Cách giảm đau dạ dày nhanh nhất cực đơn giản

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Những cơn đau dạ dày âm ỉ hoặc quặn thắt về đêm, cơn đau đột ngột, bất ngờ từ thượng vị lan khắp vùng bụng là nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân bị đau dạ dày. Điều họ mong muốn nhiều nhất là cách giảm đau dạ dày nhanh nhất và ngay lập tức để thoát khỏi sự “dày vò khó chịu” này. Thấu hiểu điều đó, bài viết hôm nay sẽ giới thiệu một số cách làm giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức. 

đau dạ dày

Tổng quan về bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là tình trạng bệnh nhân gặp phải những cơn đau âm ỉ, nóng rát, căng tức tại vùng thượng vị do dạ dày bị rối loạn vận động hoặc mức độ tăng tiết dịch axit dịch vị dạ dày. Cơn đau thường xuất phát từ giữa bụng trên rốn, sau đó lan sang trái hoặc phải. Cuối cùng có thể lan ra sau lưng. Nhiều trường hợp cơn đau xuất hiện về đêm, khi đói hoặc sau khi ăn. Người bệnh sẽ cảm thấy ấm ách, căng tức bụng và không ăn được nhiều.

Cơn đau dạ dày có thể xuất hiện trong thời gian ngắn rồi kết thúc hoặc kéo dài và giữ dội. Nếu ở trường hợp thứ hai, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Trong trường hợp bạn bị đau dạ dày về đêm, cơn đau dạ dày xuất hiện đột ngột chưa có thuốc, có thể áp dụng một số cách giảm đau dạ dày tại nhà sau để giảm thiểu cơn đau nhanh nhất.

Theo thống kê, có khoảng 5-10% dân số thế giới mắc bệnh dạ dày. Con số này lên đến 7% ở Việt Nam – là tín hiệu cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc người bệnh. 

Cách làm giảm đau dạ dày hiệu quả, an toàn, dễ thực hiện

Xoa bóp bụng

Cách làm giảm cơn đau dạ dày nhanh nhất được nhiều người áp dụng thành công là tiến hành xoa bóp và massage nhẹ nhàng ở phần bụng. Đây là phương pháp vật lý trị liệu bạn đơn giản, dễ thực hiện và mang tính hiệu quả cao. Nếu xoa bóp bụng đúng cách, cơn đau sẽ dịu đi, các cơn co thắt cũng giảm thiểu đáng kể. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Xoa nóng hai bàn tay, có thể thêm vài giọt dầu nóng để tăng thêm hiệu quả. 
  • Bước 2: Áp tay lên bụng, xoa từ trái sang phải và lên xuống. 

Lưu ý: Chỉ nên xoa bóp bụng sau khi ăn 1 giờ, tránh thực hiện ngay sau khi ăn để không làm tăng cơn đau dạ dày. Mỗi lần xoa bóp chỉ nên kéo dài từ 10-15 phút là đủ. Nên xoa bóp ở các huyệt đạo giúp giảm đau dạ dày như: Túc Tam Lý, Huyệt Thái Xung, Tam  Âm Giao, Trung quản,…

Uống nhiều nước

Đối với những người gặp vấn đề về tiêu hóa, việc duy trì đủ lượng nước là rất quan trọng. Thiếu nước hoặc mất nước có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, làm tăng nguy cơ đau dạ dày. Khiến axit trong dịch vị trào ngược lên thực quản gây đau đớn cho dạ dày. 

Lúc này, một cốc nước ấm vừa đủ là cách giảm đau dạ dày hữu hiệu, giúp pha loãng dịch vị và giảm cảm giác đau buốt. Bạn cũng nên duy trì thói quen uống nước ấm vào buổi sáng để tốt cho hệ tiêu hóa. Uống đủ nước cũng là phương pháp an toàn giúp bạn giảm được chứng ợ nóng. Người trưởng thành nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Trong khi lượng nước cần thiết cho trẻ em sẽ ít hơn, dao động từ 950ml đến 1,2 lít tùy theo độ tuổi.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước là yếu tố rất quan trọng, giúp cơ thể con người hydrat hóa ruột kết và thúc đẩy đào thải độc tố ra ngoài. Đồng thời, nước cũng hỗ trợ lớn trong quá trình phân hủy sinh hóa protein, carbohydrate và lipid. Nước đóng vai trò quan trọng trong việc phân giải thực phẩm, giúp thức ăn nạp vào được hấp thụ tốt hơn.

