Tổng hợp 5 bài thuốc dân gian từ cây thuốc cỏ cú

Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Cỏ cú – loài cỏ dại mọc ven đường, bờ ruộng tưởng chừng vô giá trị, nhưng ít ai ngờ rằng phần củ của cây lại chính là dược liệu quen thuộc trong Đông y với tên gọi hương phụ. Với hương thơm nhẹ, tính bình, củ cây thuốc cỏ cú rất hữu hiệu trong việc điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ tiêu hóa, tiêu trừ khí trệ và đào thải độc tố. Vậy cụ thể cây thuốc cỏ cú được ứng dụng ra sao trong y học cổ truyền? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 5 bài thuốc đông y ứng dụng cây thuốc này.
Đôi nét về cây thuốc cỏ cú
Cỏ cú là một loài cỏ dại sống lâu năm với tên gọi khác là củ gấy, cỏ gấu, hải dương phụ,… Chúng phân bố rộng khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Cỏ cú mọc bò dưới mặt đất, thường được tìm thấy nhiều ở bờ ruộng, bãi đất hoang, ven đường hoặc các khu đất ẩm có nhiều ánh sáng. Cỏ cú thích nghi tốt với nhiều điều kiện khắc nghiệt, kể cả đất nghèo dinh dưỡng, khô hạn hay bị xới trộn nhiều lần.
Cây thuốc cỏ cú có các đặc điểm nhận diện sau:
- Thân: Dạng cỏ, mọc thẳng đứng với chiều cao trung bình từ 20 – 50 cm. Thân cây màu xanh lục, tiết diện hình tam giác đặc trưng và không phân nhánh. Mỗi bụi cây mọc thành chùm 3 – 5 thân sát nhau.
- Lá: Mỏng, hình dải hẹp mọc từ gốc, đầu lá nhọn, mảnh, dài khoảng 15 – 40 cm. Mặt lá màu xanh nhạt, có vân dọc, nhẵn và không có lông.
- Hoa: Màu nâu đỏ hoặc nâu vàng, mọc ở đầu ngọn thân, gồm nhiều bông nhỏ xếp chặt lại, không có cánh hoa rõ rệt, dài khoảng 3 – 7 cm. Cây thường ra hoa và tạo củ mạnh vào mùa xuân và đầu mùa hè
- Rễ: Đây là bộ phận quan trọng nhất của cây. Rễ cỏ cú phát triển thành nhiều củ nhỏ hình thoi, dài khoảng 1 – 3 cm, màu nâu sẫm hoặc đen nhạt, vỏ ngoài nhẵn bóng, bên trong màu trắng ngà. Củ có mùi thơm nhẹ, vị đắng.
Đông y dùng củ cây thuốc cỏ cú làm thuốc, gọi là hương phụ. Củ cỏ cú có vị cay, hơi đắng, tính bình, mùi thơm nhẹ,… thường dùng để bào chế các bài thuốc điều kinh, hành khí, tiêu tích, dùng nhiều cho phụ nữ và người mắc bệnh lý về khí huyết ứ trệ.
Tác dụng nổi bật của cây thuốc cỏ cú
Y học cổ truyền đã ghi nhận nhiều công dụng nổ bật của cây thuốc cỏ cú trong hỗ trợ tiêu hoá, điều trị rối loạn kinh nguyệt, viêm nhiễm phụ khoa,…
Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt
Với đặc tính hành khí giải uất, điều kinh, củ cỏ cú (hay hương phụ) là một vị thuốc kinh điển trong các bài thuốc điều trị kinh nguyệt không đều.
Khi kết hợp hương phụ với các dược liệu như ích mẫu, bạch thược, xuyên khung,… giúp điều hoà khí huyết, thông kinh, giảm đau bụng kinh, khắc phục hiệu quả tình trạng kinh sớm, kinh muộn.
Giảm đau bụng kinh do khí trệ
Theo Y học cổ truyền, củ cây thuốc cỏ cú có khả năng kích thích quá trình lưu thông khí huyết, giúp làm dịu cơn đau bụng kinh, đau bụng do cảm lạnh hoặc phụ nữ sau sinh bị đau bụng do sản dịch chưa ra hết. Để tăng hiệu quả hành khí chỉ thống, có thể phối hợp với mộc hương, sa nhân,…
Hỗ trợ tiêu hóa
Củ cỏ cú (hương phụ) theo Đông y còn có chức năng tiêu tích, kiện tỳ, rất hữu hiệu trong việc làm tan khí trệ tại vùng dạ dày – ruột. Nhờ đó cải thiện tích cực tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng, buồn nôn,…
Trị rối loạn cảm xúc do khí uất
Theo Y học cổ truyền, khí trệ, can khí uất kết là căn nguyên dẫn đến rối loạn cảm xúc, khiến người bệnh thường xuyên buồn bực, cáu gắt, trầm uất, dễ xúc động.
