Viêm đường tiết niệu nam: Từ A- Z những điều cần biết

Thẩm định nội dung

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên

chuyên khoa I sản - phụ khoa tại đa khoa Quốc Tế Hà Nội

Chịu trách nghiệm kiểm duyệt chuyên môn bài viết

Thăm khám trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia của chúng tôi. Cam kết bảo mật tuyệt đối 100%

Những ngày gần đây, có rất nhiều nam giới nhắn tin đến hệ thống tư vấn online của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Họ đều bày tỏ sự lo lắng vì phát hiện ra mình bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu nam. Những câu hỏi thường được họ đặt ra là bệnh có nguy hiểm không, cách điều trị như thế nào… Nhằm giúp các bạn hiểu bệnh viêm đường tiết niệu là gì, các bác sĩ tại phòng khám đã tổng hợp lại thông tin qua bài viết sau!

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là một căn bệnh viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu do tác nhân vi khuẩn gây ra. Cụ thể các cơ quan đường tiết niệu bị ảnh hưởng là: thận, ống đẫn nước tiểu (niệu quản), bàng quang (bóng đái), niệu đạo (ống tiểu). Trong số này, viêm bàng quang là hay gặp nhất.

Ngoài đau rát và khó chịu, cuộc sống của các bạn nam ở giai đoạn đầu của bệnh có thể không bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Vì thế có những bạn nam gặp triệu chứng bệnh thì bỏ qua, hoặc lầm tưởng là bệnh khác. Nếu các bạn không chữa bệnh, việc để lâu sẽ làm tăng nguy cơ gây biến chứng không mong muốn.

Bệnh viêm đường tiết niệu xảy ra phổ biến ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bên cạnh lý do cấu trúc bộ phận sinh dục nữ phức tạp hơn, còn vì những thói quen vệ sinh đặc thù của phái nữ. Ví dụ như phải sử dụng băng vệ sinh hàng tháng. Tuy vậy trên thế giới mỗi năm, vẫn có khoảng 3% nam giới mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Hơn nữa, tỉ lệ này lại không ngừng tăng cao qua thời gian.

Hình ảnh viêm đường tiết niệu ở nam giới

Những hình ảnh viêm đường tiết niệu ở nam giới dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Theo đó, bạn có thể thấy rõ khi bị viêm đường tiết niệu, chỗ niệu đạo sẽ bị sưng đỏ, ngứa ngáy. Vì sưng nên lỗ niệu đạo hẹp lại, đi tiểu trở nên khó khăn. Buổi sáng khi thức giấc, bạn có thể thấy mủ xanh hoặc vàng chảy ra từ lỗ niệu đạo.

hinh-anh-viem-duong-tiet-nieu-nam

Triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu

Những triệu chứng thường gặp nhất của căn bệnh này là:

  • Rối loạn tiểu tiện: luôn có cảm giác muốn đi tiểu, nhưng lại tiểu rắt và đau buốt khi tiểu tiện.
  • Nước tiểu bất thường: nước tiểu chuyển màu vàng đục, nặng mùi, đôi khi kèm mủ hoặc máu.
  • Lỗ niệu đạo ngứa ngáy, sưng đỏ, đau rát, chảy mủ: nếu ở miệng sáo xuất hiện dịch nhầy màu xanh hoặc vàng, sưng đỏ lên, gây ngứa và đau thì bạn đã mắc bệnh.

Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu ở nam giới

Theo bác sĩ Đặng Tuấn Trình (Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội), nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu ở nam giới chính là vi khuẩn. Có thể kể đến những cái tên vi khuẩn như Escherichia Coli (E.coli), Chlamydia, Citrobacter, Proteus mirabilis, cậu cầu, Klebsiella… Trong đó, tác nhân điển hình nhất gây ra tới 90% ca mắc viêm đường tiết niệu ở nam giới là E.coli.

