc này, một hoặc thậm chí cả hai quả thận đều có thể bị ảnh hưởng, và cơn đau bụng dưới bên phải sẽ diễn ra.

Bên cạnh đó, đau hai bên hông, lưng hoặc háng cũng xảy ra. Để tránh tổn thương thận vĩnh viễn, bạn cần ngay lập tức kiểm tra và điều trị.

Sỏi thận

Sỏi thận được tạo thành trong nước tiểu từ hỗn hợp muối và khoáng chất. Kích cỡ của chúng có thể nhỏ như hạt cát, cũng có khi to như viên to.

Khi sỏi thận từ thận dịch chuyển đến bàng quang, nó có thể gây ra những cơn đau bụng dưới bên phải. Bệnh nhân sỏi thận, khi tiểu tiện có thể thấy nước tiểu chuyển màu hồng hoặc đỏ.

Viêm bàng quang kẽ (IC)

Đây là cơn đau mãn tính liên quan trực tiếp đến bệnh lý viêm bàng quang. Người bệnh luôn có cảm giác mót tiểu, phải đi tiểu nhiều lần trong một giờ, tiểu đau buốt.

Lúc này, người bệnh cảm nhận được áp lực lớn trên vùng mu. Cơn đau cũng xuất hiện khi quan hệ tình dục. Những người hay mắc bệnh nhất là phụ nữ từ 30 đến 40 tuổi.

Đạu bụng dưới bên phải ở nữ giới khi nào cần đi khám?

Qua những thông tin phân tích ở trên. Có thể thấy các cơn đau bụng dưới bên phải là triệu chứng chị em không nên xem nhẹ. Do đó, bạn cần đi kiểm tra ngay ở cơ sở y tế khi có những dấu hiệu bất thường dưới đât. Tránh để lâu ngày bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Đau bụng dữ dội, quằn quại, tái phát thường xuyên hoặc kéo dài hơn 24 tiếng. Khiến bạn không thể chịu đựng nổi.
  • Triệu chứng vàng da, vàng mắt xuất hiện.
  • Nước tiểu đậm màu, trong khi phân nhạt màu.
  • Giảm cân không rõ vì sao.
  • Đi ngoài ra máu, nôn ra máu.
  • Tay chân trở nên lạnh, cơ thể ra mồ hôi lạnh, rùng mình. Mạch đập yếu, mặt tái xanh, huyết áp tụt.
  • Lên cơn sốt cao, khó thở.
  • Màng bụng bị đau khi sờ vào bụng.

Phải làm gì khi bị đau bụng dưới bên phải bất thường?

Ngay khi xuất hiện cơn đau vùng bụng dưới, đau vùng thắt lưng, xung quanh rốn bất thường, dữ dội. Chị em nên chủ động tới cơ sở y tế để thăm khám kiểm tra. Tại đây bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, kiểm tra, và làm một vài xét nghiệm cần thiết. Cụ thể như:

  • Siêu âm ổ bụng.
  • Soi tươi dịch âm đạo, soi tươi dịch niệu đạo.
  • Nội soi.
  • Xét nghiệm máu.
  • Soi cặn nước tiểu

Sau khi xác định được căn bệnh, nguyên nhân, tình trạng sức khỏe của mỗi người. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Có thể là:

Điều trị nội khoa – Đau bụng dưới bên phải dùng thuốc gì

Điều trị nội khoa bằng thuốc là phương pháp áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ. Các loại thuốc thường được sử dụng như: Thuốc giảm đau, thuốc điều trị nhiễm trùng, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,  …

Tùy từng nguyên nhân, bệnh lý, tình trạng cụ thể mà bác sĩ chỉ định dùng loại thuốc phù hợp. Chị em tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian điều trị cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng.

Điều trị ngoại khoa

Trường hợp bệnh nặng, việc dùng thuốc không hiệu quả. Lúc này cần can thiệp ngoại khoa và cần hỗ trợ của công nghệ hiện đại như: Công nghệ ánh sáng sinh học

Ngoài ra chị em để hỗ trợ điều trị tốt và hạn chế tái phát. Chị em cần thay đổi thói quen để cải thiện tình trạng đau bụng dưới. Cụ thể:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, hợp lý
  • Tập thể dục thường xuyên, đúng cách
  • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ
  • Không sử dụng chất kích thích
  • Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh
  • Vệ sinh vùng kín, cá nhân sạch sẽ đúng cách
  • Tái khám đúng hẹn

Như vậy, qua những thông tin chia sẻ ở trên. Chắc hẳn chị em đã có câu trả lời đau bụng dưới bên phải là bệnh gì. Phải làm gì khi bị đau bụng dưới. Đau bụng bất thường là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Do đó, chị em chủ động liên hệ với bác sĩ khi có triệu chứng lạ qua tổng đài: 0969 668 152 để được giải đáp.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM