Bệnh tiểu đường theo y học cổ truyền: Hiểu đúng để trị tận gốc

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Tiểu đường là một trong những bệnh mãn tính về rối loạn chuyển hoá phổ biến nhất hiện nay. Bệnh biểu hiện qua ba triệu chứng chính là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu tiện nhiều. Bên cạnh sự phong phú của dược phẩm tây y, rất nhiều người bệnh hiện nay đã tìm hiểu liệu pháp điều trị tiểu đường theo y học cổ truyền với mong muốn tìm ra một phương thức trị liệu vừa đảm bảo an toàn, hạn chế tác dụng phụ, vừa đạt hiệu quả cao nhất. Nội dung bài viết dưới đây sẽ đề cập cụ thể hơn về các chữa bệnh tiểu đường theo y học cổ truyền.
Bệnh tiểu đường theo y học cổ truyền
Bệnh tiểu đường theo y học cổ truyền được xếp vào chứng Tiêu khát, “tiêu” nghĩa là hao mòn, mất mát, “khát” là khát nước, mất âm khí. Tức là dù người bệnh ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều nhưng cơ thể vẫn sụt cân, gầy gò, ốm yếu.
Đông y cho rằng tiểu đường là bệnh mãn tính xuất phát từ sự mất cân bằng bên trong cơ thể – “âm hư nội nhiệt” và sự hư tổn các cơ quan tạng phủ, chủ yếu là Phế, Tỳ, Thận. Trong đó, Thận âm hư là gốc, căn nguyên hình thành bệnh.
Biểu hiện bệnh tiểu đường theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền chia bệnh tiểu đường thành 3 thể chính là Thượng tiêu – Trung tiêu và Hạ tiêu. Mỗi thể lại có triệu chứng bệnh khác biệt:
Thượng tiêu khát
Thể bệnh này xuất hiện sớm, tương ứng với giai đoạn đầu của tiểu đường type 2 (theo tây y). Thể Thượng tiêu do Phế âm hư, tân dịch không được sinh đủ để nuôi dưỡng cơ thể sẽ bị khô nóng từ bên trong, sinh ra chứng khát.
Triệu chứng thường gặp:
- Khát nước liên tục, uống bao nhiêu cũng không đủ, nhất là buổi chiều hoặc ban đêm
- Miệng khô, họng khô rát, môi nứt nẻ
- Nóng nhẹ trong người, dễ cáu gắt, mất ngủ
- Ho khan, ít đờm, người khô gầy thiếu sức sống
Trung tiêu khát
Thể bệnh này thường gặp ở giai đoạn giữa của bệnh với biểu hiện đặc trưng là ăn khoẻ, nhưng cơ thể không hấp thụ, dẫn đến sụt cân, gầy yếu,… Nguyên nhân chủ yếu do Tỳ Vị hư yếu, vị nhiệt tích lâu ngày đốt tân dịch.
Triệu chứng điển hình:
- Ăn nhiều, ăn khỏe nhưng lại sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân
- Cảm giác đói nhanh dù trước đó vừa ăn xong
- Cơ thể nóng trong, da khô, miệng khô, người khô gầy như thiếu nước
- Táo bón, phân khô cứng,…
Hạ tiêu khát
Thể bệnh này nặng, thường xuất hiện sau nhiều năm không điều trị hiệu quả. Thể Hạ tiêu theo y học cổ truyền do tổn thường Thận âm, Thận khí không cố nhiếp được thủy dịch đã sinh chứng đa niệu, mệt mỏi kéo dài. Kèm theo biến chứng ảnh hưởng đến chức năng bài tiết, sinh lý và hệ thần kinh ngoại biên.
Triệu chừng thường gặp:
- Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là tiểu đêm (2 – 4 lần/đêm)
- Đau mỏi lưng, đau gối, cơ thể uể oải, mệt mỏi, không có sức sống
- Cảm giác tê bì, đau nhức chân tay, đôi khi mất cảm giác
- Suy giảm chức năng sinh lý, dễ xuất tinh sớm (nam giới), khô hạn (nữ giới).
- Mắt mờ, khô mắt, thị lực giảm nhanh
- Da khô, ngứa ngoài da nhẹ, vết thương lâu lành
Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường theo y học cổ truyền
Tiểu đường trong Đông y được xếp vào chứng “Tiêu khát”, chủ yếu do âm hư, hư nhiệt và tổn thương tạng phủ Phế – Tỳ – Thận. Vì thế nguyên tắc điều trị bệnh tiểu đường theo y học cổ truyền sẽ là:
- Tư âm, dưỡng âm sinh tân: Bổ sung âm dịch, làm mát bên trong, giúp cơ thể lấy lại sự cân bằng và khoẻ mạnh từ gốc.