Ngoài các tác nhân trực tiếp kể trên, còn có những yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu là:

  • Thường xuyên nhịn tiểu: nước tiểu là môi trường kích thích vi khuẩn sinh sôi. Nếu nhịn tiểu, vi khuẩn có cơ hội để phát triển. Nơi chúng tấn công đầu tiên là niêm mạc bóng đái để gây bệnh.
  • Do không vệ sinh sạch sẽ và cẩn thận: lười vệ sinh “cậu nhỏ” hoặc vệ sinh không đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến viêm quy đầu. Khi viêm nhiễm lây lan có thể gây ra viêm đường tiết niệu.
  • Do lây lan trong quá trình quan hệ tình dục: nếu bạn tình bị viêm nhiễm vùng kín, các vi khuẩn sẽ từ vùng kín bạn nữ lây lan sang bạn nam và gây bệnh.
  • Chấn thương cơ học khi quan hệ tình dục: các bạn nam quan hệ tình dục không lành mạnh, thủ dâm không đúng cách có thể làm tổn thương “cậu nhỏ”. Dương vật bị tổn thương làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Dựa trên những yếu tố nguy cơ này, các bạn nam có thể tự bảo vệ mình trước bệnh viêm đường tiết niệu bằng cách:

  • Vệ sinh “cậu nhỏ” thường xuyên, đảm bảo “cậu nhỏ” luôn sạch sẽ.
  • Quan hệ tình dục an toàn, tránh lây lan nguồn bệnh từ bạn tình hoặc chấn thương cơ học.
  • Không nhịn tiểu.

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Đặng Tuấn Trình, viêm đường tiết niệu thực ra là căn bệnh lành tính. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh nhưng ban đầu chưa gây nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên nếu chủ quan không điều trị kịp thời, bệnh dễ gây ra biến chứng nghiêm trọng với tốc độ nhanh chóng. Chúng ta có thể kể đến như:

  • Tổn thương thận: viêm nhiễm lây lan ngược dòng lên thận, gây nhiễm trùng hoặc suy thận. Nước tiếu sinh ra có lẫn mủ và máu. Niêm mạc bể thận cũng bị thương tổn nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản: viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến viêm ống dẫn tinh, viêm túi tinh hoặc tinh hoàn… Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản ở các quý ông, có khi tiến triển nặng thành vô sinh.
  • Gây hẹp niệu đạo: điều này là do đường tiết niệu nhiễm khuẩn lâu ngày sưng đỏ gây ra. Khi niệu đạo hẹp, việc vệ sinh sẽ làm bạn nam cảm thấy khó khăn và đau đớn.
  • Dẫn tới nhiễm trùng máu: vi khuẩn từ thận có thể đi vào máu, từ đó theo máu đi khắp cơ thể, gây nhiễm trùng toàn thân. Khi đó, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sốt cao, hoa mắt chóng mặt, ớn lạnh, tim đập nhanh…
  • Ảnh hưởng tâm lý: sự viêm nhiễm và cảm giác đau khi quan hệ tình dục khiến các bạn nam cảm thấy e dè, ngại ngùng, tự ti. Để lâu dần, điều này sẽ hóa thành sự ám ảnh đeo đẳng tâm lý bạn nam.

Vì những biến chứng nguy hiểm trên, việc bạn đề phòng, cảnh giác và tránh chủ quan đối với bệnh viêm đường tiết niệu là rất quan trọng

ton-thuong-than

Viêm đường tiết niệu thì nên ăn gì?

Một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Ngoài ra, thực phẩm ăn vào cơ thể cũng ảnh hưởng đến độ pH nước tiểu. Độ pH này có thể khiến môi trường niệu đạo trở nên thích hợp cho vi khuẩn phát triển hoặc không.

Do đó, thay đổi chế độ ăn là một cách tốt để hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, thói quen ăn chín uống sôi cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn có trong thực phẩm ban đầu. Bác sĩ Đăng Tuấn Trình gợi ý một số thực phẩm người bị viêm đường tiết niệu nên ăn như:

  • Thực phẩm giàu Probiotic (men vi sinh): men vi sinh có thể giúp bảo vệ đường niệu đạo, tránh các nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn cho cơ thể. Men vi sinh có trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: nghiên cứu cho thấy vitamin C có thể ức chế vi khuẩn E.coli phát triển. Ngoài ra, vitamin C cũng làm thay đổi pH nước tiểu, giúp chống lại vi khuẩn và giảm viêm nhiễm đường tiết niệu. Vitamin C có nhiều trong rau xanh và hoa quả, như quả nam việt quất, đu đủ, bông cải xanh…
  • Tỏi: chất Allicin trong tỏi có khả năng kháng nhiều loại khuẩn có hại gây bệnh cho cơ thể, trong đó có vi khuẩn E.coli.
  • Trà thảo mộc: trong trà xanh có chứa chất Epigallocatechin (EGC), có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Tuy nhiên bạn nên uống loại trà không có cafein để đảm bảo tác dụng này. Các loại trà như trà bạc hà, trà hoa cúc cũng được khuyến khích sử dụng!
  • Đường D-mannose: một số nghiên cứu cho thấy đường D-mannose có hiệu quả chữa trị nhất định với người bệnh viêm đường tiết niệu. Loại đường này có trong những thực phẩm như quả nam việt quất, rong biển, gel nha đam, xoài…
  • Nước lọc: uống nước giúp việc lọc máu của thận diễn ra nhanh hơn, đào thải độc tố tốt hơn. Nước cũng làm loãng bàng quang giúp tăng đào thải vi khuẩn, giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu.

