Cách chữa viêm phụ khoa theo từng nguyên nhân [chi tiết nhất]
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Hầu hết phụ nữ đều trải qua ít nhất một lần viêm phụ khoa trong đời. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tái phát và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống cũng như khả năng sinh sản. Vậy có những cách chữa viêm phụ khoa nào và làm thế nào để ngăn ngừa bệnh tái phát? Cùng theo dõi bài viết hôm nay để có câu trả lời chi tiết nhất.
Nguyên nhân gây viêm phụ khoa
Cách trị viêm phụ khoa nhanh nhất, hiệu quả nhất là xác định chính xác nguyên nhân và loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh. Các nguyên nhân chính gây viêm phụ khoa sau:
Chế độ sinh hoạt và vệ sinh vùng kín kém khoa học
Việc sử dụng dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn cao không phù hợp có thể làm mất cân bằng pH tự nhiên của vùng kín, từ đó tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển. Thụt rửa âm đạo không đúng cách hoặc không theo chỉ định có thể làm vi khuẩn xâm nhập sâu hơn và gây viêm nhiễm lan rộng. Ngoài ra, việc sử dụng quần lót không thoáng khí, giấy lau vùng kín không sạch sẽ, hoặc các dụng cụ sinh lý như băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san không được vệ sinh sạch sẽ cũng có thể gây ra viêm âm đạo.
Viêm nhiễm phụ khoa do thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ ở các giai đoạn khác nhau có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh phụ khoa. Vì vậy, phụ nữ trong các giai đoạn như rụng trứng, mang thai, tiền mãn kinh hoặc khi sử dụng thuốc tránh thai thường dễ bị viêm âm đạo. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến mất cân bằng hormone estrogen và progesterone, làm thay đổi môi trường âm đạo và gây viêm.
Nhiễm khuẩn nấm Candida
Nấm Candida là một loại nấm tự nhiên hiện diện trên da và trong hệ tiêu hóa của con người. Khi môi trường pH trong âm đạo bị thay đổi hoặc hệ miễn dịch bị suy yếu, nấm Candida có thể phát triển một cách không kiểm soát, dẫn đến viêm nhiễm âm đạo.
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt các lợi khuẩn trong âm đạo, gây mất cân bằng hệ vi sinh và tạo điều kiện cho nấm men phát triển quá mức. Ngoài ra, viêm âm đạo do nấm Candida cũng thường gặp ở những người thường xuyên mặc quần áo bó sát hoặc phụ nữ mang thai.
Các triệu chứng của viêm âm đạo do nấm Candida bao gồm: khí hư có màu trắng, dạng bã đậu, có mùi chua và gây ngứa. Mặc dù bệnh có thể được điều trị hiệu quả nhưng nguy cơ tái phát là khá cao.
Nhiễm khuẩn E.coli, trùng roi,…
Các loại vi khuẩn như E. coli, trùng roi và Streptococcus cũng có thể gây viêm âm đạo. Những vi khuẩn này làm thay đổi môi trường dịch âm đạo, gây viêm và các triệu chứng khác như đau, ngứa và khí hư có màu xám xanh với bọt.
Sự phát triển quá mức của vi khuẩn có thể làm cho dịch âm đạo có mùi tanh, loãng hơn và tình trạng này sẽ rõ rệt hơn khi quan hệ tình dục. Viêm phụ khoa do vi khuẩn thường gặp ở những phụ nữ có tần suất quan hệ tình dục thường xuyên.
Viêm phụ khoa do nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các bệnh lây qua đường tình dục có thể làm tăng nguy cơ viêm phụ khoa. Điển hình bao gồm:
- Chlamydia: Đây là một bệnh tình dục phổ biến ở cả nam và nữ. Ở phụ nữ, Chlamydia có thể dẫn đến viêm âm đạo với các triệu chứng như khí hư màu vàng, tiểu buốt và cảm giác ngứa rát ở vùng âm đạo.
- Bệnh lậu: Triệu chứng khí hư màu xanh, có bọt, mùi hôi tanh, dịch âm đạo bất thường và đau khi quan hệ tình dục.
- Genital Herpes: Bệnh này có thể gây viêm và nổi mụn nước ở vùng âm đạo. Phụ nữ mắc genital herpes có thể cảm thấy vùng kín nóng rát và tiết dịch âm đạo nhiều bất thường.
- Sùi mào gà: Sùi mào gà có thể làm cho vùng kín bị sưng đỏ, đau và ngứa, tạo điều kiện cho vi khuẩn HPV lây lan vào âm đạo gây viêm, sưng đỏ và ngứa rát kèm theo đau ở vùng kín.
Khi có dấu hiệu bất thường và những thay đổi ở vùng kín, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám chữa. Thông qua thăm khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đây, cách trị viêm nhiễm phụ khoa được đưa ra phù hợp với tình trạng bệnh.
Cách chữa viêm phụ khoa theo từng nguyên nhân gây bệnh
Cách chữa viêm nhiễm phụ khoa do nấm, vi khuẩn, vi trùng…
Sử dụng thuốc kháng sinh
Khi điều trị viêm phụ khoa do nhiễm khuẩn, việc sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết. Tùy thuộc vào loại vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến hiện nay bao gồm metronidazol 500 mg (điều trị viêm âm đạo do trùng roi) và Itraconazole (điều trị viêm âm đạo do nấm Candida).
Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ, vì điều này có thể dẫn đến hiện tượng kháng thuốc hoặc sử dụng sai loại thuốc, gây khó khăn trong việc điều trị bệnh.
Sử dụng thuốc đặt âm đạo
Thuốc đặt âm đạo là một phương pháp điều trị viêm phụ khoa rất phổ biến nhờ khả năng tác động trực tiếp vào vùng âm đạo để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Sau khi khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc đặt phù hợp và hướng dẫn thời gian sử dụng cụ thể.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và thời gian điều trị khác nhau. Thông thường, liệu trình sử dụng thuốc đặt kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Nếu sau thời gian điều trị mà triệu chứng không thuyên giảm, bệnh nhân không nên tự ý tiếp tục dùng thuốc mà cần tái khám để được bác sĩ tư vấn thêm.
Tương tự như với thuốc kháng sinh, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc đặt âm đạo. Việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng, không nên tự ý ngừng thuốc hoặc dùng thêm thuốc ngoài chỉ định. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể đồng thời áp dụng cách chữa viêm nhiễm phụ khoa nhẹ (lá trầu không, chè xanh, bổ sung probiotics,…) để hỗ trợ quá trình điều trị.
Cách chữa viêm phụ khoa không cần dùng thuốc và can thiệp y học
Nếu nguyên nhân xuất phát từ chế độ sinh hoạt, thay đổi nội tiết tố, bác sĩ sẽ đề xuất các biện pháp khắc phục mà không cần dùng đến thuốc hoặc can thiệp y học hiện đại:
Thay đổi lối sống khoa học hơn
Khi nguyên nhân gây nhiễm phụ khoa liên quan đến lối sống, việc thay đổi thói quen là điều cần thiết. Trước tiên, bạn nên đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng, đồng thời tăng cường sức khỏe, sức đề kháng bằng việc tập thể dục đều đặn. Cần ngừng sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích, thay vào đó, nên uống nước ép và ăn nhiều trái cây.
Ngoài ra, việc duy trì giấc ngủ là rất quan trọng. Bạn nên đi ngủ trước 11 giờ đêm và thức dậy trước 7 giờ sáng để giúp cơ thể phục hồi tốt nhất. Nếu viêm âm đạo là kết quả của việc sử dụng kháng sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh thuốc hoặc tìm các phương pháp giảm tác dụng phụ của thuốc đối với sức khỏe của bạn.
Vệ sinh vùng kín khoa học, đúng cách
Để phòng ngừa và điều trị viêm âm đạo hiệu quả, việc duy trì vệ sinh cá nhân đúng cách là rất quan trọng. Bạn nên thay đồ lót hàng ngày và sử dụng các sản phẩm vệ sinh phù hợp. Đặc biệt, hãy chú ý vệ sinh vùng kín trong thời gian hành kinh cũng như trước và sau khi quan hệ tình dục. Tuyệt đối không thụt rửa sâu âm đạo làm mất cân bằng pH. Vùng kín nữ giới có cơ chế tự làm sạch tự nhiên nên chỉ cần vệ sinh sạch sẽ bên ngoài.
Sử dụng Probiotics
Bị viêm phụ khoa nhẹ nên làm gì? Khi bị viêm phụ khoa do thói quen, lối sinh hoạt và thay đổi nội tiết tố làm mất cất bằng pH âm đạo, viện bổ sung thêm Probiotics là điều hết sức cần thiết. Đây là những vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, giúp cân bằng hệ vi sinh và tăng cường sức đề kháng. Bạn có thể bổ sung probiotics qua thực phẩm lên men (dưa chua, cà muối, sữa chua, sữa chua uống lên men tự nhiên,…).
Tuy nhiên, probiotics chỉ là cách trị viêm nhiễm phụ khoa ở mức độ nhẹ. Đối với trường hợp viêm nặng và lan rộng, cần áp dụng các phương pháp điều trị mạnh mẽ hơn.
Lá trầu không
Lá trầu không chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất kháng viêm như eugenol và estradiol, giúp khử khuẩn, giảm mùi và ngứa trong viêm âm đạo. Bạn có thể sử dụng lá trầu không tươi để nấu nước rửa âm đạo hoặc kết hợp với các nguyên liệu kháng khuẩn khác để tăng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy khoảng 5-10 lá trầu không tươi, rửa sạch bằng nước (có thể ngâm với muối để khử khuẩn) sau đó để ráo.
- Vò nhẹ lá trầu không rồi đun sôi lá trầu không với 1 lít nước trong khoảng 5 phút.
- Đổ nước ra chậu nhỏ và sử dụng hơi nước nóng để xông vùng hậu môn.
- Khi nước lá trầu không đã nguội, dùng nước này để rửa bên ngoài vùng âm đạo, giúp làm dịu kích ứng, giảm viêm và mùi hôi.
Giấm táo
Giấm táo chứa nhiều axit hữu cơ tự nhiên như axit axetic và axit malic. Khi được sử dụng đúng cách, giấm táo có thể ức chế vi khuẩn gây bệnh, giảm kích ứng, giảm ngứa và giảm dịch tiết âm đạo. Đồng thời, giấm táo còn cung cấp vitamin và khoáng chất giúp cân bằng pH âm đạo và hỗ trợ tái tạo niêm mạc âm đạo bị tổn thương do viêm nhiễm.
Cách thực hiện:
- Thêm giấm táo vào chế độ ăn hằng ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng giấm táo theo các cách sau:
- Pha 2 thìa giấm táo với nước ấm và dùng hỗn hợp này để rửa bên ngoài vùng âm đạo mỗi ngày một lần.
- Pha 2 thìa giấm táo với 200ml nước và uống hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày, sau khi ăn khoảng 30 phút. Có thể thêm 1 thìa nhỏ mật ong sẽ dễ uống hơn.
Nước muối
Nước muối được biết đến với tính sát trùng, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Nó giúp làm giảm ngứa, giảm sưng viêm và cải thiện tình trạng huyết trắng trong viêm nhiễm phụ khoa
Để sử dụng nước muối điều trị viêm phụ khoa do sinh lý, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Hòa tan 2 thìa muối ăn trong 1 cốc nước ấm.
