[ Bà bầu bị chuột rút ] : Nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp khắc phục

Tham vấn y khoa:

Bình chọn post

Bà bầu bị chuột rút là tình trạng phổ biến mà các mẹ bầu có thể gặp phải trong suốt thai kỳ. Chuột rút sẽ khiến mẹ bầu đau đớn. Hơn nữa còn gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Vì thế, chuột rút dẫn trở nên ám ảnh đối với các mẹ bầu.

Bầu bị chuột rút là gì?

Là hiện tượng các cơ của mẹ bầu bị co thắt đột ngột. Khiến mẹ bầu ị đau nhức. Hiện tượng này có thể sảy ra trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, xuất hiện nhiều hơn khi thai nhi lớn dần.

Ảnh minh họa

Mẹ bầu thường bị chuột rút ở bàn chân, bắp chân, đùi, cơ bụng. Tình trạng này xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, hiện tượng bị chuột rút diễn ra phần lớn là vào ban đêm.

Mặc dù chuột rút không gây nguy hiểm gì cho thai phụ và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ. Nhưng cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu, khiến mẹ bầu bị mất ngủ thường xuyên.

Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút. Trong đó có thể kể đến các nguyên nhân sau:

  • Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng trong thai kỳ. Khiến các cơ bắp, nhất là ở chân sẽ bị gây áp lực.
  • Tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu chính. Máu từ chân lên tim và các dây thần kinh. Cũng như máu từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung bị chèn ép. Khiến cho mẹ bầu có cảm giác nặng nề, khó chịu.
  • Mẹ bầu nếu bị mất nước sẽ cơ thể bị rối loạn điện giải. Dẫn đến hiện tượng bị chuột rút.
  • Những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể càng tăng cao. Nếu như thiếu canxi mẹ bầu sẽ bị chuột rút.
  • Thiếu khoáng, quá ít hàm lượng kali, canxi hoặc magiê. Cũng góp phần gây chuột rút ở mẹ bầu.
  • Mẹ bầu lạm dụng cơ bắp, mất nước, căng cơ. Hoặc đơn giản là giữ một vị trí trong một thời gian dài. Cũng có thể gây ra hiện tượng chuột rút cơ bắp.

Bà bầu bị chuột rút về đêm như thế nào là không bình thường?

Chuột rút là hiện tượng phổ biến mà hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị chuột rút lại kèm thêm các dấu hiệu dưới đây. Mẹ bầu cần phải hết sức chú ý, tuyệt đối không được chủ quan:

  • Trong một giờ có hơn 6 cơn co thắt
  • Các cơn đau không giảm dần theo thời gian.
  • Xuất hiện đồng thời với cơn chóng mặt, choáng váng hoặc chảy máu
  • Kèm với đó là các cơn co thắt bất thường.
  • Bụng dưới bị đau dữ dội
  • Buồn nôn, hoặc sốt

Bà bầu bị chuột rút bắp chân phòng ngừa như thế nào?

Chuột rút khi mang thai

Áp dụng các cách dưới đây, mẹ bầu hoàn toàn có thể phòng ngừa được hiện tượng chuột rút bắp chân trong thai kỳ:

  • Tránh đứng, ngồi lâu ở một tư thế.
  • Co duỗi bắp chân thường xuyên vào ban ngày và trước khi đi ngủ.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, không làm việc nặng nhọc.
  • Duy trì tập thể dục, vận động nhẹ nhàng hàng ngày.
  • Massage chân, tay, xoa bóp các cơ bắp để làm tăng tốc độ lưu thông máu.
  • Khi ngủ, bà bầu nên dùng gối mềm để gác chân hoặc nằm nghiêng về bên trái để máu được lưu thông đi khắp cơ thể và đặc biệt là vùng bắp chân.
  • Có thể bổ sung thêm viên uống canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ khi cần.
  • Tắm và ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Uống đủ nước.
  • Bổ sung thực phẩm chứa canxi, magie, kali.
  • Chọn giày dép phù hợp với chân, tạo sự thoải mái và tránh tắc nghẽn mạch máu.
  • Kéo căng cơ trước khi đi ngủ. Giúp làm giảm hiện tượng chuột rút vào ban đêm.
  • Đi bộ nhẹ nhàng và cố gắng nhấc cao đôi chân của bạn để tránh bị chuột rút.

Cách trị chuột rút cho bà bầu

Khi bị chuột rút, trước hết mẹ bầu cần phải hết sức bình tĩnh. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên áp dụng các cách sau đây để làm giảm các cơn đau do chuột rút gây ra:

  • Mẹ bầu có thể duỗi chân thẳng để giảm triệu chứng khi bị chuột rút.
  • Bên cạnh đó mẹ bầu nên nhờ người khác sơ cứu khi bị chuột rút.
  • Tiếp đó mẹ bầu uốn ngón chân về phía bắp chân, giữ tư thế này cho đến khi cơn đau giảm dần và biến mất.
  • Cuối cùng mẹ bầu xoa bóp các cơ, bắp chân, chườm nóng vùng vừa bị chuột rút để xoa dịu cơn đau.

Chỉ cần áp dụng các bước nêu trên, hiện tượng chuột rút mẹ bầu sẽ nhanh chóng qua đi.

Bà bầu bị chuột rút là biểu hiện bình thường trong thời kỳ mang thai. Để làm giảm các triệu chứng do chuột rút gây ra, ẹm bầu nên luyện tập thể dục thể thao một cách nhẹ nhàng và thường xuyên.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể, nhất là hàm lượng giàu canxi.

Nhưng nếu bạn bị chuột rút lại kèm thêm các dấu hiệu như đau bụng dưới, chảy máu âm đạo, sốt, buồn nôn… mẹ bầu nên đến cơ sở y tế sản khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám. Bởi đây là những dấu hiệu cho thấy chị em có thể mang thai ngoài tử cung, sinh non, sảy thai hay bị sỏi mật…

Mong rằng với những gì mà ài viết vừa chia sẻ, các bạn đã hiểu rõ hơn và hiện tượng bà bầu bị chuột rút cũng như cách phòng tránh hiệu quả, an toàn.

Bình chọn post

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM