[Bác sĩ tư vấn] Top cách chữa viêm phụ khoa ở trẻ em an toàn
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở trẻ em gái mặc dù hiếm gặp hơn nữ giới trưởng thành song bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng. Nếu không khám chữa kịp thời sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản về sau. Để biết thêm thông tin về dấu hiệu nhận biết và cách chữa viêm phụ khoa ở trẻ em, mời các bạn cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Dấu hiệu viêm phụ khoa ở trẻ em
Viêm phụ khoa ở trẻ em là tình trạng vùng kín của các bé gái bị viêm nhiễm do dị ứng với xà phòng tắm, hoá chất, thuốc hoặc do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm men. Tuỳ thuộc vào mức độ viêm mà vùng kín mỗi bé sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau như:
- Ngứa vùng kín, kèm theo cảm giác đau, nóng rát khiến trẻ có phản xạ muốn gãi rất nhiều
- Vùng âm đạo sưng đỏ, phù nề
- Cảm giác đau rát, khó chịu khi đi tiểu
- Xuất hiện vết ố tại đáy quần lót của trẻ
Với những trẻ nhỏ, mẹ có thể quan sát, nhận biết những dấu hiệu bất thường tại vùng âm đạo khi tắm cho bé. Tuy nhiên những biểu hiện trên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu. Vì thế khi vùng kín trẻ nhỏ có các triệu chứng bất thường, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám sớm, chẩn đoán đúng bệnh lý và hướng dẫn điều trị kịp thời.
Nguyên nhân trẻ bị viêm phụ khoa
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở trẻ em xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số lý do thường gặp nhất hiện nay:
Thiếu rào chắn sinh lý
Bộ phận sinh dục trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện. Vùng kín chưa có lông mu, hai môi lớn, môi bé chưa hoàn thiện, màng trinh và biểu mô âm đạo rất mỏng. Việc thiếu các rào chắn sinh lý trên đã tạo điều kiện thuận lợi các tác nhân gây hại từ bên ngoài xâm nhập vào vùng kín và gây viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, khoảng cách giữa hậu môn và âm đạo quá gần (chỉ khoảng 2 cm) khiến vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,… trong phân dễ dàng xâm nhập vào vùng kín và gây viêm nhiễm.
Thiếu nội tiết tố
Sau khi chào đời, lượng hormone Estrogen bé gái nhận được từ máu của mẹ tạo nên môi trường pH trung tính âm đạo, có tác dụng bảo vệ vùng kín khỏi viêm nhiễm. Nếu trẻ nhận được lượng Estrogen quá ít, âm đạo sẽ bị khô, nhạy cảm, dễ gây kích ứng và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Viêm dính âm đạo
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê có khoảng 2% các bé gái trước tuổi dậy thì bị dính môi trong âm đạo hay môi âm hộ do thiếu hormone Estrogen. Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm song tình trạng này làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
Bệnh da liễu
Một số bệnh lý da liễu tại vùng kín như vảy nến, mề đay, viêm da cơ địa,… gây ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu, khiến trẻ gãi ngứa nhiều, dẫn đến các vết trầy xước, lở loét. Nếu không đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn từ các vết thương ngoài da sẽ xâm nhập vào vùng kín và gây viêm nhiễm.
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ
Trẻ nhỏ chưa biết vệ sinh vùng kín đúng cách, kèm theo đó là thói quen dùng giấy vệ sinh lau từ đằng sau ra đằng trước,… đã vô tình đưa vi khuẩn, ký sinh trùng từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo và gây viêm phụ khoa.
Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm vệ sinh chứa nhiều hoạt chất tẩy rửa mạnh hay bột giặt quần áo,… có thể gây kích ứng và tổn thương niêm mạc âm đạo nhạy cảm của trẻ. Một số phụ huynh vô ý cho trẻ mặc quần ẩm ướt hay có thói quen không thay bỉm thường xuyên sẽ khiến trẻ bị viêm phụ khoa.
Cách chữa viêm phụ khoa ở trẻ em
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở trẻ em không phổ biến nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản của trẻ trong tương lai. Do đó, khi trẻ có biểu hiện bất thường nghi bị viêm nhiễm phụ khoa, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và hỗ trợ kịp thời.
Đối với các bé gái bị viêm phụ khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng sinh dục bên ngoài của trẻ bằng mắt thường hoặc lấy mẫu dịch âm đạo (nếu có) để tiến hành xét nghiệm. Sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận trẻ có mắc viêm phụ khoa không và mức độ viêm nhiễm như thế nào.
Dựa trên nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cách chữa viêm phụ khoa ở trẻ em an toàn, phù hợp:
Nếu viêm nhiễm khởi phát do vi khuẩn, tạp khuẩn…, trẻ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống hoặc bôi. Thuốc có tác dụng chính là ức chế sự phát triển và tiêu diệt tác nhân gây viêm, đồng thời giảm nhanh triệu chứng ngứa, đau rát, sưng đỏ,… Ngoài thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng viêm kết hợp thuốc mỡ để tăng hiệu quả kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, nhờ đó đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Nếu trẻ bị viêm phụ khoa do nấm, bác sĩ sẽ hướng dẫn sử dụng thuốc kháng nấm để khắc phục tình trạng viêm nhiễm.
Để đảm bảo an toàn và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần tuân thủ một số lưu ý khi chữa viêm phụ khoa ở trẻ em như sau:
- Hướng dẫn trẻ dùng đúng thuốc, đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Không tự ý mua và cho trẻ dùng thuốc chữa viêm phụ khoa khi chưa thăm khám và có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.
- Không áp dụng các liệu pháp mạnh chữa viêm phụ khoa ở trẻ em vì có thể khiến niêm mạc âm đạo non yếu bị tổn thương.
- Theo dõi sát sao quá trình điều trị. Nếu kết quả dùng thuốc không khả quan, trẻ gặp tác dụng phụ như phát ban, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,… cần thông báo ngay cho bác sĩ để điều chỉnh đơn thuốc và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở trẻ em
Viêm nhiễm phụ khoa ở trẻ em hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Cha mẹ và các bạn nhỏ có thể chủ động phòng tránh và ngăn chặn nguy cơ tái phát bằng cách sau:
- Luôn giữ vùng kín của trẻ khô thoáng, sạch sẽ. Cha mẹ thay bỉm thường xuyên cho bé (tối đa 3 – 4 tiếng), tránh để trẻ mặc bỉm quá lâu khiến vi khuẩn xâm nhập ngược bên trong âm đạo.
- Tắm rửa, vệ sinh “cô bé” hàng ngày bằng nước ấm sạch. Sau đó lau khô âm đạo bằng khăn mềm sạch.
- Chọn xà phòng tắm dịu nhẹ, tránh xa những loại dung dịch vệ sinh có chứa hoạt chất tẩy rửa mạnh. Cha mẹ có thể sử dụng nước muối loãng để vệ sinh vùng kín cho trẻ.
- Nếu trẻ đã lớn, mẹ cần hướng dẫn trẻ cách vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, đúng cách, thao tác từ đằng trước ra đằng sau.
- Cho trẻ mặc quần áo khô, sạch, chất liệu mềm mại và rộng rãi
- Khi trẻ đã dậy thì, mẹ cần hướng dẫn trẻ cách chọn, sử dụng băng vệ sinh đúng cách và chú ý vệ sinh “cô bé” sạch sẽ trong ngày đèn đỏ.
Bài viết đã trình bày nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, đặc biệt là cách chữa viêm phụ khoa ở trẻ em. Hy vọng với những nội dung mà bài viết cung cấp, cha mẹ sẽ cảnh giác hơn với những triệu chứng bất thường tại vùng kín và chủ động đưa trẻ thăm khám chuyên khoa ngay khi có biểu hiện lạ. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.