- Dùng hỗn hợp này để rửa vùng kín 2-3 lần mỗi ngày, sẽ giúp giảm ngứa và cải thiện triệu chứng sau vài ngày
Chữa viêm phụ khoa bằng lá chè xanh
Việc rửa vùng kín bằng nước lá chè xanh là một phương pháp đơn giản và tiện lợi để thực hiện ngay tại nhà, đặc biệt phù hợp cho những người có lịch trình bận rộn nhưng vẫn muốn cải thiện tình trạng viêm phụ khoa. Phương pháp này có thể nhanh chóng làm giảm tình trạng viêm, giúp vùng kín luôn sạch sẽ nhờ khả năng loại bỏ vi khuẩn và tạp chất gây hại. Đồng thời, nó cũng giúp giảm mùi hôi, làm cho da vùng kín mềm mại hơn và giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá chè xanh bằng nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn, sau đó rửa lại bằng nước sạch 2 đến 3 lần.
- Cho lá chè xanh vào nồi cùng với 1,5 lít nước, đun sôi cho đến khi nước chuyển màu thì tắt bếp.
- Ngâm lá chè trong nồi khoảng 10 phút để tinh chất từ lá chè lan tỏa vào nước.
- Đổ nước ra chậu, để nước nguội bớt hoặc pha thêm nước mát, lưu ý loại bỏ lá chè, chỉ giữ lại nước.
- Ngâm và rửa vùng kín bằng nước lá chè xanh ấm trong 15 phút, sau đó thấm khô bằng bông mềm.
- Nên thực hiện phương pháp này đều đặn 1 lần/ngày trong khoảng 2-3 tuần để giảm tình trạng nấm âm đạo và cải thiện bệnh.
Cách chữa viêm nhiễm phụ khoa do bệnh xã hội
Bệnh lậu
Đối với trường hợp nhiễm lậu ở các khu vực bộ phận sinh dục, hậu môn, trực tràng, điều trị hiệu quả nhất dựa trên kháng sinh đồ. Nếu không có kháng sinh đồ, có thể lựa chọn một trong những phác đồ sau:
- Ceftriaxone 250mg tiêm bắp một liều duy nhất.
- Spectinomycin 2g tiêm bắp một liều duy nhất.
- Cefixim 400mg uống một liều duy nhất.
Ngoài ra, để điều trị đồng nhiễm Chlamydia, nên kết hợp với Azithromycin 1g uống một liều duy nhất. Phụ nữ mang thai có thể áp dụng các phác đồ này, nhưng cần phải được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
Phác đồ điều trị Chlamydia
Khi điều trị Chlamydia không biến chứng ở niệu đạo, cổ tử cung và trực tràng, có thể sử dụng một trong các nhóm thuốc sau:
- Doxycycline: Liều lượng 100 mg, uống 2 viên mỗi ngày trong 7 ngày.
- Tetracycline: Liều lượng 1g mỗi ngày, uống trong 7 ngày.
- Azithromycin: Liều lượng 1g uống một lần duy nhất.
- Erythromycin: Liều lượng 500mg, uống 4 viên mỗi ngày trong 7 ngày.
- Ofloxacin: Liều lượng 200mg, uống 2 lần mỗi ngày trong 7 ngày.
Tất cả các bạn tình của người bệnh cũng cần được khám, điều trị và xét nghiệm cùng thời điểm. Người nhiễm Chlamydia nên tránh quan hệ tình dục trong 7 ngày sau khi sử dụng Azithromycin hoặc cho đến khi hoàn thành đầy đủ liệu trình 7 ngày với Doxycycline, nhằm ngăn ngừa việc lây nhiễm cho bạn tình.
Theo dõi sau điều trị cho thấy có một số trường hợp tái phát hoặc tái nhiễm (5-10%). Phụ nữ có quan hệ tình dục với bạn tình chưa được điều trị đầy đủ có nguy cơ cao bị tái nhiễm. Sau 3 tháng từ khi điều trị lây nhiễm ban đầu, cả phụ nữ và nam giới nhiễm Chlamydia nên được kiểm tra lại, ngay cả khi bạn tình của họ đã được điều trị khỏi.
