Chảy máu khi mang bầu là vấn đề gì

Tham vấn y khoa:

Bình chọn post

Chảy máu khi mang bầu là hiện tượng mà mẹ bầu nào cũng gặp phải. Nó có thể là máu báo thai, thai ngoài tử cung, đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang gặp vấn đề nguy hiểm. Vậy chảy máu khi mang bầu là vấn đề gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em lý giải vấn đề này.

Chảy máu khi mang bầu có nguy hiểm không?

Trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần phải hết sức cẩn thận, quan sát sự thay đổi của bản thân, nhất là những tháng đầu của thai kỳ. Nếu như chị em thấy bản thân mình có dấu hiệu bất thường nào. Chị em cần đi khám bác sĩ chuyên khoa luôn.

Chảy máu khi mang bầu

Thường, khi trứng và tinh trùng gặp nhau, quá trình thụ thai đã diễn ra thành công. Những tuần đầu của thai kỳ, chị em sẽ thấy âm đạo của mình bị chảy máu giống như chu kỳ kinh. Điều này đã khiến cho nhiều chị em lầm tưởng ngày “dâu rụng” của mình đã đến. Tuy nhiên thực tế lại không phải vậy mà đây là máu báo thai.

Máu báo thai chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 1-2 ngày là hết. Hơn nữa, lượng máu không nhiều, thường nhỏ giọt. Máu có thể là màu đỏ tươi hoặc màu nâu. Đi kèm với đó là dịch nhầy.

Chảy máu khi mang thai ngoài vệc là máu báo thai, đây còn là dấu hiệu của việc bạn đang mang thai ngoài tử cung, thai bị chết lưu, có dấu hiệu bị sảy hoặc bị nhau tiền đạo…

Do đó, để biết chính xác hiện tượng chảy máu khi mang bầu có nguy hiểm hay không? Chị em không được chủ quan, cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tiến hành thăm khám.

Vậy chảy máu âm đạo khi mang bầu là vấn đề gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa có nhiều lý do khiến chị em bị chảy máu khi mang bầu. Trong đó cần phải kể đến các nguyên nhân sau:

  • Dấu hiệu dọa sảy thai

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị chảy máu trong nửa đầu thai kỳ.

Dọa thai chính là hiện tượng thai còn sống, nhưng 1 phần của bào thai đã bị bong ra khỏi niêm mạc tử cung của người mẹ.

Khi thăm khám thực thể, sẽ thấy cổ tử cung dài, đóng kín. Xét nghiệm cận lâm sàng thấy hCG dương tính, siêu âm thấy thai đã ở trong tử cung.

Dọa sẩy thai thường gặp ở những sản phụ có tử cung bất thường, bị mắc u xơ tử cung, tử cung 2 sừng, tử cung đôi… khả năng thai dọa sảy là rất cao.

Để giữ thai trong trường hợp này, mẹ bầu cần phải: có chế độ nghỉ ngơi hợp lý; hạn chế vận động mạnh, ăn nhẹ chống để bản thân bị táo.

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thêm một số loại thuốc để giữ thai như: thuốc giãn cơ trơn, kháng sinh chống nhiễm khuẩn, các thuốc hormone như Progesterone, Dydrogesterone,… để dưỡng thai.

Bên canh đó, bác sĩ cũng sẽ tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị dọa sảy thai do đâu. Từ đó, có biện pháp khắc phục phù hợp hiệu quả.

  • Chảy máu đang mang bầu dấu hiệu của sảy thai

Sảy thai hay còn gọi là thai chết lưu. Thường thai sẽ bị chết lưu trong 13 tuần đầu tiên của thai kỳ. Nguyên nhân khiến thai chết lưu có thể là do thai bị nhiễm khuẩn.

