[Tổng quan về bệnh chlamydia]: 9 Điều bạn không nên bỏ lỡ

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Chlamydia là một loại vi khuẩn nguy hiểm. Nó được xếp vào nhóm nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Cùng tìm hiểu bệnh chlamydia là gì? triệu chứng ra sao, nguy hiểm thế nào? Cũng như tìm ra cách chữa Chlamydia hiệu quả trong bài viết này.

Nhiễm khuẩn Chlamydia là gì?

Bệnh nhiễm khuẩn Chlamydia là một dạng nhiễm trùng lây truyền qua quan hệ tình dục. Chúng gây ra bởi loại vi khuẩn có tên khoa học Chlamydia Trachomatis. Đây là một loại vi khuẩn Gram (-) tương tự, ký sinh nội bào. Nó có chứa DNA, RNA phát triển qua 2 hình thái ngoại và nội bào.

Ở thể cơ bản, vi khuẩn này chịu được đã sống ngoại bào. Thể cơ bản có cấu trúc hình cầu, đường kính 0,2-0,5µm. Chúng bám vào mặt ngoài của tế bào cảm thụ. Nhờ tác dụng thực bào vật chủ mà thể cơ bản xâm nhập vào bên trong tế bào và biến thành thể lưới.

Ở thể lưới chúng liên tiếp nhân đôi trong tế bào vật chủ. Các tế bào con lại phân chia thành các thể lưới nhỏ. Khi tế bào vật chủ bị phá vỡ, thể lưới này sẽ giải phóng, xâm nhập sang các tế bào khác. Thể lười là thể chuyển hóa, cũng có hình cầu, đường kính 0,8-1,5µm.

Nhiễm khuẩn Chlamydia là gì?

Các chủng loại Chlamdia thường gặp

  • Cá chủng L1, L2,L3 gây bệnh hột xoài
  • Các chủng A ,B, B1, C gây bệnh mắt hột.
  • Các chủng D,E,F,H,I,J,K đặc biệt nguy hiểm. Vì nó là tác nhân gây viêm phần phụ (tử cung, cổ tử cung, vòi trứng), viêm tinh hoàn –mào tinh hoàn, viêm kết mạc, viêm phổi…

Với loại nhiễm khuẩn này, chúng ta khó có thể nhận biết. Bởi các triệu chứng nhiễm khuẩn Chlamydia thường nhẹ, khó nhận biết. Khi phát hiện triệu chứng thì bệnh đã biến chứng.Chúng có thể gây ra vô sinh, ung thư…rất khó tầm soát.

Nhiễm trùng Chlamydia có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, “hằng năm có khoảng 90 triệu người được chẩn đoán nhiễm Chlamydia. Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn này ở người lớn tại Nam Thái Bình Dương là 73%, Papua New Guinea là 20%, Nhật Bản 7,0%, Việt Nam 2,3%, Senegan 7.0%”.

Có thể bị lây nhiễm chlamydia bằng đường nào?

Chlamydia là một căn bệnh lây truyền, tức là nó có sự lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được con đường lây nhiễm của Chlamydia là gì?

Theo các chuyên gia, Chlamydia là một loại nhiễm khuẩn qua đường tình dục. Do đó, đường tình dục chính là con đường lây nhiễm phổ biến nhất. Bất cứ tiếp xúc tình dục nào cũng có thể khiến bạn bị nhiễm Chlamydia. Bao gồm:

  • Quan hệ tình dục đường sinh dục: có tiếp xúc, có xuất tinh hay không xuất tinh, …
  • Quan hệ bằng đường hậu môn (quan hệ “cửa sau”)
  • Quan hệ bằng miệng (oral sex)

Những tiếp xúc này khiến cho vi khuẩn có thể xâm nhập vào vùng niêm mạc, bán niêm mạc. Từ đó gây ra tình trạng nhiễm trùng Chlamydia.

Ngoài ra, bệnh Chlamydia còn lây truyền qua những tiếp xúc trong khi sinh. Phụ nữ mang thai khi bị Chlamydia có thể lây sang cho con của họ ngay khi sinh. Vì đứa bé ra đời bằng đường âm đạo, tiếp xúc với chất dịch mủ.

Nếu như bạn đã có quan hệ tình dục thì bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng Chlamydia. Và tỷ lệ nhiễm bệnh ngày càng cao khi số lượng bạn tình càng nhiều. Đặc biệt ở các bạn nữ còn trẻ, đang trong độ tuổi sinh sản, cổ tử cung của họ chưa hoàn toàn phát triển.