Trong khi đó, củ cây thuốc cỏ cú nổi tiếng với công dụng sơ can giải uất, khi phối hợp với cam thảo, uất kim rất hiệu quả trong việc cải thiện khí huyết, cân bằng tâm trạng, khắc phục tình trạng rối loạn cảm xúc sau sinh hoặc tiền kinh nguyệt.
Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa
Y học hiện đại ghi nhận các hoạt chất trong cỏ cú có đặc tính kháng viêm nhẹ nên có thể dùng phối hợp trong các bài thuốc điều trị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, khí hư ra nhiều.
Một số bài thuốc Y học cổ truyền sử dụng cây thuốc cỏ cú
Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều
- Công dụng: Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh do hàn khí, hỗ trợ làm sạch máu ứ cho phụ nữ sau sinh. Đồng thời hỗ trợ kháng viêm và điều hoà nội tiết tố.
- Thành phần: Hương phụ (củ cây thuốc cỏ cú), ích mẫu, ngải cứu, bạch đồng nữ
- Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc trên, cho vào nồi sắc cùng 600ml nước. Đun cạn đến khi còn 200ml thì chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Lưu ý: Dùng trước kỳ kinh khoảng 7 – 10 ngày, sử dụng đều đặn trong 2 – 3 chu kỳ để đạt hiệu quả. Không dùng cho người rong huyết kéo dài hoặc đang mang thai.
Bài thuốc đón kinh, điều hòa kinh nguyệt lâu dài
- Công dụng: Điều hòa khí huyết, giúp kinh nguyệt đều hơn, giảm cảm giác đau bụng kinh, đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp chậm kinh do khí trệ.
- Thành phần: Hương phụ đã qua chế biến (sao vàng, sấy khô, tán bột mịn)
- Cách dùng: Pha 10g hương phụ chế biến cùng nước nóng hoặc nước ngải cứu. Dùng đều đặn liên tục trong 1 tháng hoặc lâu hơn (tuỳ thể trạng).
- Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ mang thai
Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa
- Công dụng: Làm ấm bụng, giảm co thắt ruột, giảm đau bụng, tiêu chảy, ăn không tiêu
- Thành phần: Củ cây thuốc cỏ cú (hương phụ), riềng khô
- Cách thực hiện: Phơi khô, tán mịn củ cỏ cú và riềng khô thành bột, bảo quản kín. Người lớn mỗi lần dùng 6 – 8g, trẻ em dùng 2 – 4g, pha với nước chè nóng. Uống 2–3 lần/ngày, liên tục 3 – 5 ngày.
- Lưu ý: Không dùng cho người bệnh nóng trong, đầy bụng do nhiệt kèm táo bón hoặc miệng khô khát nước.
Bài thuốc chữa tiêu hóa kém, ăn không ngon
- Công dụng: Kích thích tiêu hóa, giảm đầy bụng, chậm tiêu, ợ hơi, giúp ăn ngon miệng.
- Thành phần: Hương phụ, vỏ quýt, vỏ vối, vỏ rụt, chỉ xác
- Cách thực hiện: Sao thơm tất cả dược liệu trên, sau đó cho vào ấm sắc cùng 700ml nước. Đun nhỏ lửa đến khi còn 250ml thì chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục 5 ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
- Lưu ý: Không dùng trong ngươi bệnh âm hư hỏa vượng (hay táo bón, khát nước, mạch tế sác)
Bài thuốc trị cảm cúm, đau đầu, nhức mỏi
- Công dụng: Thông kinh lạc, tán phong hàn, hành khí, giải cảm, giảm đau đầu, đau mỏi mình mẩy
- Thành phần: Hương phụ (củ cây cỏ cú), tía tô, cam thảo, gừng tươi, vỏ quýt, hành hoa
- Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu trên sắc cùng 600ml nước. Đến khi còn 200ml nước thuốc thì tắt bếp, uống khi còn ấm.
- Lưu ý: Chỉ dùng khi cảm lạnh giai đoạn đầu. Không dùng khi đã sốt cao, viêm họng nặng, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
Cây thuốc cỏ cú (hương phụ) là dược liệu quý trong Đông y, thường được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh hoặc tiêu hoá kém. Để đạt hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ thì tuân thủ ý kiến thầy thuốc Đông y là việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu còn thắc mắc về cỏ cú cũng như các dược liệu nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 02437 152 152 được giải đáp chi tiết.