Bữa ăn cho bà bầu cần những gì?

Tham vấn y khoa:

Bình chọn post

Trong thời kỳ mang thai, bà bầu phải ăn uống đúng cách để giúp thai nhi phát triển toàn diện. Tuy nhiên những lưu ý về ăn uống sẽ khác nhau tùy vào từng thời điểm thai kỳ. Vậy bữa ăn cho bà bầu gồm những gì? Bữa ăn cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể thông tin này trong bài viết dưới đây. 

Bữa ăn cho bà bầu cần những gì?

Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai sẽ tăng cao hơn. Đó là điều kiện để đáp ứng cho sự phát triển các cơ quan của thai nhi. Để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh, bà bầu cần chú ý những nguyên tắc ăn uống sau: 

Chế độ ăn đủ 4 nhóm chất thiết yếu

Một chế độ ăn uống cân bằng cần bao gồm 4 gam chất thiết yếu là: Chất đạm, chất bột đường, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất. Tối ưu nhất là một bữa ăn cần đủ tất cả các nào chất này. Bữa sáng của bà bầu có thể nhẹ nhàng hơn, tuy nhiên vẫn cần cung cấp đủ các nhóm chất và năng lượng. Bà bầu có thể ăn sáng bằng bún phở, bánh mì kẹp thị, ngũ cốc và thêm các loại trái cây hoặc sữa. Bữa trưa và bữa tối thì sẽ ăn đầy đủ hơn. 

Về khối lượng của các nhóm chất thì hãy chú ý tăng cường lượng đạm, rau xanh trái cây và hạn chế tinh bột. Tinh bột và đường sẽ khiến thai phụ tăng cân quá mức, dễ bị biến chứng tiểu đường thai kỳ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trung bình mẹ bầu chỉ nên tăng từ 9 đến 12 kg trong suốt thời gian mang thai. Trong đó 3 tháng đầu chỉ cần tăng khoảng 1-2 kg, sau đó tăng khoảng 3 lạng mỗi tuần. Tùy tình trạng thai nhi và sức khỏe của thai phụ mà bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo về số cân cần tăng khác nhau. Tăng cân quá ít hay quá nhiều đều không tốt cho sức khỏe của ca mẹ và bé. 

4 nhóm chất thiết yếu cho bà bầu

Cung cấp các khoáng chất và vitamin quan trọng

Ngoài ăn các nhóm chất thiết nhiều thì để giúp thai nhi phát triển toàn diện, bạn cần cung cấp thêm các khoáng chất và vitamin quan trọng. Đó là:

  • Protein

Protein là chất để cấu tạo nên tế bào các mô và cơ quan. Do đó trong thời gian mang thai bạn cần cung cấp đủ protein. Hãy ưu tiên protein trong các loại thịt nạc, thịt gia cầm, cá trứng. Bên cạnh đó protein từ các loại đậu, hạt cũng tốt cho sức khỏe thai nhi. 

  • Sắt

Để có đủ năng lượng hoạt động và nuôi dưỡng thai nhi, thể tích máu của phụ nữ mang thai tăng lên 50%. Vì vậy mẹ bầu rất dễ bị thiếu máu và cần được bổ sung sắt. Lượng sắt cần thiết cho bà bầu mỗi ngày là 1000 mg. Để cung cấp đủ sắt, bữa ăn của bà bầu nên có các loại thịt đỏ, trứng, rau xanh. Uống thêm nước trái cây có chứa vitamin D giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

  • Acid Folic

Bữa ăn của bà bầu trong 3 tháng đầu cần bổ sung axit folic để phòng ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Thực tế bạn phải uống bổ sung viên axit folic trong thời gian trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Axit folic có nhiều trong các loại thực phẩm có màu xanh đậm như bông cải xanh, rau chân vịt và có cả trong ngũ cốc thơ chế phẩm từ sữa. 

