Chữa xương khớp bằng y học cổ truyền

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Nhiều người bệnh sau khi chữa đau nhức xương khớp bằng tây y mãi không khỏi đã lưa chọn đông y để khắc phục tình trạng bệnh. Chữa xương khớp bằng y học cổ truyền kết hợp đa dạng phương pháp, từ dùng thuốc, châm cứu, bấm huyệt đến kéo dãn,… an toàn, bền vững, tác động toàn diện vào căn nguyên bệnh nên vừa giúp giảm đau, vừa ngăn chặn tái phát hiệu quả.

Bệnh lý xương khớp theo quan điểm y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, các bệnh lý xương khớp thường gặp như thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp, đau nhức cơ, tê bì chân tay,… được quy vào “chứng Tý”, nghĩa là bế tắc, không thông suốt. Tức là khí huyết không lưu thông tốt, dẫn đến ứ trệ, tắc lại ở kinh mạch sẽ dẫn đến đau nhức, sưng tấy, đau đỏ, tê bì, co cứng khớp,… 

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh xương khớp theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, bệnh xương khớp xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Ngoại nhân (Tà khí xâm nhập)

Trong thiên nhiên vốn luôn tồn tại 6 loại khí bao gồm phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả, trong đó có 3 loại khí phong, hàn, thấp khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm rối loạn kinh mạch, ứ trệ khí huyết, cản trở quá trình nuôi dưỡng cân cơ.

Hệ quả là người bệnh sẽ bị đau nhức, sưng tấy, co cứng khớp và hạn chế khả năng vận động. Vì thế, vào mùa đông tiết trời lạnh và ẩm thấm, người già, người có cơ địa hàn hoặc từng tổn thương xương khớp sẽ có nguy cơ tái phát bệnh cao hơn.

Nội nhân (Tạng phủ suy yếu)

  • Tạng phủ suy yếu, đặc biệt là Gan yếu (Can huyết hư hoa) huyết hư và Thận tinh yếu khiến hệ xương khớp bị tổn thương, dẫn đến thoái hoá cột sống, loãng xương, đau mỏi khớp, lung lay răng,…
  • Người cao tuổi, người bệnh lâu ngày hoặc có bệnh mãn tính khiến khí huyết suy yếu không vinh nhuận được gân cốt gây khô khớp, đau khớp, co cứng, tê bì,…

Bất nội ngoại nhân (các yếu tố khác)

  • Chấn thương khi lao động, chơi thể thao hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây ứ trệ khí huyết, kinh lạc, tổn thương mô mềm và xương khớp
  • Chế đồ ăn uống không khoa học: ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, uống bia rượu nhiều,… dễ sinh nhiệt, sinh đàm, bít tắc kinh lạc,…
  • Làm việc nặng nhọc, lao lực quá độ hay stress kéo dài làm tổn thương khí huyết, cản trở kinh lạc lưu thông, dẫn đến các bệnh lý viêm khớp mãn tính.

Chữa xương khớp bằng y học cổ truyền

Chữa bxương khớp bằng Y học Cổ truyền hiện là giải pháp an toàn, toàn diện được nhiều người áp dụng, đặc biệt là vấn đề thoái hoá và thoát vị xương khớp.

Dưới đây là phương pháp chữa một số bệnh xương khớp thường gặp bằng Y học cổ truyền:

Chữa thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền

Căn nguyên gây bệnh:

  • Do khí phong, hàn, thấp xâm nhập làm tắc khí huyết, rối loạn kinh lạc.
  • Làm việc lao lực, thói quen ít vận động, ngồi nhiều khiến địa đệm chèn ép vào dây thần kinh.
  • Can thận hư, khí huyết lưu thông kém khiến cột sống không được nuôi dưỡng tốt.

Phương pháp hỗ trợ điều trị:

Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Theo Y Học Cổ Truyền - Nên Hay Không?

  • Thuốc uống: Áp dụng bài thuốc Tọa cốt phong thang, Độc hoạt tang ký sinh thang gia giảm, Thận khí hoàn để tăng cường chức năng thận, nuôi dưỡng gân xương, giảm cám giác đau nhức lan xuống chân.
  • Châm cứu: Tác động vào các huyệt vị Thận du, Thừa sơn, Thứ liêu, Đại trường du, Trật biên,… để thông kinh mạch vùng thắt lưng, cột sống, từ đó giúp giảm đau, giãn cơ xương.
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Dây ấn các huyệt A thị (vùng đau) kết hợp tác động dọc hai bên cột sống, vùng thắt lưng giúp giãn cơ, giảm co cứng,….
  • Kéo giãn cột sống: Áp dụng kỹ thuật kéo dãn cột sống nhẹ nhàng theo phương pháp y học cổ truyền nhàm giảm áp lực lên đĩa đệm.

Chữa thoái hóa cột sống theo y học cổ truyền

Căn nguyên gây bệnh:

Khí huyết suy yếu, tinh thận hao tổn do lão hoá, lao động chân tay nặng nhọc, ngồi lâu, thiếu bận động khiến khí huyết ứ trệ, lưu thống mái kém. Ngoài ra, do khí độc phong, hàn, thấp xâm nhập vào cơ thể gây bít tắc kinh lạc.