viem-duong-tiet-nieu-nen-an-gi

Ngoài ra, người bệnh viêm đường tiết niệu cũng không nên ăn uống các loại thực phẩm sau:

  • Nước uống có gas: nước soda…
  • Đồ uống có cồn: bia rượu…
  • Nước uống có chất cafein.
  • Trái cây chua, có tính axit mạnh: chanh, bưởi, cam…
  • Món ăn, gia vị cay nóng: hạt tiêu, ớt…
  • Chất tạo ngọt nhân tạo. 

Cách điều trị viêm đường tiết niệu

Hiện nay, có hai cách thường được sử dụng nhiều nhất trong điều trị viêm đường tiết niệu ở các cơ sở y tế là:

  • Điều trị nội khoa: được coi là cách chữa viêm đường tiết niệu đơn giản, phục vụ những người bệnh nhẹ. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh để giải quyết tình trạng viêm. Ngoài ra, bệnh nhân có thể uống kết hợp loại thuốc khác như giảm đau, hạ sốt để trị tức thời các triệu chứng bệnh.
  • Điều trị ngoại khoa: đây là phương pháp áp dụng các thủ thuật điều trị tiên tiến trên thế giới, sử dụng các máy móc kĩ thuật hiện đại. Phương pháp này thường được dùng khi bệnh nhân có chuyển biến nặng hơn. Ví dụ như khi viêm tiết niệu để lâu dẫn đến chít hẹp niệu đạo.

Hiện tại, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội được coi là một trong những nơi áp dụng linh hoạt thủ thuật ngoại khoa cũng như nội khoa tốt nhất hiện nay. Về nội khoa, phòng khám kết hợp điều trị cả thuốc đông y và tây y (thuốc kháng sinh tại chỗ, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau…). Nhờ đó, những nhược điểm của hai dòng thuốc được dung hòa, cho hiệu quả điều trị vượt trội.

Ngoài ra với những trường hợp viêm nặng, tái phát nhiều lần, việc điều trị ngoại khoa sẽ được tiến hành. Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, thủ thuật điều trị viêm đường tiết niệu bằng sóng ngắn đã được chứng minh là phương pháp an toàn, hiệu quả.

Khi điều trị bằng sóng ngắn, các sóng này sẽ tác động vào vị trí bị viêm làm tăng mức độ lưu thông máu. Khi đó, các phần bị viêm nhiễm hư tổn sẽ được cung cấp thêm oxy và các dưỡng chất cần thiết. Khả năng kháng khuẩn và tiêu viêm tại đây tăng, cơ thể cũng phục hồi hiệu quả. Có thể thấy phương pháp chữa viêm đường tiết niệu này rất đơn giản. Nó không gây tổn thương, không gây đau đớn, và không có tác dụng phụ.

phong-kham-da-khoa-quoc-te-ha-noi

Vì vậy, nam giới mắc bệnh viêm đường tiết niệu có thể yên tâm đến với Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Tại đây, bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh như: xét nghiệm nước tiểu, nội soi bàng quang… Khi xác định tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn về liệu trình thực hiện. Sau đó bạn có thể ra về ngay mà không cần nằm viện.

5/5 - (6 bình chọn)
  • cam kết 100%Bảo mật thông tin
  • Tư vấn trực tuyếnVới bác sĩ chuyên khoa
  • nhận ưu đãi chỉ khi đặt hẹn trước
  • Chi Phí hợp lýKhông phụ phí, phí ẩn

Đặt hẹn trước - khỏi lo chờ đợi!

Phòng khám làm việc Liên tục từ 08:00 - 20:30
(tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