Sùi mào gà
Thuốc bôi Podophyllotoxin (podofilox)
Podophyllotoxin được chiết xuất từ nhựa podophyllum. Thuốc có tác dụng độc tế bào tại chỗ bằng cách ức chế sự phân chia của các tế bào nhiễm virus, dẫn đến hoại tử và tiêu biến của mô bị ảnh hưởng. Thuốc này được sử dụng để điều trị các u nhú lành tính trên da thay vì sử dụng liệu pháp áp lạnh. Tuy nhiên, nó không được chỉ định cho các tổn thương nội tạng như ở cổ tử cung, niệu đạo, vòm họng, vết thương hở và không dùng cho phụ nữ mang thai.
Podophyllotoxin có hai dạng chế phẩm: dung dịch 0,5% và kem 0,15%. Người bệnh được khuyến cáo thoa thuốc ngoài da 2 lần mỗi ngày, trên diện tích dưới 10 cm², trong 3 ngày liên tiếp, sau đó nghỉ 4 ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài khoảng 4-5 tuần.
Tác dụng phụ của thuốc có thể bao gồm trượt tại chỗ, đau rát và kích ứng. Tỷ lệ thành công của điều trị với hai dạng chế phẩm này dao động từ 36% đến 83%.
Liệu pháp lạnh
Khi các nốt sùi mào gà và lan rộng gây viêm nhiễm phụ khoa không thể chữa bằng thuốc thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp vật lý trị liệu khác. Đầu tiên, người bệnh được gây tê (nếu tổn thương rộng), bác sĩ sẽ sử dụng nitơ lỏng ở nhiệt độ -196°C để đóng băng các tế bào nhiễm virus, làm tổn thương màng tế bào đến mức không thể hồi phục.
Quá trình điều trị cần được thực hiện rất cẩn thận. Bác sĩ sẽ sử dụng tăm bông để thoa hoặc xịt nitơ lên nốt sùi cho đến khi thấy có quầng mô đông lạnh khoảng 1mm. Thời gian tiếp xúc với nitơ lỏng thường từ 5-20 giây. Liệu pháp lạnh thường được thực hiện 1-2 chu kỳ mỗi lần, từ 1-3 lần mỗi tuần, với tổng thời gian điều trị không vượt quá 12 tuần.
Phương pháp điều trị sùi mào gà bằng nitơ lỏng có chi phí thấp và khá an toàn cho phụ nữ mang thai, nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau, hình thành bọng nước, hoại tử mô và để lại sẹo. Tỷ lệ loại bỏ tổn thương có thể lên đến 87%, nhưng nguy cơ tái phát sau khoảng 12 tháng là 59%.
Laser CO2
Các phương pháp phá hủy tổn thương khác bao gồm nạo, cắt, đốt điện và đốt laser CO2. Trong số đó, đốt laser CO2 là phương pháp phổ biến hơn do có nhiều ưu điểm như bảo tồn cấu trúc giải phẫu, kiểm soát độ sâu tốt hơn và ít gây chảy máu. Tuy nhiên, đốt điện không được khuyến cáo cho những bệnh nhân có nốt sùi gần hậu môn hoặc những người sử dụng máy tạo nhịp tim.
Sau khi gây tê hoặc gây mê, các thủ thuật vật lý sẽ được thực hiện để loại bỏ tổn thương. Những phương pháp này có thể đạt hiệu quả điều trị lên đến 100%. Nguy cơ tái phát dao động từ 19-29%. Các nguy cơ khác bao gồm khả năng để lại sẹo, nứt hậu môn, thay đổi sắc tố da, và tổn thương cơ thắt hậu môn.
Bài viết hôm nay đã tổng hợp các cách chữa viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả và an toàn nhất. Điều quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của việc điều trị là thăm khám kịp thời để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có phác đồ trị liệu phù hợp nhằm tiêu diệt tận gốc tác nhân gây bệnh. Do đó, cách điều trị viêm phụ khoa mang lại hiệu quả tốt nhất là chị em cần thăm khám thường xuyên, thay đổi lối sinh hoạt lành mạnh, tuân thủ phác đồ bác sĩ đề ra. Tuyệt đối không tự mua thuốc chữa tại nhà khi chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh dẫn đến nhờn thuốc, kháng thuốc, sai thuốc khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.