- Thanh nhiệt, tiết hỏa: Làm mát cơ thể từ bên trong, tiêu trừ nội nhiệt, nhăn tổn thương tế bào do nhiệt kéo dài
- Kiện tỳ, ích khí: Tăng cường tiêu hóa, giúp người bệnh dễ hấp thu, ăn ngon miệng hơn, dễ tăng cân tự nhiên và sắc khí hồng hào hơn
- Bổ thận, cố tinh: Giữ lại nước và dưỡng chất, dự trữ năng lượng gốc, điều chỉnh chức năng bài tiết
- Hoạt huyết, hóa ứ: Giúp máu lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa biến chứng tắc mạch mái gây tim mạch, hỗ trợ điều trị chứng mù loà, tai biến,…
Phương pháp dùng thuốc chữa tiểu đường theo y học cổ truyền
Ngọc nữ tiễn
- Thể bệnh áp dụng: Thượng tiêu khát
- Tác dụng: Làm mát cơ thể, bổ nước, khắc phục chứng khát nước nhiều, khô miệng, khô môi, nóng trong,…
- Thành phần chính: Tri mẫu, Thạch cao, Ngũ vị tử, Sinh địa, Mạch môn,…
- Cách dùng: Sắc uống 1 thang/ngày, chia 2 lần. và uống sau ăn khoảng 30 phút. Hiệu quả sau 7 – 10 ngày, tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc duy trì hay giam giảm vị thuốc hay không.
Bạch hổ gia nhân sâm thang
- Thể bệnh áp dụng: Thể Trung tiêu khát
- Tác dụng: Khắc phục tình trạng tỳ vị quá nóng, tăng khả năng hấp thu, giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn, hạn chế cảm giác nhanh đói, khô miệng, táo bón, …
- Thành phần chính: Thạch cao, Tri mẫu, Cam thảo, Nhân sâm, Gạo tẻ,…
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2–3 lần. Áp dụng đều đặn 10 – 15 ngày, theo dõi triệu chứng cải thiện để điều chỉnh, giảm bài thuốc phù hợp.
Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm
- Thể bệnh áp dụng: Hạ tiêu khát
- Tác dụng: Cải thiện chứng tiểu đêm nhiều lần, đau mỏi lưng, đầu gối, phù hợp với người có chức năng thận suy yếu, thường xuyên mệt mỏi, suy giảm sinh lý, mắt mờ, tê chân tay.
- Thành phần chính: Thục địa, Sơn thù, Phục linh, Sơn dược, Đơn bì, Trạch tả, Đơn bì, Ngũ vị tử, Hoài sơn,…
- Cách dùng: Dùng dạng viên (thuốc hoàn) 2 lần/ngày với liệu trình 20 – 25 viên. Ngoài ra, có thể dùng thuốc sắc uống 2 lần/ngày, dùng mỗi ngày 1 thang trong khoảng 2 tuần để thấy hiệu quả mang lại.
Điều trị tiểu đường theo y học cổ truyền không cần dùng thuốc
Để tăng hiệu quả điều trị, ngoài thuốc, các bác sĩ sẽ áp dụng linh hoạt các liệu pháp hỗ trợ không cần dùng thuốc như:
Châm cứu
- Tác dụng: Kích thích khí huyết lưu thông, cân bằng âm dương, điều hoà tạng phủ, giúp ổn định đường huyết và hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá.
- Huyệt tác động: Tam âm giao, Túc tam lý, Dũng tuyền, Thái khê, Nội quan, Hợp cốc, Phong long,…
Bấm huyệt – xoa bóp
- Tác dụng: Cai thiện tuần hoàn máu, giúp thư giãn cơ thể, giảm tê bì chân tay, kích thích chức năng tuyến tuỵ, hỗ trợ ổn định đường huyết và phục hồi chức năng các cơ quan bị tổn thương,…
- Cách thực hiện: Xoa bóp nhẹ vùng bụng (Tỳ Vị), vùng lưng dưới (Thận du) mỗi ngày 15–20 phút. Kết hợp với tấm huyệt Túc tam lý, Tam âm giao, Can du, Thận du vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn 1 giờ.
Dưỡng sinh – khí công – thiền
- Tác dụng: Tăng cường lưu thông khí huyết, ổn định huyết áp, an thần, giảm căng thẳng thần kinh,…
- Cách thực hiện: Thở bụng sâu, đều, kết hợp với khí công dưỡng sinh nhẹ nhàng. Nên áp dụng bài tập yoga, Thái cực quyền 15 – 30 phút mỗi ngày dưới sự chỉ dẫn của chuyên gia để đạt hiệu quả tốt nhất.
Điều trị tiểu đường kết hợp chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý
- Ăn chín, uống sôi, tránh lạnh sống
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, đậu, cá, ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, đậu đỗ,…
- Hạn chế tinh bột (cơm, bánh mì trắng, kẹo ngọt,…)
- Hạn chế ăn đường, chất béo động vật
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, stress kéo dài hay lao lực quá độ
- Vận động nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày
Điều trị tiểu đường theo y học cổ truyền không chỉ nhằm mục đích hạ đường huyết mà còn phục hồi chức năng các tạng phủ, nuôi dưỡng cơ thể từ gốc và ngăn chặn hiệu quả các biến chứng lâu dài. Để tìm hiểu chi tiết về các chữa tiểu đường theo đông y, bạn hãy liên hệ tới số hotline 0969 668 152 để được nhận tư vấn chuyên môn từ thầy thuốc.