Do đó, nguy cơ bị nhiễm trùng Chlamydia sẽ cao hơn. Và nguy cơ càng cao nếu họ quan hệ tình dục càng sớm. Đương nhiên là nếu nam giới quan hệ đồng tính cũng có thể bị nhiễm trùng Chlamydia.

Dấu hiệu & triệu chứng nhận biết bệnh Chlamydia sớm nhất

Để có thể nhận biết bệnh Chlamydia thông qua các biểu hiện của bệnh. Ở nam giới và nữ giới có cấu tạo bộ phận sinh dục khác nhau. Do đó, nó sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nhưng triệu chứng của bệnh Chlamydia ở nam giới và nữ giới gồm:

Triệu chứng Chlamydia ở nam giới

Chlamydia là tác nhân chính gây ra viêm niệu đạo cấp ở nam giới. Hay còn gọi là viêm niệu đạo không do lậu.Có khoảng 60% trường hợp viêm niệu đạo không do lậu là bởi Chlamydia. Và viêm niệu đạo do Chlamydia cũng thường kết hợp với cả lậu (chiếm tới 35 -90%).

Tình trạng viêm niệu đạo ở nam giới có biểu hiện rõ ràng. Các triệu chứng thường gặp nhất đó là:

  • Tiết dịch ở lỗ sáo
  • Tiểu khó
  • Dấu hiệu viêm mào tinh hoàn (sưng đau tinh hoàn, bìu, háng, phù nề 1 hoặc cả 2 bên bìu, sốt …)
  • Triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt (tiểu đau, buốt, tiểu rắt…)
  • Dấu hiệu viêm trực tràng –nếu quan hệ bằng đường hậu môn, quan hệ đồng tính nam. 50% bệnh nhân có biểu hiện đau hậu môn –trực tràng, chảy máu, ra dịch nhày, đi đại tiện phân lỏng…

Những triệu chứng của bệnh Chlamydia khá điển hình. Chúng khá giống với bệnh lậu, nhưng xuất hiện và tiến triển chậm hơn. Thời gian ủ bệnh cũng kéo dài hơn từ 1 tuần đến 21 ngày.

Dấu hiệu Chlamydia ở nữ giới

Nữ giới tình trạng nhiễm khuẩn Chlamydia không điển hình. Chỉ có khoảng 30% trường hợp có biểu hiện. Những dấu hiệu nhiễm khuẩn Chlamydia bao gồm:

  • Biểu hiện của viêm cổ tử cung: Ra mủ nhày, tiết dịch âm đạo dạng dịch mủ, đau bụng dưới bất thường, đau khi quan hệ, chảy máu giữa kỳ kinh, tiểu buốt, khó, đau, …
  • Viêm cổ tử cung ( Cervicitis ): Điển hình là tình trạng cổ tử cung nhiều dịch mủ đặc, chảy máu lốm đốm xung quanh cổ tử cung, thậm chí có loét.
  • Dấu hiệu lộ tuyến phù nề xung huyết quanh cổ tử cung. Dùng swab test tăm bông vào tử cung, có dịch tiết màu vàng. Nhuộm gram dịch tiết cổ tử cung thấy > 10 bạch cầu / trên 1 vi trường.
  • Dấu hiệu viêm niệu đạo: tiết dịch ở niệu đạo,khám thấy niệu đạo phù nề, tiểu đau buốt, rắt,…
  • Dấu hiệu viêm tuyến Bartholine: tuyến có mủ, có thể kết hợp cả  lậu.
  • Dấu hiệu viêm nội mạc tử cung
  • Dấu hiệu vòi trứng ít triệu chứng
  • Dấu hiệu viêm vùng chậu (PID) là biến chứng nặng của nhiễm Chlamydia
  • Dấu hiệu viêm quanh gan ( perihepatitis ) – hội chứng Fit3 – hugh – Curtis – từ cổ tử cung. Tới nội mạc tử cung, vòi trứng, cơ hoành phải, đến quanh gan. Bệnh nhân có thể thấy nhói đau vùng hạ sườn phải

Dấu hiệu nhiễm trùng Chlamydia ở trẻ sơ sinh

Bệnh Chlamydia cũng có thể gặp ở cả trẻ em. Do đó, những biểu hiện ở trẻ sơ sinh cũng cần phân biệt để có thể phát hiện, tầm soát sớm. Những triệu chứng bệnh Chlamydia ở trẻ sơ sinh gồm:

Viêm phổi do Chlamydia với các biểu hiện như:

  • Ho gà, có đờm
  • Thâm nhiễm kẽ phổi
  • Bạch ái toan tăng
  • Gammaglobulin huyết tăng
  • Kháng thể IgM với Chlamydia xuất hiện sau 1-3 tháng sau sinh
  • Sau sinh thấy bé ho, thở nhanh, phối có rales

Viêm kết mạc do Chlamydia ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra với các dấu hiệu như:

  • Bờ mi viêm
  • Có mủ ở bờ mi
  • Kết mạc đỏ tấy

Những dấu hiệu viêm kết mạc do Chlamydia thường xuất hiện sau khoảng 1 -2 tuần khi sinh thường.