  • Canxi

Canxi cũng là 1 dưỡng chất thiết nhiều cho sức khỏe của bà bầu. Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung 1200 mg canxi. Canxi có nhiều trong sữa bò, các loại rau xanh như bông cải xanh, cải xoăn…

  • Vitamin D

Để giúp thai nhi phát triển xương tốt nhất, mẹ bầu cần bổ sung vitamin D. Vitamin D cũng ngăn ngừa nguy cơ tiền sản giật rất nguy hiểm. Các thực phẩm cung cấp vitamin C dồi dào như sữa, nước cam, cá hồi…

Bữa ăn hàng ngày cho bà bầu theo từng thời kỳ

Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai cần thay đổi đổi theo thời kỳ để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là những lưu ý gì trong ăn uống cho bà bầu trong từng thời điểm của thai kỳ.

Bữa ăn cho bà bầu 3 tháng đầu

Rất nhiều chị em bị ốm nghén trong thời gian đầu mang thai, dẫn đến tình trạng buồn nôn và không muốn ăn uống. Tuy nhiên đây là giai đoạn rất quan trọng để hình thành phôi thai và các cơ quan về hệ thần kinh não bộ. Vì vậy lưu ý rất quan trọng cho bà bầu trong thời điểm này là phần bổ sung axit folic để ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, bạn cần bổ sung axit folic trước khi mang thai ít nhất từ 3 đến 6 tháng. Nếu bất ngờ biết mình mang thai thì cần bổ sung ngay theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra trong thời kỳ đầu, thai phụ cũng rất dễ bị thiếu máu, do đó cần phải bổ sung thêm sắt. Khi đi khám thai, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn để bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp có chứa axit folic sắt và canxi.

Tuy nhiên chế độ ăn uống bạn vẫn nên ăn uống đủ chất đa dạng các loại thực phẩm. Thời điểm này cơ thể rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh bên ngoài như vi khuẩn, virus. Vì vậy chị em phải chú ý trong chế biến thức ăn đảm bảo ăn chín uống sôi. Ngoài ra bạn cũng cần phải một số loại thực phẩm có thể gây kích thích tử cung và dẫn đến nguy cơ sảy thai. Đó là một số thực phẩm như rau răm, rau ngót, rau ngải cứu, rau má, nước dừa…

Bữa ăn cho bà bầu 3 tháng giữa

Ba tháng giữa là thời điểm mà hầu hết thai phụ đã hết bị ốm nghén và ăn uống ngon miệng hơn. Đây cũng là thời kỳ mà phải thai nhi phát triển mạnh về hệ xương, não bộ và các cơ quan. Do đó chế độ ăn vẫn cần bổ sung đủ của protein, axit folic, sắt, canxi, kẽm. 

Trong thời gian này, mỗi tuần bạn có thể tăng khoảng 300g, tương đương với mỗi ngày ăn thêm từ 300 đến 400 calo 1 ngày. Bạn không nhất thiết phải ăn cho hai người vì điều này sẽ khiến bạn tăng cân quá mức. Việc ăn uống quá nhiều còn gây ra nguy cơ tiểu đường thai kỳ tăng huyết áp và tiền sản giật. 

3 tháng giữa và cuối cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm

Bữa ăn cho bà bầu 3 tháng cuối

Ba tháng cuối thai kỳ lại thời điểm thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất và tăng cân nhiều nhất. Vì vậy thời kỳ này, bạn có thể ăn uống thoải mái hơn, tăng khẩu phần nên khoảng 400 calo 1 ngày.

Bữa ăn cho bà bầu 3 tháng cuối cần cung cấp đủ Vitamin D giúp cơ thể hấp thu sắt và canxi tốt hơn. Thiếu các chất này sẽ có nguy cơ bị vỡ ối và sinh non. 

Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên bàng quang và vùng chậu sẽ khiến mẹ bầu bị táo bón và đầy bụng. Để giảm bớt tình trạng này, bữa ăn của bà bầu nên bổ sung thêm nhiều chất xơ. Bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm khó tiêu hóa và ăn chậm nhai kỹ hơn. 

Nói chung bữa ăn của bà bầu cần cung cấp đủ các nhóm chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên để đáp ứng sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn, bạn cần chú trọng đến tỷ lệ các nhóm chất cần bổ sung. Tốt nhất khi biết mình mang thai, bạn nên đi thăm khám sức khỏe để được bác sĩ tư vấn kỹ càng hơn. Hi vọng thông tin trên đã giúp ích cho bạn biết cách chăm sóc sức khỏe trong thời gian mang thai.

 

 

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM