Top 4 cách chữa ngứa vùng kín ở trẻ em đơn giản nhất

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Bé bị ngứa vùng kín, thường xuyên gãi, quấy khóc hoặc ngứa vùng kín do dậy thì là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh. Khác với người trưởng thành, vùng sinh dục của trẻ chưa phát triển hoàn thiện dẫn đến hàng rào bảo vệ khỏi vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng kém hơn. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cho trẻ bị ngứa vùng kín. Để cải thiện tình trạng này, phụ huynh có thể áp dụng một số cách chữa ngứa vùng kín ở trẻ em được đề cập trong bài viết dưới đây.

ngứa vùng kín trẻ em

Biểu hiện trẻ bị ngứa vùng kín ở trẻ em

Ngứa vùng kín ở trẻ em

Tình trạng ngứa vùng kín không chỉ khiến trẻ khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này. Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu bất thường dưới đây, phụ huynh cần chú ý và đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Các dấu hiệu cần lưu ý

  • Vùng kín bị ngứa, sưng đỏ: Trẻ thường xuyên cảm thấy ngứa, đau rát, hay gãi liên tục tại vùng kín. Quan sát bằng mắt thường có thể thấy vùng kín sưng đỏ, có thể có lở loét kèm các nốt mụn nhỏ li ti ở cơ quan sinh dục của trẻ.
  • Tiết dịch bất thường kèm mùi khó chịu: Vùng kín của trẻ tiết nhiều dịch bất thường có màu trắng đục, xanh lá hoặc nâu, có mùi hôi khó chịu.
  • Rối loạn bài tiết đường niệu: Trẻ có thể cảm thấy đau buốt khi đi tiểu, tiểu ít, đi tiểu són nhiều lần, mỗi lần một ít, gây khó chịu.
  • Các triệu chứng khác: Trẻ có thể mệt mỏi, hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc, thậm chí có thể bị sốt.

Bé bị ngứa vùng kín do đâu?

Bệnh ngoài da

Các căn bệnh ngoài da như chàm, vảy nến, có thể là nguyên nhân chính gây ngứa ngáy ở vùng kín của trẻ em. Ngoài cảm giác ngứa, những bệnh này thường đi kèm với nổi ban, mẩn đỏ, hoặc mụn nước nhỏ.

Do vùng kín của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, chưa được bảo vệ bởi hàng rào sinh lý nên trẻ cực kỳ dễ mắc bệnh ngoài da phổ biến gây ngứa ngáy vùng kín.

Vệ sinh không đúng cách

ngứa vùng kín ở trẻ

Trẻ em, đặc biệt là những em chưa đủ khả năng tự vệ sinh và chăm sóc bản thân rất dễ bị ảnh hưởng bởi vấn đề vệ sinh cá nhân. Việc bảo vệ và làm sạch vùng kín của trẻ cần được chú ý đặc biệt để ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Vùng kín của trẻ còn non nớt, nhạy cảm hơn so với người lớn. Vì vậy các bậc phụ huynh cần sử dụng sản phẩm vệ sinh riêng cho trẻ, không dùng chung với người lớn. Đồng thời, việc thay đổi tã hoặc đồ lót thường xuyên cũng là cách hiệu quả để tránh tình trạng hăm và ngứa ngáy ở vùng kín của bé.

Mắc dị vật

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé bị ngứa vùng kín là do dị vật. Trẻ nhỏ rất nghịch ngợm. Trong quá trình chơi đùa hoàn toàn có thể mắc dị vật vào vùng kín. Từ đó gây ra tình trạng ngứa ngáy và khó chịu. Nếu phát hiện trẻ có biểu hiện này, ba mẹ cần quan sát và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và lấy dị vật ra khỏi vùng kín kịp thời.

Giun kim

Tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ em mắc giun kim khá cao. Bệnh có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác trong quá trình chơi đùa và tiếp xúc với nhau. Giun kim sống ký sinh ở hậu môn nhưng có thể di chuyển đến vùng kín và gây ngứa ngáy cho bé. Giun kim là tác nhân khiến nhiều trẻ bị ngứa vùng kín vào ban đêm.

Thiếu hụt hoặc biến động nội tiết tố

Một số trường hợp bé gái có thể thiếu hụt estrogen khi ra đời, dẫn đến rối loạn pH ở vùng kín, gây khô rát và dễ kích ứng, làm cho trẻ cảm thấy khó chịu. Ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì cũng xuất phát từ nguyên nhân này. Ở tuổi dậy thì, nồng độ hormone estrogen có sự thay đổi thất thường, rất dễ gây kích ứng cho vùng kín của trẻ. Tình trạng này có thể kéo dài từ lúc dậy thì đến năm 24 tuổi thì nội tiết tố mới ổn định.

Viêm âm hộ do rối loạn sắc tố

Các triệu chứng của bệnh này thường là thay đổi màu da ở vùng kín, mất màu tại một điểm, da có màu hồng hoặc màu ngà voi. Bệnh cũng có thể dẫn đến teo môi lớn và thu hẹp âm đạo. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do các rối loạn tự miễn xảy ra trước khi trẻ đạt đến 7 tuổi.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa vùng kín. Đặc biệt, trẻ bị ngứa vùng kín vào ban đêm chiếm tỉ lệ cao hơn. Ban ngày bé bị ngứa vùng kín nhưng vẫn chơi đùa và quên đi triệu chứng. Các cơn ngứa sẽ tăng mạnh về đêm khiến trẻ quấy khóc, mất ngủ, khó chịu. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và cuộc sống của cả trẻ và phụ huynh.

Cách chữa ngứa vùng kín ở trẻ em an toàn, hiệu quả

Khi trẻ bị ngứa vùng kín vào ban đêm, ngứa vùng kín ở tuổi dậy thì, bố mẹ cần quan sát sự diễn biến của trẻ cẩn thận và đưa đến bác sĩ để khai thác các triệu chứng và điều trị toàn diện nhất có thể. Ngoài ra, bố mẹ có thể áp dụng và tham khảo một số cách chữa ngứa vùng kín ở trẻ em sau để giảm thiểu cơn khó chịu:

Tránh gãi mạnh ở vùng kín

Khi trẻ bị ngứa vùng kín vào ban đêm, bố mẹ nên nhắc trẻ không nên gãi quá mạnh vùng kín. Thay vào đó, có thể dùng khăn mềm xoa nhẹ qua vùng kín để giảm ngứa. Đảm bảo rửa sạch tay trẻ thường xuyên với xà phòng để tránh việc trẻ gãi ngứa. Thay quần lót cho trẻ thường xuyên, ít nhất là 2 lần/ngày, và nên sát trùng quần lót bằng nước sôi.

Sử dụng lá trà xanh

tra-xanh

Bố mẹ có thể sử dụng lá trà xanh để giảm ngứa vùng kín cho con. Chất trà xanh có tác dụng kích thích sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi. Điển hình là Lactobacillus acidophilus và Bifidobacterium bifidum. Đồng thời thành phần EGCG có trong trà xanh có thể làm suy yếu vi khuẩn Candida – một nguyên nhân chính gây viêm nhiễm vùng kín.

Để áp dụng, phụ huynh lấy một lượng vừa đủ lá trà xanh rửa sạch. Vò nát với muối, sau đó đun sôi với nước trong khoảng 10 phút. Tiến hành xông vùng kín khoảng 10 phút (nhiệt độ nước từ 60 đến 70 độ C). Khi nước đã ấm, bố mẹ có thể dùng để rửa sạch vùng kín của trẻ. Kiên trì thực hiện mỗi ngày là cách chữa ngứa vùng kín ở trẻ em hiệu quả.

Sử dụng lá ngải cứu

Lá ngải cứu có tác dụng sát trùng, giảm viêm và có tính ấm. Bố mẹ có thể lấy một lượng vừa đủ lá ngải cứu, rửa sạch và vò nát với muối. Sau đó, đun sôi với nước trong khoảng 10 phút và xông vùng kín trẻ khoảng 10 phút (nước từ 60 – 70 độ C). Khi nước đã ấm, bố mẹ có thể dùng để rửa sạch vùng kín của trẻ. Thực hiện phương pháp này đều đặn từ 2 đến 3 lần một tuần.