Chảy máu đang mang bầu dấu hiệu của sảy thai

Khi thai bị chất lưu, chị em thường có các dấu hiệu như:

  • Chảy máu âm đạo
  • Bị chuột rút
  • Bụng bị đau
  • Hạ vị bị đau

 

  • Thai ngoài tử cung khiến âm đạo bị chảy máu

Là hiện tượng trứng đã được thụ tinh nhưng lại không làm tổ tại cổ tử cung mà làm tổ tại một vị trí khác trong cơ quan sinh sản của nữ như: ống dẫn trứng, buồng trứng…

Thai ngoài tử cung nếu như không được phát hiện sớm, xử lý kịp thời. Sức khỏe, tính mạng của thai phụ sẽ bị ảnh hưởng. Bởi khi ống dẫn trứng bị vỡ, máu sẽ chảy ra nhiều. Thai phụ sẽ bị thiếu  máu, cơ thể mệt mỏi, suy nhược thậm chí là tử vong.

Vì thế, khi thấy mình bị chảy máu âm đạo kèm thêm các triệu chứng như:

  • Đau bụng
  • Đau xương chậu
  • Đau vai

Chị em hãy nhanh chân đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và xủ lý kịp thời.

  • Nhau thai có vấn đề

Không chỉ những tháng đầu của thai phụ mới bị chảy máu, hiện tượng chảy máu âm đạo còn diễn ra ở trong chu kỳ mang thai.

Thường chảy máu âm đạo trong thời kỳ mang thai là do nhau thai có vấn đề như:

  • Đứt nhau thai

Là trường hợp nhau thai tách rời khỏi thành tử cung trước hoặc trong khi sinh. Dấu hiệu nhận biết nhau thai bị đứt:

  • Xuất huyết âm đạo
  • Bụng dưới bị đau
  • Lưng đau

Đứt nhau thai có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng của thai phụ và cả thai nhi nếu như không được phát hiện sớm.

  • Rau tiền đạo

Hiện tượng này xảy ra khi nhau thai nằm ở vị trí thấp nhất của tử cung. Khiến, bánh nhau che mất một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung.

Khi thai nhi ở tuần 32-35 của thai kỳ, rau tiền đạo tự hết do phần dưới của tử cung kéo dài ra ngoài. Quá trình sinh để có thể diễn ra bình thường.

Nhưng nếu nhau thai không tự hết được, sản phụ sẽ cần thực hiện lấy con ra sớm bằng cách sinh mổ.

  • Nhau cài răng lược

Khi nhau thai hay một phần của nhau thai bám dính vào thành tử cung, không thể tách rời. Nhau cài răng lược sẽ gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt thứ ba. Đặc biệt trong lúc sinh ở, mẹ bầu sẽ bị mất máu nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng của thai phụ.

Thường trong quá trình thăm khám và siêu âm, các bác sĩ sẽ phát hiện ra hiện tượng nhau cài răng lược. Từ đó, bác sĩ sản khoa sẽ chuẩn bị cẩn thận cho việc sinh nở của sản phụ. Đồng thời có biện pháp dự phòng để xử lý với mọi tình huống có thể xảy ra.

  • Chảy máu âm đạo – Dấu hiệu sinh non

Ngoài các hiện tượng nêu trên thì chảy máu âm đạo trong khi mang thai còn là dấu hiệu của việc sinh non.

Nếu như thai của bạn chưa được 37 tuần, bạn thấy vùng kín của mình bị chảy máu kèm thêm nút nhầy, chị em hãy nhanh chân thăm khám luôn. Bởi đây là dấu hiệu của việc bạn sẽ sinh non.

Bên cạnh hiện tượng chảy máu âm đạo, chị em còn có các dấu hiệu khác đi kèm như:

  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều
  • Vùng chậu hay vùng bụng dưới bị áp lực
  • Phần lưng dưới bị đau liên tục và âm ỉ
  • Bụng bị chuột rút nhẹ, kèm theo hiện tượng tiêu chảy
  • Tử cung có thắt liên tục
  • Vỡ ối

Chảy máu âm đạo khi mang bầu rất nguy hiểm. Vì thế, khi thấy bản thân có hiện tượng này chị em nên:

  • Đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tiến hành thăm khám
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý khoa học
  • Kiêng quan hệ tình dục
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách
  • Nên vận động một cách nhẹ nhàng
Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM