Chậm kinh đau bụng dưới – Dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa
Thẩm định nội dung
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên
chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội
Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết
Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%
Chậm kinh đau bụng dưới âm ỉ khiến chị em lo lắng, đây có thể dấu hiệu mang thai nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vậy chậm kinh đau bụng dưới có nguy hiểm không? Khắc phục như thế nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Chậm kinh đau bụng dưới dữ dội là dấu hiệu của bệnh gì?
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường diễn ra trong khoảng 28 – 32 ngày, thậm chí là hơn 40 ngày đối với những người bị đa nang buồng trứng. Trong trường hợp chậm kinh 1 – 2 ngày thì không đáng lo ngại, nếu tình trạng này kéo dài từ 7 – 10 ngày kèm theo triệu chứng đau bụng dưới thì bạn cần thăm khám Phụ khoa để biết chính xác nguyên nhân là gì.
1. Chậm kinh 10 ngày và đau bụng lâm râm – Do mang thai
Chậm kinh là dấu hiệu nhận biết mang thai ở phụ nữ, nhiều trường hợp còn đau bụng lâm râm và xuất hiện máu báo thai màu hồng tươi. Để biết chính xác, chị em có thể dùng que thử thai hoặc xét nghiệm hCG để chẩn đoán xem mình có mang thai hay không.
Ngoài việc chậm kinh đau bụng dưới, chị em thường có những biểu hiện sau đây:
- Đau nhức mỏi toàn cơ thể, đặc biệt là vùng lưng.
- Tâm trạng thay đổi bất thường, luôn cảm thấy mệt mỏi và dễ cáu gắt.
- Ngực căng và cương cứng, đầu ti ngứa và đau hơn so với bình thường.
- Thai phụ nhạy cảm với mùi thức ăn, có dấu hiệu buồn nôn.
Trong trường hợp thử que 2 vạch, sau chậm kinh 10 ngày bạn hãy đến cơ sở y tế để siêu âm để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi.
2. Chậm kinh thử que 1 vạch – Tiềm ẩn mang thai ngoài tử cung
Trong trường hợp chậm kinh đau bụng dưới dữ dội nhưng que thử thai báo 1 vạch thì có nguy cơ mang thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con). Tình trạng này rất nguy hiểm cần được can thiệp kịp thời. Nhiều trường hợp thai vỡ bên ngoài tử cung khiến máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ.
3. Chậm kinh đau bụng dưới – Do chế độ sinh hoạt thiết khoa học
Nhiều chị em đau đau bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt do thói quen sinh hoạt hàng ngày không tốt, chế độ ăn uống thiếu khoa học. Đặc biệt là những trường hợp thức khuya, khiến cơ thể mệt mỏi và không được nghỉ ngơi dẫn đến tình trạng chậm kinh.
Bên cạnh đó, những người có thói quen sử dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá cũng gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nhiều người kỳ kinh đến sớm hơn hoặc muộn hơn ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới.
4. Nguyên nhân chậm kinh, đau bụng dưới dữ dội – Do rối loạn kinh nguyệt
Một trong những nguyên nhân tới tháng đau bụng dưới âm ỉ, dữ dội. Nhưng lại không có kinh, có thể là do bị rối loạn kinh nguyệt. Đây là hiện tượng thường gặp và phổ biến ở những bạn gái trong độ tuổi dậy thì.
Lý giải điều này, các bác sĩ cho biết: Khi các cơ quan sinh sản vừa bắt đầu vận hành nên chưa thể thích nghi được. Tuy nhiên, sau từ 1 – 2 năm kinh nguyệt sẽ đều đặn và theo một chu kỳ nhất định. Do đó, khi bước sang tuổi dậy thì các bạn gái sẽ bị rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể là bị chậm kinh. Còn hiện tượng đau bụng dưới lâm râm là do quá trình rụng trứng gây ra.
Để khắc phục tình trạng này, các bạn chỉ cần xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý. Nếu sau 1 -2 năm tình trạng này vẫn diễn ra. Hãy đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín để thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
4. Stress, căng thẳng kéo dài – Nguyên nhân dẫn tới Trễ kinh 10 ngày đau bụng lâm râm
Áp lực công việc, cuộc sống, thường xuyên bị stress, căng thẳng, … Có thể dẫn đến kinh nguyệt bị rối loạn, trễ kinh, đau bụng. Nhiều chị em cho rằng, tâm lý không liên quan gì đến chu kỳ kinh nguyệt. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm, bởi tâm lý tác động rất lớn đến “nguyệt san” của chị em.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do, khi cơ thể quá căng thẳng sẽ tiết ra nhiều adrenalin khiến nội tiết tố nữ bị ức chế. Thêm nữa, quá trình tiết estrogen cũng bị tác động, nên tử cung không nhận được tín hiệu thải lớp niêm mạc. Để khắc phục hiện tượng này, chị em nên tạo cho bản thân tâm lý thoải mái, những niềm vui trong cuộc sống. Đặc biệt là trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
5. Chậm kinh đau bụng dưới dữ dội – Tác dụng phụ của thuốc
Ngoài những triệu chứng nếu trên, trễ kinh đau bụng dưới cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc như:
- Thuốc tránh thai
- Sau khi dùng thuốc phá thai
- Các loại thuốc chữa trầm cảm
- Thuốc an thần.
Trường hợp nữ giới lạm dụng những loại thuốc trên, có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt. Thậm chí là vô sinh – hiếm muộn.
6. Mất cân bằng hormone – Nguyên nhân gây đau bụng khi trễ kinh
Mất cân bằng hormone cũng là một trong những tác nhân gây nên tình trạng chậm kinh đau bụng dưới. Theo đó, sở dĩ có kinh nguyệt xuất hiện là do sự điều chỉnh của các hormone sinh dục nữ, phổ biến là estrogen. Chính vì vậy, nếu các hormone trong cơ thể mất cân bằng thì sẽ dân đến hiện tượng chậm kinh. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự mất cân bằng này có thể bắt nguồn từ những bệnh lý ở tuyến yên và tuyến giáp.
7. Trễ kinh, đau bụng dưới dữ dội – Cảnh báo bệnh phụ khoa
Chị em nên cảnh giác khi bị trễ kinh 1 tuần đến 10 ngày. Đồng thời kèm theo hiện tượng đau bụng dưới âm ỉ, dữ dội. Bởi đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn bệnh phụ khoa nguy hiểm nào đó.
Điển hình như: U xơ tử cung, u nang buồng trứng 2 bên, … Là căn bệnh phổ biến gây ra tình trạng chậm kinh và đau phần bụng dưới.
Ngoài ra còn có thể do chị em mắc các bệnh viêm nhiễm khác như: Viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến, polyp cổ tử cung, … Cũng gây ra tình trạng đau bụng dưới, chậm kinh.
Khuyến cáo: Dù xuất phát từ nguyên nhân nào. Thì tình trạng chậm kinh, đau bụng dưới cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống chị em. Do đó, chị em nên chủ động đi khám sớm, tránh đẻ kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thiên chức làm mẹ.
Trễ kinh đau bụng dưới có nguy hiểm không?
Kinh nguyệt phản ứng sức khỏe của chị em phụ nữ, nó còn là yếu tố đánh giá khả năng sinh sản. Trong trường hợp chậm kinh đau bụng dưới kéo dài ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể gặp những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sau:
- Người bệnh lo lắng, căng thẳng không biết mình đang mắc phải bệnh lý gì.
- Khó khăn trong việc xác định thời điểm rụng trứng để thụ thai, làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới.
- Chậm kinh do viêm nhiễm phụ khoa nếu không được điều trị có nguy cơ tiến triển thành ung thư.
- Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến làn da, vóc dáng, khiến phụ nữ dễ bị nổi mụn và thâm nám.
Phải làm gì khi bị trễ kinh và đau bụng dưới dữ dội?
Chậm kinh đau bụng dưới là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý. Do đó, khi có những triệu chứng bất thường chị em cần đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín. Tùy vào tình trạng của từng người, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nếu bạn không mang thai hoặc chửa ngoài dạ con thì có thể khắc phục tình trạng này theo 3 phương pháp.
1. Khắc phục chậm kinh đau bụng dưới tại nhà
Chữa chậm kinh, đau bụng âm ỉ tại nhà chỉ phù hợp cho những trường hợp bị căng thẳng, lo âu, rối loạn nội tiết tố nữ hay thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Theo đó, người bệnh cần thực hiện một số cách sau đây:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn uống đủ chất, ưu tiên các thực phẩm giúp tăng nội tiết tố nữ.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, luôn giữ tinh thần lạc quan, thói quen sinh hoạt lành mạnh và tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với một bạn tình, nói không với tình một đêm để ngăn ngừa các bệnh phụ khoa.
2. Chữa chậm kinh đau bụng dưới bằng phương pháp nội khoa
Những trường hợp chậm kinh do nội tiết tố nữ hay viêm nhiễm phụ khoa dạng nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị phù hợp cho thể trạng của từng người.
- Bác sĩ chỉ định uống một số loại thuốc giúp bổ sung nội tiết tố nữ.
- Thuốc đặt, thuốc bôi và thuốc uống chữa viêm nhiễm phụ khoa, giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
- Sử dụng thuốc tuần hoàn máu để tăng cường sức khỏe sinh sản của cơ thể.
- Nhiều trường hợp bác sĩ kê thêm thuốc Đông y giúp tăng đề kháng, điều hòa kinh nguyệt.
3. Phương pháp ngoại khoa chữa chậm kinh đau bụng dưới dữ dội
Những phương pháp ngoại khoa được sử dụng với những trường hợp mắc bệnh phụ khoa ở giai đoạn nặng. Căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các thủ thuật phù hợp. Để phục hồi lại vùng bị tổn thương, từ đó giúp kinh nguyệt ổn định hơn.
Khám chậm kinh đau bụng dưới ở đâu tại Hà Nội
Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội là một trong những địa chỉ thăm khám phụ khoa được nhiều chị em tin tưởng và tín nhiệm. Phòng khám được Bộ Y Tế cấp phép hoạt động trong việc thăm khám và điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, rối loạn kinh nguyệt, sức khỏe sinh sản… được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng và dịch vụ.
Nếu chị em nhận thấy những dấu hiệu chậm kinh đau bụng dưới hãy Click “CHAT NGAY” để đặt lịch hoặc đến trực tiếp tại phòng khám ở địa chỉ 152 Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội.
Như vậy, chậm kinh đau bụng dưới tiềm ẩn nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Do đó, chị em hãy chủ động thăm khám để chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị hiệu quả. Mọi thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 0969 668 152 để được giải đáp từ chuyên gia.