Sử dụng lô hội

Lô hội chứa polyphenol và axit amin, giúp giảm viêm và dưỡng ẩm. Đồng thời ức chế các loại nấm gây hại. Đây là cách chữa ngứa vùng kín ở trẻ em an toàn, hiệu quả mà phụ huynh có thể áp dụng. Cách thực hiện rất đơn giản, bố mẹ lấy phần thịt lô hội, rửa sạch và đun sôi với nước, nhớ thêm một thìa cafe  muối để tăng công hiệu sát khuẩn. Sau đó, xông vùng kín trong khoảng 10 phút (nước từ 60 – 70 độ C). Có thể dùng nước ấm đã xông để rửa lại vùng kín cho bé.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể lấy phần thịt của nha đam ngâm với nước muối khoảng 15 đến 20 phút để giảm nhựa. Sau đó, dùng phần thịt nha đam massage nhẹ vùng kín nơi bị ngứa. Cuối cùng, cần rửa lại với nước sạch và lau khô để vùng kín thông thoáng, thoải mái nhất. Thực hiện phương pháp này từ 2 đến 3 lần trong tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Các phương pháp này không chỉ giúp làm giảm ngứa mà còn bảo vệ và chăm sóc cho vùng kín của trẻ một cách an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa vùng kín của trẻ không cải thiện hoặc có các triệu chứng bất thường khác, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị

Cách chăm sóc khi bé bị ngứa vùng kín

Tư vấn sức khỏe

Trẻ nhỏ chưa có nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để chăm sóc vùng kín. Do đó, ngay từ khi trẻ có thể tự chăm sóc vệ sinh vùng kín, phụ huynh cần giáo dục trẻ biết các kiến thức khoa học về chăm sóc vùng kín:

  • Không cho trẻ dùng tay gãi vùng kín hoặc chỗ bị ngứa. Thay vào đó, hãy tìm cách giảm triệu chứng ngứa ngáy an toàn, khoa học (đã đề cập ở trên).
  • Đồ lót của trẻ cần thay ít nhất 2 lần/ngày.
  • Vệ sinh tay thật sạch trước khi tắm cho con.
  • Thời gian tắm cho trẻ chỉ giới hạn tối đa 15 phút. Nếu ngâm nước lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, viêm nhiễm xâm nhập khiến trẻ bị ngứa vùng kín nặng hơn.
  • Tắm xong không mặc đồ luôn cho trẻ. Dùng khăn mềm mịn lau sạch nước còn sót lại.
  • Vệ sinh vùng kín từ đằng trước ra sau để vi khuẩn không xâm nhập từ hậu môn vào âm đạo.
  • Khi tắm cho trẻ, không để bọt xà phòng tắm hoặc dầu gội đầu tiếp xúc với vùng kín. Bọt xà phòng có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi bảo vệ vùng kín.
  • Chỉ áp dụng những phương pháp an toàn, hiệu quả chữa ngứa vùng kín cho trẻ. Không thụt rửa vùng kín tránh viêm nhiễm nặng.
  • Đưa trẻ đến cơ quan y tế để được tư vấn và thăm khám bởi các bác sĩ chuyên môn. Vùng kín là một phần cơ thể rất quan trọng, ba mẹ cần chú ý để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của con trong tương lai.
  • Thực hiện tẩy giun định kỳ cho con để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến giun và giữ vệ sinh vùng kín cho bé.

Tạm kết

Vùng kín của trẻ là bộ phận đặc biệt quan trọng. Đây là bộ phận sẽ chi phối trực tiếp đến tâm lý, đời sống tình dục và chức năng sinh sản trong tương lai của con. Do đó, bố mẹ cần vệ sinh đúng cách, giáo dục bé chăm sóc vùng kín một cách khoa học để trẻ có một vùng kín khỏe mạnh.

Hy vọng những cách chữa ngứa vùng kín ở trẻ em trong bài viết sẽ giúp bé cải thiện phần nào tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Phụ huynh áp dụng đều đặn, kiên trì và đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Vùng kín là bộ phận nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến tương lai sau này của bé. Do đó, nếu không có dấu hiệu cải thiện, mẹ đừng ngần ngại đưa con đến cơ sở y tế chuyên sản – phụ khoa để có giải pháp phù hợp nhất.

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