Cây thuốc cá là cây gì? Những điều cần biết trước khi sử dụng

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Cây thuốc cá là gì? Đây là một loại dược liệu dân gian quen thuộc, được dùng như một chế phẩm trừ sâu sinh học an toàn với khả năng tiêu diệt côn trùng gây hại, đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da. Tuy nhiên, cây chứa độc tố nền cần dùng đúng cách để tránh nguy hiểm.

Cây thuốc cá là cây gì?

Cây thuốc cá có tên gọi khác là cây duốc lá, dây mật, dây cóc, dây cá, lầu tín. Dân gian thường dùng rễ cây thuốc cá nghiền nhỏ, ngâm nước để gây tê, gây chết cá, từ đó đánh bắt cá dễ hơn. Cái tên “thuốc cá” cũng bắt nguồn từ lý do này.

Cây thuốc cá phân bố rộng rãi tại các nước có khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, loại cây này mọc nhiều tại rừng thứ sinh và ven sông suối các tính phía nam như Cà Mau, Bạch Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh,… 

Cây thuốc lá là cây gì? Đặc điểm nhận diện cây thuốc cá

  • Thân: Dây leo thân gỗ khỏe, sống lâu năm, có thể mọc dài tới 7 – 10m. Thân tròn, vỏ thân màu xám hoặc nấu, có vân dọc và phân nhánh mạnh.
  • : Lá kép gồm 9–13 lá chét mọc so le, dài 25 – 35cm, hình mác dài, đầu nhọn, gốc tròn. Lá chét lúc non mỏng, sau dai và cứng hơn.
  • Hoa: Hoa nhỏ, mọc thành chùm ở nách lá, màu trắng nhạt hoặc hồng nhạt, hình bướm, đặc trưng họ Cánh bướm.
  • Quả: Là loại quả đậu, dẹt, dài 4 – 8cm, khi già có màu nâu, chứa 1–2 hạt cứng bên trong.
  • Rễ: Phát triển mạnh, ăn sâu dưới lòng đất, chứa nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học mạnh. Đay là bộ phận chính dùng làm thuốc.

 Đặc điểm sinh thái

  • Cây thuốc cá ưa sáng, ưa ẩm, sinh trưởng mạnh mẽ ở vùng đất thịt nhẹ, đất bãi bồi ven sông.
  • Khả năng sinh trưởng nhanh chóng, tái sinh tự nhiên tốt bằng cách dâm cành hoặc nhân giống bằng hạt.

Cách thu hái, chế biến, bảo quản

Rễ cây thuốc cá chứa nhiều hoạt chất có dược tính và độc tính cao như rotenone, deguelin, flavonoid và isoflavonoid. Chúng có tác dụng chính là sát trùng, kháng khuẩn, diệt côn trùng,trừ sâu và gây mê cá.

Thời điểm thu hái:

  • Cây thuốc cá thường được thu hoạch sau 2 năm tuổi do hoạt chất trong rễ cao nhất vào giai đoạn tháng thứ 23 – 27 sau khi trồng. Rễ càng nhỏ, mảnh thì hàm lượng hoạt chất càng cao.
  • Thời điểm thu hái lý tưởng nhất là vào mùa khô để tránh nấm mốc khi phơi.

Chế biến: Sau khi thu rễ, cần rửa sạch đất cát, cắt khúc, rồi phơi nắng nhẹ hoặc sấy khô ở nhiệt độ dưới 60°C. Không nên phơi trực tiếp dưới nắng gắt để tránh biến tính hoạt chất.

Bảo quản:

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Có thể bọc kín trong túi hút ẩm nếu bảo quản lâu dài.

Cây thuốc cá là cây gì? Công dụng nổi bật của cây thuốc cá

Dưới đây là những công dụng nổi bật của cây thuốc cá:

Sát khuẩn, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da

Dân gian thường sử dụng nước sắc rễ cây thuốc cá để sát khuẩn, kháng nấm, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như:

  • Điều trị nấm da, lang ben, ghẻ lở, chốc đầu, mẩn ngứa
  • Hỗ trợ làm sạch mụn nhọt, giảm viêm loét ngoài da do nhiễm khuẩn
  • Làm sạch da, sát khuẩn khi bị rôm sảy, mẩn đỏ

Gây tê và làm ngạt cá

  • Rễ cây thuốc cá chứa rotenone – hoạt chất tự nhiên có khả năng làm tê liệt thần kinh tạm thời của cá, khiến chúng nổi lên mặt nước. Người ta thường giã rễ cây, ngâm trong nước ao hồ, suối để bắt cá dễ hơn.
  • Rễ cây thuốc cá không làm ô nhiễm nguồn nước như các hoá chất tổng hợp khác. Trong nuôi trồng, phương pháp này thường được sử dụng để dọn sạch các ao nuôi cá trước khi đưa các loài cá mới vào nuôi.

Dây thuốc cá: Loại thuốc trừ sâu sinh học con người cần cẩn trọng - YouMed

Làm thuốc trừ sâu tự nhiên trong nông nghiệp

Rễ cây thuốc cá được giới khoa học đánh giá cao về công dụng trừ sâu an toàn, được xem xét nghiên cứu và ứng dụng trong nông nghiệp hữu cơ.