Phương pháp điều trị:

  • Thuốc uống: Áp dụng bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang gia giảm để bổ khí huyết, trừ thấp. Thầy thuốc sẽ dựa trên thể trạng và mức độ bệnh để gia giảm các vị thuốc Đỗ trọng, Độc hoạt, Tần giao, Phòng phong, Đương quy, Phục linh, Tang ký sinh,Ngưu tất,…
  • Châm cứu: Tác động vào các Huyệt Can du, Thận du, Can du, Thứ liêu, Đại chùy, Lư trung,… để tăng lưu thông máu vùng cột sống, cải thiện hiện tượng co cứng.
  • Nắn chỉnh cột sống, châm cứu kết hợp bấm huyệt: Sự kết hợp đa dạng phương pháp không chỉ giải phóng sự chèn ép thần kinh mà còn tăng tính linh hoạt vùng cột sống, hạn chế nguy cơ tái phát.

Khi nào nên đi nắn chỉnh cột sống và các phương pháp phổ biến

  • Tập luyện: Áp dụng các bài tập nhẹ nhàng như dưỡng sinh, khí công để điều hoà khí huyết, kích thích lưu thông linh hoạt, duy trì tính linh động tại các khớp xương.

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ theo y học cổ truyền

 Căn nguyên gây bệnh: 

  • Ngồi sai tư thế trong thời gian dài khiến đốt sống cổ thoái hoá.
  • Do quá trình lão hoá hoặc do tạng phủ suy yếu – can thận hư, khí huyết bất túc khiến hệ xương khớp tổn thương.
  • Ngoại tà phong – hàn xâm nhập vùng gáy, cổ, làm rối loạn sự vận hành của khí huyết.

Phương pháp điều trị:

  • Thuốc uống: Dùng bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang gia giảm theo mức độ thoái hoá xương, cân nhắc kết hợp với bài thuốc Quy tỳ thang, Bát trân thang để bồi bổ khí huyết, tăng cường hoạt huyết,…
  • Châm cứu: Tác động các huyệt vị như Phong trì, Kiên tỉnh, Thiên trụ, Đại chùy, Á môn… giúp khí huyết lưu thông, giảm đau, thư giãn cơ vùng cổ gáy, giảm tê bì tay.

Những điều cần biết trước khi cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ

  • Xoa bóp bấm huyệt: Tác động dọc vùng cổ, vai gáy kết hợp day ấn các huyệt A thị và vận động nhẹ nhàng khớp cổ giúp giảm căng cứng và tăng cường sự linh hoạt các mô cơ khu vực này.
  • Kéo giãn cột sống: Dùng lực kéo dãn vừa đủ để giảm chèn ép rễ thần kinh khu vực này, từ đó giúp giảm đau đầu và cảm giác tê bì tay đi kèm.

Chữa thoái hóa khớp gối y học cổ truyền

Căn nguyên gây bệnh:

  • Quá trình lão hoá tự nhiên do tuổi tác khiến các khớp xương khô cứng, rời rạc, thường gặp ở những người cao tuổi, thận hư, khí huyết suy yếu,…
  • Do chấn thương trong lao động, chơi thể thao hoặc do vận động sai tư thế thời gian dài
  • Phong hàn xâm nhập lâu ngàu khiến khí huyết tại khớp tắc, ứ trệ

Phương pháp điều trị:

  • Bài thuốc: Dùng bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang, Thận khí hoàn, hoặc bài Cốt toái bổ thang gia giảm tuỳ tình trạng bệnh để bổ gân khớp, tăng cường chức năng thận, hỗ trợ giảm đau hiệu quả,…
  • Châm cứu: Tác động theo liệu trình phù hợp vào các huyệt vị như Túc tam lý, Thừa sơn, Huyết hải, Âm lăng tuyền, Độc tỵ giúp giảm sưng đau, tăng tuần hoàn tại khớp, ngăn chặn tình trạng khô, cứng khớp.
  • Xoa bóp – bấm huyệt: Tác động kết hợp vùng quanh gối, hệ thống dây chằng và cơ đùi giúp thư giãn, giảm đau, cải thiện vận động.
  • Vận động trị liệu nhẹ nhàng: Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cần áp dụng các bài tập trị liệu nhẹ nhàng giúp phục hồi chức năng khớp gối, tăng cường tuần hoàn và hạn chế teo cơ.

Châm Cứu Thoái Hóa Khớp Gối Có Thật Sự Hiệu Quả Không?

Chữa xương khớp bằng y học cổ truyền tác động toàn diện, an toàn, ít tác dụng phụ nên phù hợp với người cao tuổi, người mắc bệnh lý mạn tính. Việc kết hợp đã dạng phương pháp giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh. Để biết thêm cách chữa xương khớp bằng đông y, hãy gọi tới đường dây nóng 0969 668 152 để được tư vấn miễn phí.
Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