Chườm ấm để giảm đau dạ dày

dau da day

Nửa đêm đau dạ dày phải làm sao là câu hỏi chung của nhiều người bởi cơn đau “tai quái” phổ biến về đêm. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ, cuộc sống và công việc của người bệnh. Cách giảm đau dạ dày ban đêm bạn có thể thực hiện khi chưa có thuốc là chườm ấm tại vị trí đau. Hơi ấm giúp các mạch máu ở vùng thượng vị thư giãn và giảm co bóp, đồng thời cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi bị đau, bạn có thể chườm ấm vùng bụng trong khoảng 10-20 phút với nhiệt độ nước từ 50-60 độ C. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn có thể áp dụng cách sau:

  • Dùng nước ấm, gạo hoặc muối rang kỹ, cho vào túi chườm hoặc khăn;
  • Đặt nhẹ nhàng và massage vùng bụng đều đặn để bụng được nóng đều;
  • Thực hiện theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 10-20 phút và cảm nhận triệu chứng đau giảm dần.

Hít thở đều, giữ hơi thở ổn định 

Nếu nguyên nhân đau dạ dày xuất phát từ stress, căng thẳng trong thời gian dài, tập hít thở là cách giảm đau dạ dày nhanh nhất có thể áp dụng. Các động tác hít thở sâu giúp hệ thần kinh được thư giãn, khiến bệnh nhân căng thẳng và thả lỏng tâm trạng hơn. Bên cạnh đó, hít thở sâu cũng giúp dịch vị dạ dày bớt tiết lại, dạ dày giảm co bóp. Đồng thời, dạ dày giải phòng ra Endorphins – một chất dẫn truyền thần kinh giải tỏa cảm xúc. Cảm xúc tích cực là cách giảm đau dạ dày nhanh hiệu quả nhất không cần dùng đến thuốc. Cách thực hiện tương đối đơn giản ai cũng có thể thực hành tại nhà được:

  • Nằm ngửa thoải mái ở một không gian bằng phẳng;
  • Hai tay đặt trực tiếp lên vùng bụng;
  • Hít thở một hơi thật sâu bằng mũi cho đến khi căng bụng để bụng được lấp toàn bộ bàng không khí;
  • Từ từ thả lỏng và thở lại bằng miệng, đẩy toàn bộ không khí trong bụng đến khi bụng xẹp lại;
  • Lặp đi lặp lại từ 3 đến 5 nhịp, thực hành đều đặn 2 lần/ngày.

Giảm đau dạ dày nhanh chóng bằng gừng

Gừng không chỉ nổi tiếng với tác dụng chống viêm mà còn có khả năng cải thiện các vấn đề tiêu hóa, bao gồm cả đau dạ dày. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên sử dụng gừng tươi. Tuy nhiên nếu không có gừng tươi, bạn có thể thay thế bằng bột gừng hoặc trà gừng. Dưới đây là các cách sử dụng gừng để chữa giảm đau tại nhà:

  • Nhai và nuốt 1-2 miếng gừng tươi mỗi khi bị đau dạ dày.
  • Đun 2-3 lát gừng mỏng với nước sôi trong 5-10 phút, sau đó thêm mật ong và khuấy đều. Bạn có thể uống nước gừng này hàng ngày hoặc mỗi khi đau dạ dày.

Sử dụng nghệ và mật ong

nghệ

Nghệ và mật ong được xếp vào “thần dược”, là cách giảm đau dạ dày cực kỳ hữu hiệu. Trong nghệ và mật ong đều chứa những tinh chất tốt cho hoạt động của dạ dày:

  • Nghệ: Curcumin là hoạt chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa, giảm tiết dịch axit dịch vị dạ dày. Curcumin cũng hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế tình trạng loét, viêm dạ dày. Ngoài ra, tinh dầu nghệ, vitamin và khoáng chất có trong nghệ cũng  hỗ trợ chống lại tình trạng viêm loét dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hỗ trợ biem
  • Mật ong: Mật ong rất giàu vitamin và khoáng chất, enzyme và các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi gốc tự do tấn công.

Enzyme trong mật ong và curcumin trong nghệ hỗ trợ lẫn nhau tạo nên một hệ tiêu hóa khỏe mạnh; hạn chế tối đa viêm loét dạ dày, bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày. Đồng thời, vị ngọt từ mật ong có thể ức chế và giảm vị đắng của nghệ, hỗ trợ chống viêm, kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa.

Cách giảm đau dạ dày từ dạ dày và mật ong:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 củ nghệ tươi màu vàng đậm, mật ong nguyên chất màu cánh giang.
  • Cách 1: Giã nát hoặc xay nhuyễn  nghệ, bỏ vào khăn sạch lọc lấy nước cốt. Cho mật ong vào nước cốt nghệ theo tỉ lệ 1:1. Uống ngày 2 lần, 2-1 muỗng cafe/lần uống.
  • Cách 2: Dùng bột nghệ nguyên chất xay nhuyễn vào 200ml nước ấm; khuấy tan đều bột nghệ rồi cho thêm 1 muỗng cafe mật ong khuấy đều. Uống 2 lần.ngày sau ăn 30 phút để giảm đau dạ dày.

Lá bạc hà

Bạc hà là một nguyên liệu thuốc dân gian phổ biến, có tác dụng chống viêm và giảm đau. Tinh dầu bạc hà được xem là một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm chứa bạc hà như trà, kẹo ngậm hoặc lá tươi để điều trị đau dạ dày theo các bước sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch và để ráo.
  • Đun lá bạc hà với nước sôi trong 5 phút cho đến khi nước chuyển sang màu nâu.
  • Lọc bỏ lá; có thể thêm chút chanh và mật ong vào phần nước.
  • Uống nước bạc hà hàng ngày.

Uống trà hoa cúc

Khi nhắc đến trà hoa cúc, nhiều người sẽ liên tưởng đến khả năng thanh nhiệt, giải độc, ngăn ngừa viêm nhiễm và tính kháng khuẩn cao của nó. Thức uống này không chỉ giúp hạn chế tình trạng viêm loét, phục hồi các vùng tổn thương mà còn xoa dịu cơn đau dạ dày cực kỳ hữu hiệu. Thêm vào đó, việc uống trà hoa cúc thường xuyên còn mang lại lợi ích cho sức khỏe tinh thần, giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi.

Cách pha trà hoa cúc rất đơn giản: chỉ cần cho hoa cúc khô vào nước sôi và hãm trà trong 10-15 phút. Để tăng thêm hương vị và hiệu quả, bạn có thể thêm mật ong vào trà. Lưu ý, nên uống trà khi còn nóng, có thể dùng khi bị đau dạ dày hoặc hàng ngày để giảm thiểu tình trạng đau dạ dày.

Cách giảm đau dạ dày bằng chế độ ăn uống khoa học

Tư vấn sức khỏe

Chế độ ăn BRAT

Nếu đau dạ dày xuất phát từ nguyên nhân chế độ ăn uống không phù hợp thì cách giảm đau dạ dày hiệu quả nhất là điều chỉnh và cân bằng lại chế độ ăn uống, sinh hoạt. Chế độ ăn BRAT viết tắt của Bananas, Rice, Applesauce and Toast. Đây là chế độ ăn gồm các thực phẩm nhạt (không muối và gia vị), ít chất xơ và dễ tiêu hóa rất phù hợp với người bị đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và ốm nghén. Thực đơn chính của chế độ BRAT gồm: chuối, cơm, táo, và bánh mì nướng. Ngoài ra, cũng có thể có thêm khoai tây hoặc cà rốt luộc, bánh quy mặn giòn, thịt gà và sữa chua.