Hoạt chất rotenone chiết xuất từ rễ cây có khả năng:

  • Tiêu diệt ruồi xanh, sâu bướm, bọ trĩ, rệp, sâu cuốn lá, bọ xít, mối, mọt, gián,…
  • Tồn tại trên cây trồng chỉ trong vài ngày, không tồn dư hoá chất độc hại, phù hợp với các loại cây trồng thu hoạch ngắn ngày.
  • Bảo vệ côn trùng có ích như ong, bướm

Tiềm năng nghiên cứu các chất kháng viêm, chống ung thư 

Một số nghiên cứu y học hiện đại đã phát hiện các hoạt chất rotenoid và flavonoid trong cây thuốc cá có khả năng mang nhiều ích trong:

  • Ức chế sự phát triển tế bào ung thư
  • Chống viêm, giảm tổn thương tế bào
  • Chống oxy hóa, làm chậm lão hóa

Công dụng này hiện vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sáng, chưa được áp dụng chính thức.

Cây thuốc cá là cây gì? Độc tính của cây thuốc cá

Thành phần rotenone trong rễ cây có tác dụng sinh học mạnh, đi kèm với đó là độc tính cao, đặc biệt nếu dùng sai cách hoặc dùng với liều cao trong thời gian dài.

 Độc tính cấp tính

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp cây thuốc cá vào nhóm độc tính mức độ vừa, nhưng dạng cô đặc của rotenone lại có độc tính cao. Hoạt chất rotenone trong cây thuốc lá cá là chất độc thần kinh mạnh, có thể gây ảnh hưởng lên hệ hô hấp, thần kinh và tiêu hóa.

Khi tiếp xúc hoặc dùng sai cách, người bệnh có thể gặp một số tác dụng cấp tính như:

  • Viêm kết mạc, viêm da, đau họng, nghẹt thở, sung huyết.
  • Nếu nuốt phải chất độc, người bệnh có biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa.
  • Nếu hít phải hoạt chất rotenone sẽ gây khó thở, co giật, mệt lả, choáng váng đầu óc,…
  • Đặc biệt nghiêm trọng, gây tử vong pử người nếu dùng qua đường uống với liều lượng 300–500 mg/kg thể trọng.
  • Độc tính tăng nhiều lần nếu hít dạng bột mịn hoặc tiêm trực tiếp vào máu (dùng thử nghiệm trên động vật)

Độc tính mạn tính

  • Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và chuyển hóa: Qua nhiều thử nghiệm trên động vật, đặc biệt là cho chuột ăn bột rễ cây thuốc cá liều 2,5 – 50 mg/kg trong 2 năm sẽ khiến chúng không phát triển thể chất bình thường do các hợp chất trong cây thuốc cá ức chế tăng trưởng.
  • Gây tổn thương đường tiêu hóa: Nếu chó ăn bột cây thuốc cá trong 28 ngày, chúng sẽ nôn mửa, chán ăn, sụt cân nhanh trong 6 tháng tiếp theo. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện xuất huyết nhiều mảng ở ruột non.
  • Mặc dù chưa đủ căn cứ và bằng chứng khoa học chứng minh có ảnh hưởng đến thai nhi trên cơ thể người nhưng phụ nữ mang thai tuyệt đối không dùng và tiếp xúc với hoạt chất rotenone trong cây thuốc cá.

Kinh nghiệm dùng cây thuốc cá cần lưu ý

  • Chọn nguồn nguyên liệu chất lượng, rõ nguồn gốc, chỉ dùng rễ khoẻ, không sâu bệnh, không mốc.
  •  Trước khi dùng trên diện rộng (tắm, rửa), nên thử pha 0,01–0,02 g bột rễ/mỗi lít nước, xoa nhẹ vùng da trong 5 – 10 phút, theo dõi phản ứng kích ứng.
  •  Tuân thủ liều lượng và dùng đúng cách. Chỉ dùng ngoài da để tắm, rửa hoặc đắp. Nếu tắm rửa, đun 20 – 30 g rễ khô trong 5 lít nước, để nguội còn 40–50 °C, tắm/rửa 1–2 lần/ngày. Nếu đắp, gãy giã nhuyễn 10 – 15 g rễ tươi, trộn với ít muối, đắp lên tổn thương da không quá 20 phút. Tuyệt đối không uống ngay cả nồng độ thấp.
  • Theo dõi phản ứng sau khi sử dụng. Nếu có cảm giác phát ban, mẩn đỏ, ngứa, khó thở, chóng mặt, đau tức ngực, cần đến ngay cơ sở y tế.
  • Chống chỉ định tuyệt đối với phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ dưới 5 tuổi, người suy gan, thận nặng, người mẫn cảm với rotenoid.
  • Thận trọng: Người lớn tuổi có da mỏng, người hen suyễn, viêm da cơ địa cần thử nghiệm nhỏ trước khi dùng rộng.

Cây thuốc cá mang lại nhiều lợi ích nhờ dược tính mạnh, song đi kèm với đó là độc tính cao nếu dùng sai cách. Để sử dụng an toàn và hiệu quả, người dùng cần tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc y học cổ truyền và theo dõi phản ứng cơ thể sau khi sử dụng để có kế hoạch thăm khám, hỗ trợ điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 0969 688 152 chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Bình chọn post
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