Các biến chứng có thể xảy ra khi nhiễm Chlamydia không được điều trị?

Nếu như không được điều trị thì bệnh Chlamydia có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những nguy hiểm này có thể là với sức khỏe, khả năng sinh sản trước mắt và lâu dài. Những biến chứng của nhiễm khuẩn Chlamydia thường “âm thầm”.

Ở phụ nữ vi khuẩn Chlamydia lan vào tử cung –phần phụ. Gây ra tình trạng viêm vùng chậu, viêm tắc ống dẫn trứng. Bởi vi khuẩn gây ra các tổn thương vể trước mắt cũng như lâu dài cho vùng vòi trứng, dạ con, các mô xung quanh.

Các tổn thương này gây ra tình trạng chửa ngoài dạ con, vô sinh, viêm vùng chậu mạn tính, đau xương chậu. Thậm chí là tử vong. Một số trường hợp khi nhiễm Chlamydia còn có thể nhiễm HIV hay nhiều loại nhiễm khuẩn khác.

Phụ nữ mang thai bị nhiễm Chlamydia có thể lây sang cho con của họ khi sinh đẻ. Hoặc dễ gây ra tình trạng sinh non, hay sảy thai.

Những biến chứng ở nam thường ít gặp hơn. Nhưng cũng có thể xảy ra gồm tình trạng viêm mào tinh hoàn gây đau đớn vùng bìu, sốt, vô sinh…

Một số trường hợp khác bị nhiễm trùng Chlamydia còn bị viêm khớp, viêm kết mạc.

Chlamydia cũng có thể gây biến chứng sang trẻ khi sinh. Nó gây viêm kết mạc, viêm phổi, … Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Chlamydia được chẩn đoán bằng cách nào?

Việc chẩn đoán Chlamydia cần được tiến hành sớm. Có nhiều cách để chẩn đoán nhiễm khuẩn Chlamydia khác nhau. Một số biện pháp chẩn đoán thường được chỉ định như:

  • Các xét nghiệm: lấy mẫu dịch ở niệu đạo, âm đạo, máu, nước tiẻu
  • Chẩn đoán dựa vào các biểu hiện của bệnh
  • Chẩn đoán phân biệt: phân biệt với bệnh lậu cấp tính

Sau khi có các kết quả, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cụ thể về bệnh. Đánh giá các vấn đề nh:

  • Có phải bạn đã bị bệnh Chlamydia hay không?
  • Mức độ bệnh như thế nào?
  • Có nhiễm với các nhiễm khuẩn khác hay không?
  • Đã có biến chứng hay chưa
  • Đối tượng mắc bệnh (phụ nữ, nam giới, trẻ em, phụ nữ mang thai…)

Khi có kết luận các bá sĩ có thể đưa ra các chỉ định chữa trị phù hợp nhất cho từng tình trạng của từng bệnh nhân.

Điều trị chlamydia như thế nào?

Việc điều trị bệnh Chlamydia là rất cần thiết. Cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Vì nó có giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng nặng. Do đó, khi có nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán nhiễm Chlamydia bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám, chữa trị.

Theo các bác sĩ, bệnh Chlamydia điều trị không quá khó khăn. Và có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như điều trị đúng phác đồ, đáp ứng tốt. Vì thế bệnh nhân có thể yên tâm tin tưởng các bác sĩ.

Nhiễm bệnh Chlamydia uống thuốc gì? 

Phác đồ chữa bệnh Chlamydia chủ yếu là dùng kháng sinh. Vì đây là một tình trạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis. Thuốc kháng sinh được sử dụng bằng đường uống/ tiêm/ truyền tĩnh mạch.

Một số phác đồ được sử dụng như:

  • Liều duy nhất azithromycin
  • Liều doxycycline uống ngày hai lần trong một tuần

Điều trị kết hợp với các nhiễm khuẩn có liên quan khác. Mục tiêu là loại bỏ vi khuẩn, tiêu diệt hoàn toàn chúng. Bằng cách phá vỡ chuối protein của vi khuẩn, khiến chúng không thể phát triển ở tế bào vật chủ.

Những lưu ý khi điều trị bệnh Chlamydia 

Do đây là một bệnh truyền nhiễm nên khi điều trị cần điều trị đồng thời cả vợ/ chồng/ bạn tình. Đối tượng này cần được khám, xét nghiệm và điều trị đồng thời. Khi chữa trị cần chú ý:

  • Kiêng quan hệ trong vòng 1 tuần trong khi dùng phác đồ điều trị kháng sinh
  • Chú ý vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục
  • Kết hợp các biện pháp nâng cao đề kháng khác

Bạn vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm Chlamydia nếu như không điều trị dứt điểm. Hoặc sau điều trị không chú ý chăm sóc, kiêng khem đúng mực. Nếu việc tái nhiễm nhiều lần thì nguy cơ biến chứng sẽ cao hơn rất nhiều. Sau 3 tháng chữa bệnh Chlamydia thì cần đi kiểm tra lại để chắc chắn về tình trạng của mình.

Chữa bệnh Chlamydia  ở đâu tốt nhất tại Hà Nội

Hiện tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội đang áp dụng phương pháp điều trị bệnh nhiễm khuẩn Chlamydia rất hiệu quả bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bệnh nhân sau khi đến khám sẽ được:

  • Thăm khám lâm sàng
  • Làm các xét nghiệm
  • Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra chủng loại Chlamydia cụ thể. Đánh giá động lực học của chúng để đưa ra phác đồ chữa hiệu quả.
  • Tiến hành điều trị theo phác đồ.

Một số phương pháp điều trị Chlamdia mà phòng khám đang áp dụng như:

  • Điều trị bằng kháng sinh: Thuốc kháng sinh thế hệ 2, 3 tùy vào chủng loại hay các tác nhân nhiễm đồng thời khác (nếu có). Thuốc uống, tiêm/ truyền tĩnh mạch
  • Chiếu đèn hồng ngoài, làm thuốc vào vị trí viêm. Đặc biệt là với các trường hợp bệnh nhân nữ bị nhiễm Chlamydia biến chứng viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu…
  • Sử dụng kết hợp với các bài thuốc Đông y giúp nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể. Giúp việc điều trị đạt hiệu quả, ngừa tái phát.

Bệnh nhân được hỗ trợ 24/24 trong quá trình điều trị và ra về chăm sóc tại nhà. Phòng khám làm việc cả thứ 7, chủ nhật, cả ngoài giờ hành chính đến 8h30 tối (nhận bệnh nhân mới đến 7h30 tối). Để chủ động, chúng ta có thể chủ động đặt lịch hẹn khám, lấy mã số khám tại live chat hoặc tổng đài nhé!

Làm thế nào để phòng tránh nhiễm Chlamydia?

Nhiễm Chlamydia là một bệnh nguy hiểm. Do đó, chúng ta cần chủ động đi khám sớm. Ngoài ra cần có các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Một số biện pháp phòng tránh bệnh Chlamydia gồm:

  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy. Chắc chắn và tâm soát được việc quan hệ tình dục của mình và bạn tình.
  • Dùng bao cao su khi quan hệ
  • Thử nghiệm Chlamydia hằng ngày với các đối tượng như phụ nữ từ 25 tuổi. Đối tượng có nguy cơ cao nhiễm Chlamydia, các thai phụ..
  • Khi có dấu hiệu bất thường như đau ở vùng kín, tiết dịch lạ, có mùi, nóng rát, xuất huyết giữa kỳ kinh, … Cần ngưng việc quan hệ và đi kiểm tra sớm. Tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ.
  • Điều trị sớm các bệnh xã hội. Kiểm soát các bệnh xã hội, nếu bạn nghi ngờ cần khuyên cả bạn tình đi khám để tầm soát tốt.

Như vậy, bệnh Chlamydia là một bệnh nhiễm khuẩn phổ biến. Chúng xảy ra chủ yếu khi có quan hệ, tiếp xúc tình dục. Biểu hiện chính là tình trạng chảy dịch mủ, mùi hôi, tiểu đau rát, nóng buốt…

Ngay khi thấy có các dấu hiệu nghi ngờ, chúng ta cần chủ động tìm các địa chỉ chữa Chlamydia để thăm khám, chữa trị. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc vì có thể gây ra nhiều nguy hiểm khó lường khác.

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