Mặc dù BRAT có thể hỗ trợ điều trị đau dạ dày nhưng không nên áp dụng trong thời gian dài. Nếu không, người bệnh dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng (protein, calorie và các loại vitamin). Bạn chỉ nên thực hiện chế độ ăn BRAT trong 1-2 ngày khi cần. Sau đó quay trở lại chế độ ăn uống bình thường với đầy đủ rau củ và trái cây.

Không ăn thức ăn khó tiêu

Các thực phẩm khó tiêu như đồ ăn nhiều dầu mỡ, giàu tính axit, sản phẩm có chứa lúa mì, thức ăn cay nóng,… có thể làm tình trạng đau dạ dày tồi tệ hơn. Vì vậy, khi chữa đau dạ dày tại nhà, nếu bạn đang cảm thấy khó chịu, cần tránh những thực phẩm này. Thay vào đó, hãy ăn trái cây và rau củ tươi để giúp “làm dịu” dạ dày.

Phương pháp chữa đau dạ dày bằng thuốc Tây y

Khi áp dụng các cách làm giảm đau dạ dày bằng phương pháp trên không mang lại hiệu quả, bạn có thể cân nhắc và điều trị bằng tây y.

Thuốc không kê đơn

  • Đau do đầy hơi, khó tiêu: Thuốc chứa simethicone (Mylanta, Gas-X).
  • Đau do ợ nóng do trào ngược dạ dày-thực quản: Thuốc kháng axit hoặc giảm axit (Pepcid AC, Zantac 75).
  • Đau do táo bón: Thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng.
  • Đau do tiêu chảy: Thuốc chứa loperamide (Imodium) hoặc bismuth subsalicylate (Kaopectate, Pepto-Bismol).
  • Đối với các cơn đau do nguyên nhân khác: Thuốc chứa acetaminophen giúp giảm đau tốt.

Lưu ý: Người bệnh cần tránh các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen (Advil, Midol, Motrin) hoặc naproxen (Naproxen, Aleve, Anaprox, Naproxen) vì những thuốc này có thể gây kích ứng dạ dày.

Thuốc kê đơn

Nếu bạn gặp phải tình trạng đau dạ dày mãn tính và rối loạn tự miễn dịch thì bắt buộc phải trải qua thăm khám và kê đơn điều trị của bác sĩ.

  • Thuốc chứa steroid như prednisone có khả năng giảm viêm và đau dạ dày do các rối loạn mãn tính. Mặc dù steroid không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng chúng giúp giảm viêm, tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị đau dạ dày khác và ngăn ngừa các cơn đau bụng nghiêm trọng. 
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI) cũng được kê đơn cho những trường hợp cần giảm đau dạ dày do dạ dày tiết quá nhiều axit. Ngoài ra, nếu vấn đề dạ dày liên quan đến vi khuẩn H. pylori, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để trị liệu.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Các cách giảm đau dạ dày trên thường chỉ mang lại hiệu quả khi bệnh xuất phát từ nguyên nhân sinh lý, lúc bệnh đang vừa và nhẹ. Nếu bệnh nặng hơn và có các dấu hiệu sau, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị sớm:

  • Cơn đau đột ngột, rất dữ dội.
  • Đổ mồ hôi một cách không bình thường.
  • Khó thở, cảm giác tức ngực.
  • Nôn ra máu hoặc chất nôn có màu nâu đen.
  • Nôn ói hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày.
  • Phân đen và có thể có dấu hiệu của máu.
  • Khó đi tiêu hoặc đi tiểu.
  • Chán ăn hoặc giảm cân đột ngột.
  • Da vàng.

Đây là dấu hiệu bất thường bắt buộc phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và tím ra nguyên nhân chính xác. Tuyệt đối không chủ quan tránh để tình trạng bệnh nặng hơn.

Hy vọng qua bài viết hôm nay đã trang bị cho bạn một số cách giảm đau dạ dày hiệu quả, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để chấm dứt hẳn tình trạng đau đớn khó chịu này, bạn vẫn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị dứt điểm. Bởi đau dạ dày kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh mà còn đe dọa đến sức khỏe, thậm chí tính mạng nếu không may có tế bào ác tính. 

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